RCBO là gì? Các loại RCBO phổ biến nhất hiện nay

Với sự phát triển của công nghệ, các thiết bị điện ngày nay được đầu tư và sử dụng rộng rãi. Tại mỗi gia đình, chúng ta không khó để bắt gặp một thiết bị điện. Chính vì vậy, sự cố có thể xảy ra khi sử dụng thiết bị. Từ đó, RCBO ra đời để khắc phục hiện tượng này. Vậy RCBO là gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

RCBO là gì?

RCBO là gì? Đó chính là aptomat chống dòng rò. RCBO thường được lắp đặt kích thước cỡ MCB 2P có thêm bảo vệ quá dòng. RCBO là một loại aptomat chống dòng rò tốt nhất hiện nay. Chúng có chức năng chính là ngắt dòng điện khi có sự cố xảy ra. Cụ thể là phát hiện dòng điện có dòng rò hoặc các sự cố về thiết bị điện.

RCBO là gì?
RCBO là gì?

Vai trò của RCBO là gì?

Vai trò chính của RCBO là ngắt điện khi có các sự cố bất thường xảy ra. Đó là các sự cố về dòng rò, điện áp quá tải, chập cháy điện tại nơi có dòng điện.

Aptomat cũng sẽ ngắt điện khi phát hiện dòng điện quá tải, sự cố dòng điện lên cao. RCBO đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ sự an toàn về điện đối với con người.

Cấu tạo của RCBO

RCBO được kết hợp giữa RCCB và MCB trong thiết bị điện. Thiết kế tích hợp này giúp con người khắc phục được sự cố hỏa hoạn do các thiết bị điện.

RCBO thường được sử dụng với dòng điện định mức là 30mA. Thiết bị này sẽ bảo vệ con người, tài sản tránh hỏa hoạn khi hệ thống cách điện hỏng. Hơn nữa, RCBO còn bảo vệ dây dẫn tránh quá tải và ngắn mạch hiệu quả.

Cấu tạo của RCBO
Cấu tạo của RCBO

Cấu tạo RCBO gồm có:

  • Buồng dập hồ quang: Buồng có thiết kế những tấm kim loại ghép lại với nhau. Những khoảng trống giữa các tấm kim loại có tác dụng chia nhỏ lượng hồ quang ra để dập và giảm lượng nhiệt sinh ra. Buồng dập hồ quang có vị trí bao quanh là vật liệu cách ly. Nhiệm vụ là để cách ly với các phân tử khác bên ngoài… Có 2 loại dập hồ quang đó là: Hồ quang kiểu nửa kín và hồ quang kiểu hở. Hai loại này có sự khác nhau ở lớp vỏ kín của MCB và lỗ thoát khí. Loại hở dùng điện áp lớn 50KA và 1000V.
  • Bảng mạch RCD: RCD có nhiệm vụ ngắt mạch điện tự động khi có sự cố. Đó là khi mất cân bằng giữa cường độ dòng điện giữa dây pha và dây trung tính. RCD có cấu tạo gồm 1 cuộn nam châm, 2 dây dẫn điện chạy bên trong cuộn nam châm. Khi xuất hiện sự khác nhau về dòng điện thì nam châm sẽ đo và tự ngắt tiếp điểm cung cấp điện.
  • Thermal Overload detection: Bộ phận phát hiện ra sự quá tải nhiệt.
  • Manual switch: Thao tác đóng/ mở
  • RCD test button: Nút kiểm tra RCD.
  • Short circuit detection coil: Cuộn dây phát hiện ngắn mạch.
  • RCD toroid – RCD hình xuyến: Bộ phận nhạy cảm của dòng rò bên trong RCD. Bộ phận này kết hợp với một biến dòng vi sai.
  • ARC chute: Máng dập hồ quang.

Các loại RCBO phổ biến nhất hiện nay

RCBO 1 pha là gì?

RCBO 1 pha được sử dụng cho các hộ gia đình. RCBO sẽ tiến hành đo lường giá trị dòng điện qua dây nóng và lạnh. Sau đó so sánh độ lớn giữa hai dây. Nếu nhận thấy sự độ lớn giữa hai giá trị có sự chênh lệch nhất định thì RCBO sẽ ngắt dòng điện ngay lập tức. Toàn bộ các thiết bị điện sẽ được ngắt khỏi dòng điện an toàn.

Ngưỡng rò của RCBO 1 pha sẽ thay đổi theo mục đích sử dụng. Một số ngưỡng phổ biến của RCBO phổ biến trên thị trường là 15mA, 30mA, 100mA hay thậm chí là 500mA.

RCBO 3 pha là gì?

RCBO 3 pha thực hiện việc so sánh sự chênh lệch giữa các dòng điện. Đó là dòng qua 3 dây pha và dây trung tính so với một giá trị được cài đặt trước đó. Nếu phát hiện ra sự chênh lệch vượt mức, dòng điện sẽ được ngắt ngay lập tức. Việc làm này nhằm bảo vệ, hạn chế tốt nhất tổn thất cho thiết bị và con người.

Khác biệt giữa RCBO và RCCB

RCBO và RCCB đều là thiết bị bảo vệ nguồn điện. Chúng có chức năng tương đối giống nhau nhưng cũng có 1 số khác biệt như sau:

  • RCCB sử dụng đơn thuần là chống dòng rò ra bên ngoài hệ thống điện của gia đình.
  • RCBO thì bên cạnh việc sử dụng như một RCCB thì nó còn được tích hợp nhiều tính năng. Cụ thể là tính năng tự động ngắt khi quá tải, ngắn mạch. Nhờ đó mà nó bảo vệ tốt hơn hệ thống điện của gia đình.

Cách đấu RCBO

Bước 1: Ngắt tất cả hệ thống điện để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Bước 2: Bắt vít RCBO vào tủ điện hoặc bảng điện có nắp đậy. Vít cần được bắt thật chắc chắn để khi sử dụng thiết bị điện không bị bung thiết bị. Đặt đầu line ở phía trên, đầu load ở phía dưới.

Bước 3: Đấu dây điện vào RCBO

  • Khi đấu dây điện vào RCBO thì bạn cần cắm nguồn AC vào đầu line. Đầu ra được gắn với phụ tải tại các cọc load. Nếu bạn không may gắn ngược lại sẽ gây ra hiện tượng chập điện. Rất nguy hiểm cho toàn bộ hệ thống điện và con người. Dây nóng phải đấu vào cọc L, dây nguội vào cọc N.
  • Vì RCBO không có khả năng chống quá tải nên bạn cần chú ý khi lắp đặt. Bạn lắp đặt nối tiếp sau MCB và MCCB để đảm bảo an toàn cho hệ thống sau sự cố.

Bước 4: Hoàn thiện lắp đặt

  • Sau khi lắp đặt xong, bạn cần kiểm tra lại hệ thống điện gia đình. Việc làm này giúp bạn xem RCBO có hoạt động tốt không để điều chỉnh kịp thời.
  • Nếu bị thừa phần dây tiếp đất thì bạn nối vào vỏ của phụ tải rồi nối xuống đất.

Một số lưu ý khi lắp đặt và sử dụng RCBO

Trước khi đưa vào sử dụng, bạn cần kiểm tra RCBO thật cẩn thận. Trong quá trình sử dụng bạn cũng cần kiểm tra ít nhất 1 lần/tháng để đảm bảo hoạt động và phát hiện sự cố kịp thời.

Bạn cần đặt RCBO tại những nơi khô thoáng để đảm bảo không có trường hợp xấu xảy ra. Nếu RCBO được đặt ở những nơi ẩm ướt như nhà tắm, máy nước nóng, máy giặt,… thì bạn cần lắp thêm cầu dao có độ nhạy cao.

RCBO sẽ có hiện tượng đọng nước vào những ngày có độ ẩm cao. Dòng điện theo nước sẽ bị rò ra ngoài. Relay được lắp sẵn sẽ tự động ngắt toàn bộ nguồn điện. Khi không khí khô trở lại thì nguồn điện được khôi phục. Nếu nguồn điện không tự phục hồi thì bạn cần tháo relay ra.

Trên đây là những thông tin đầy đủ nhất về khái niệm, chức năng và cấu tạo của RCBO mà chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng rằng những chia sẻ của chúng tôi đã giúp bạn có những thông tin hữu ích.



Bài viết liên quan

Cầu đấu loại cố định Tìm hiểu những kiến thức về cầu đấu nối dây điện

Cầu đấu nối dây điện được người tiêu dùng biết đến thông qua Terminal block. Cầu đấu nối giúp bạn giữ an toàn và dễ dàng sử dụng hơn. Cầu đấu nối hiện nay rất dễ dàng trong việc sử dụng nên bạn có thể yên tâm. Vậy cầu đấu nối dây điện Terminal block…

Aptomat là gì? Aptomat là gì? Bật mí chi tiết về cấu tạo của Aptomat

Aptomat hiện có hai loại chính là loại 2 và 3 tiếp điểm. Với dạng 2 cấp tiếp điểm, chúng gồm tiếp điểm chính và hồ quang. Với dạng 3 tiếp điểm, chúng có thêm tiếp điểm phụ. Khi bạn đóng mạch nguyên lý hoạt động diễn ra với sự đóng mạch của tiếp điểm…

Động cơ điện ABB là gì? Động cơ điện ABB là gì? Ứng dụng của động cơ điện ABB

Động cơ điện ABB là gì? Thiết bị này có ưu điểm, nhược điểm gì, chúng được vận dụng trong những lĩnh vực nào? Tất cả câu hỏi đó sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây. Mời các bạn đón đọc. Tóm Tắt Nội Dung1 Động cơ điện ABB là gì?2 Ưu…