Máy tính PC là gì? Máy tính PC có mấy loại?

Máy tính PC được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hiện nay. Chúng đóng vai trò to lớn trong các tổ chức, doanh nghiệp. Vậy máy tính PC là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

PC là gì?

PC là gì?
PC là gì?

PC hay còn gọi là máy tính cá nhân. Đây là loại máy tính được sử dụng cho 1 cá nhân, mang tính riêng tư. PC là thiết bị điện tử được sử dụng để lưu trữ và xử lý thông tin. Ngày nay, PC được sử dụng rộng rãi trong công việc và đời sống. Chúng có mặt ở tất cả các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp,… PC giúp con người tìm kiếm, xử lý thông tin nhanh chóng nhất, hiệu quả làm việc cao nhất.

Phân loại máy tính

Phân loại máy tính PC
Phân loại máy tính PC

PC được chia làm 2 loại chính là máy tính để bàn và máy tính xách tay. Máy tính để bàn thường được lắp đặt tại một vị trí cố định. Máy tính xách tay thì dễ dàng trong việc di chuyển, có thể mang theo bên người. Tuy nhiên, nếu 2 loại máy tính này có cấu hình ngang nhau thì desktop sẽ có giá thành thấp hơn.

Ngoài PC thì trong công nghiệp, người ta còn sử dụng máy tính IPC.

Cấu tạo phần cứng máy tính PC là gì?

Phần cứng máy tính
Phần cứng máy tính

CPU

CPU được biết đến là bộ xử lý trung tâm. CPU có trách nhiệm xử lý hầu hết các dữ liệu của máy tính, điều khiển các thiết bị đầu vào và đầu ra. Máy tính có hoạt động tốt hay không phải phụ thuộc vào 2 yếu tố. Đó là tốc độ và hiệu suất CPU. Tốc độ của CPU được đo bằng Hz hoặc GHz. Giá trị tốc độ càng lớn thì CPU hoạt động càng nhanh.

Về cơ bản, CPU là một tấm mạch nhỏ. Bên trong là tấm wafer silicon được bọc trong một con chip bằng gốm. CPU được gắn vào bảng mạch.

RAM máy tính PC là gì?

RAM là loại bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên. RAM tạo ra một không gian nhớ tạm để máy tính hoạt động. Tuy nhiên, khi tắt máy tính, RAM sẽ không lưu lại bất kỳ dữ liệu nào. Nói 1 cách khác, RAM chính là 1 bộ nhớ tạm thời. Nó giúp CPU xử lý được nhanh hơn. Do tốc độ truy xuất trên RAM nhanh hơn so với ổ cứng hay 1 số thiết bị khác.

Bộ nhớ RAM càng lớn thì máy tính càng mở được nhiều ứng dụng mà không bị chậm. Dung lượng RAM hiện tại được đo bằng GB. Hầu hết máy tính thông thường ngày nay đều có ít nhất 2 đến 4GB RAM. Máy tính cao cấp và đời mới thì được nâng lên thành 16GB.

Giống như CPU, bộ nhớ RAM bao gồm những tấm wafer silicon mỏng. Chúng được bọc trong chip gốm và gắn trên bảng mạch.

Ổ cứng (HDD/SSD)

Ổ cứng là nơi lưu trữ hệ điều hành, phần mềm và mọi dữ liệu của bạn. Đây là bộ phận giúp lưu lại tất cả dữ liệu. Kể cả khi bạn đã tắt máy. Khi bật máy tính, hệ điều hành và ứng dụng sẽ được chuyển từ ổ cứng lên bộ nhớ RAM để chạy.

Dung lượng ổ cứng được đo bằng GB giống bộ nhớ. Một ổ đĩa cứng thông thường có thể chứa 500GB hoặc thậm chí 1 terabyte. Ổ cứng đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay là ổ HDD và ổ SSD.

Màn hình

Tùy thuộc vào loại máy tính mà màn hình có thể gắn liền hoặc lắp rời. Một số màn hình có tích hợp cảm ứng, bạn có thể chạm điều khiển trực tiếp dễ dàng. Đối với các PC để bàn thì màn hình được lắp riêng biệt. Nên khi xảy ra sự cố, bạn có thể thay riêng màn hình mà không ảnh hưởng đến toàn bộ máy tính.

Chất lượng màn hình sẽ được đo bằng độ phân giải. Khái niệm này là số lượng điểm ảnh khi hiển thị ở độ phân giải cao nhất có thể. Độ phân giải càng cao thì chất lượng màn hình càng tốt. Độ nét của hình ảnh càng lớn.

Bộ nguồn PC là gì?

Bộ nguồn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc và tuổi thọ của máy tính. Bộ nguồn có nhiệm vụ chuyển hóa dòng điện xoay chiều thành dòng điện 1 chiều để sử dụng. Bởi nếu dòng điện quá mạnh sẽ gây hư hại cho máy tính. Còn dòng điện quá yếu sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu hụt điện năng cho các linh kiện. Từ đó gây nên tình trạng chập chờn, máy tính hoạt động không tốt.

Ổ đĩa quang

Hiện nay, máy tính để bàn và máy tính xách tay đều được gắn kèm với ổ đĩa quang. Bộ phận này có chức năng đọc và ghi đĩa CD, DVD…

Nguyên lý hoạt động của ổ đĩa quang cũng khá đơn giản. Đèn laser sẽ chiếu ánh sáng vào bề mặt. Lúc này, cảm biến sẽ đo lượng ánh sáng bật ngược trở lại từ một điểm bất kỳ trên đĩa. Cuối cùng nhờ đó mà giải mã ra dữ liệu.

Card đồ họa và Card âm thanh

Card đồ họa có nhiệm vụ chính là xử lý tất cả mọi thứ liên quan đến hình ảnh, video. Sau đó xuất chúng lên màn hình hiển thị cho người sử dụng.

Card âm thanh là thiết bị phụ trách chức năng âm thanh của máy tính. Nó cho phép ghi lại các âm thanh thông qua các phần mềm. Hoặc xuất âm thanh thông qua các thiết bị chuyên dụng.

Card mạng

Card mạng dùng để kết nối internet cho máy tính. Máy tính hiện nay đều được tích hợp ít nhất 1 card mạng LAN trên bo mạch chủ. Bạn hoàn toàn có thể kết nối với bộ định tuyến internet để hoạt động.

Bo mạch chủ Mainboard

Bo mạch chủ là trung tâm của máy tính. Là nơi gắn kết tất cả các linh kiện và thiết bị ngoại vi lại với nhau thành một khối thống nhất. Tất cả các thiết bị, linh kiện chỉ hoạt động được khi được gắn lên bo mạch chủ.

Mainboard sẽ điều khiển tốc độ và đường đi của luồng dữ liệu giữa các thiết bị. Bên cạnh đó, bo mạch chủ cũng điều khiển điện áp cung cấp cho thiết bị. Đặc biệt, Mainboard là linh kiện quyết định tuổi thọ của máy tính. Chính vì vậy, bo mạch chủ là bộ phận quan trọng bậc nhất.

Bàn phím

Bàn phím máy tính là thiết bị nhập dữ liệu. Chúng có trách nhiệm là cầu nối giao tiếp giữa con người và máy tính. Bàn phím là sự sắp đặt các phím số, chữ, chức năng khoa học. Mỗi lần bạn nhấn một phím tương ứng với một ký hiệu được tạo ra.

Chuột

Chuột là thiết bị dùng để điều khiển, ra lệnh cho máy tính hoạt động theo con người. Để sử dụng chuột máy tính, bạn quan sát toạ độ và thao tác di chuyển của chuột trên màn hình.

Thùng máy

Thùng máy tính là một hộp kim loại chứa bo mạch chủ và các thiết bị khác. Chúng để cấu thành nên một máy tính hoàn chỉnh. Ngày nay, thùng máy được gia cố thêm một số thiết bị ở bên trong để tăng giá trị. Các thiết bị được tích hợp đó là quạt tản nhiệt, nguồn (PSU)… Hay thậm chí là hệ thống tản nhiệt nước dùng để giải nhiệt cho CPU.

Quạt tản nhiệt

Quạt tản nhiệt giúp cho các linh kiện hạ nhiệt độ sau khi sử dụng thời gian dài. Giúp chúng hoạt động ổn định trở lại, ngăn chặn việc hư hỏng hệ thống. Ngày nay, quạt tản nhiệt được thiết kế nhỏ gọn, hoạt động tốt hơn trước rất nhiều.

Tuy nhiên, đây vẫn là phương thức tản nhiệt thông dụng và có giá rẻ nhất. Các thiết bị trong máy tính thường có quạt tản nhiệt gồm có CPU, card đồ họa, nguồn… Bên cạnh đó, vỏ máy tính cũng được lắp quạt tản nhiệt cho toàn bộ linh kiện. Chúng hoạt động bằng cách lưu thông một lượng không khí lớn ra khỏi thùng máy.

Cấu tạo phần mềm máy tính PC là gì?

Phần mềm máy tính
Phần mềm máy tính

Phần mềm máy tính là một tập hợp những câu lệnh hoặc chỉ thị. Chúng được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định. Chúng sẽ có trách nhiệm giải quyết một số vấn đề cụ thể nào đó.

Phần mềm thực hiện các chức năng bằng cách gửi các chỉ thị trực tiếp đến phần cứng. Hay có thể cung cấp dữ liệu để phục vụ các chương trình hay phần mềm.

Phần mềm được cấu tạo từ 2 thành phần sau đây:

Phần mềm hệ thống PC là gì?

Phần mềm hệ thống dùng để vận hành máy tính và các phần cứng máy tính. Có thể kể đến các hệ điều hành như Windows, Linux, MacOS, các trình điều khiển… Phần mềm sẽ được hệ điều hành liên lạc để điều khiển và quản lý các thiết bị phần cứng.

Phần mềm ứng dụng PC là gì?

Phần mềm ứng dụng giúp người dùng có thể hoàn thành một hay nhiều công việc. Chúng ta có thể kể đến các phần mềm văn phòng, phần mềm doanh nghiệp. Hay phần mềm quản lý nguồn nhân lực, phần mềm giáo dục. Hoặc các cơ sở dữ liệu, phần mềm trò chơi, chương trình tiện ích…

Nói tóm lại, PC đã và đang được cải tiến từng ngày để đáp ứng nhu cầu của con người. Đây cũng là lý do để chúng tôi viết bài viết này. Hy vọng bài viết đã giải thích khái niệm máy tính PC là gì nhé!



Bài viết liên quan

Cấu tạo bên trong cảm biến nhiệt độ Pt100 So sánh cảm biến nhiệt độ PT100 và PT1000

So sánh cảm biến nhiệt độ PT100 và PT1000 giúp chúng ta không nhầm lẫn giữa các loại cảm biến RTD nhất là cảm biến PT100 luôn bị nhầm lẫn với can nhiệt hoặc NTC. Tôi một kỹ sư với hơn 20 năm kinh nghiệm, tôi may mắn được làm việc với hầu hết các…

Cảm biến dây rút Cảm Biến Dây Rút

Cảm biến dây rút một trong những cảm biến có thiết kế đơn giản nhưng lại được ứng dụng rộng rãi trong xe cẩu, cẩu trục, hệ thống thủy lực, thủy điện bởi không có một loại cảm biến nào khác làm việc hiệu quả và có giá thành phù hợp hơn. Bạn có bao…

Dây cảm biến nhiệt độ Dây Cảm Biến Nhiệt Độ

Dây cảm biến nhiệt độ là một loại dây dẫn được sử dụng để đo lường nhiệt độ của môi trường xung quanh hoặc của một vật thể cụ thể. Dây cảm biến nhiệt độ sẽ có một đầu kim loại làm nhiệm vụ đo nhiệt độ. Phần dây chính là phần lấy tín hiệu…