Máy Đo Khoảng Cách Là Gì? Tìm hiểu ngay về đặc điểm và tính ứng dụng

Máy đo khoảng cách có ứng dụng quan trọng trong nhiều ngành nghề, đặc biệt là trắc địa, xây dựng và thể thao. Bài viết này sẽ giúp quý khách hiểu máy đo khoảng cách là gì? Các đặc điểm chính của máy đo cùng nguyên lý vận hành sản phẩm. Theo dõi ngay phần mô tả bên dưới để được cập nhật các kiến thức hữu ích trong bài viết nhé! 

Máy đo khoảng cách là gì?
Máy đo khoảng cách là gì?

Máy đo khoảng cách là gì

Đây là thiết bị có chức năng xác định khoảng cách giữa các vị trí, phục vụ nhu cầu đo đạc và tính toán của con người. Chúng được xem là thiết bị thông minh, góp phần rút ngắn khoảng cách chuyên dụng và tăng độ chính xác cho quá trình thực hiện.

Tìm hiểu về cấu tạo và cách vận hành

Nguyên lý hoạt động của máy đo dựa trên sự phản xạ tia laser. Đầu tiên, bạn chiếu từ điểm này sang điểm khác, thông qua vật cả chúng sẽ phản xạ. Lúc này chúng tính toán chính xác thời gian để từ đó đưa ra kết quả khoảng cách chính xác. Hiện nay, máy có thể xác định được khoảng cách lên đến 20km. 

Về cấu tạo, máy đo gồm các bộ phận như bộ phận ngắm, bộ phận phát xung tia laser. Ngoài ra chúng còn chân máy, màn hình và bàn phím. Trong đó chức năng chính của chân máy và pin là cung cấp nguồn năng lượng điện. 

Tại sao nên sử dụng máy đo
Tại sao nên sử dụng máy đo

Đặc điểm chính của máy đo

  • Sản phẩm có kích thước khá nhỏ gọn, dễ dàng mang theo bên người.
  • Thiết bị có thể đo nhiều khoảng cách khác nhau như chiều cao, chiều dài, diện tích. Đặc biệt, chúng có thể cộng dồn kết quả đo đạc, lưu trữ dữ liệu và hiển thị kết quả qua màn hình thông minh.
  • Máy được sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt nên hệ thống năng lượng rất tiết kiệm pin.
  • Trường hợp đo đạc khoảng cách xa, khách hàng có thể dùng chân máy để thực hiện.

Các tính năng đặc biệt

Các loại máy đo trên thị trường khá đa dạng về thương hiệu, mẫu mã và công dụng. Tuy nhiên, một sản phẩm sẽ cần thực hiện được các tính năng cơ bản sau:

  • Cho phép đo đạc các giá trị về khoảng cách, chiều dài, rộng, diện tích của vật thể, đối tượng cần đo.
  • Thực hiện chuyển đổi kết quả đo thông minh từ met sang inch và ngược lại.
  • Màn hình thông minh có màu để khách hàng dễ dàng đọc được thông số sau khi đo. Ngoài ra chúng có thể tính toán chính xác kết quả đo thu được.
  • Tính năng lưu trữ dữ liệu để thuận tiện cho các quá trình sử dụng sau này. 
Sử dụng máy đo hiệu quả
Sử dụng máy đo hiệu quả

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đo khoảng cách

Là một thiết bị điện tử nên các yếu tố bên ngoài quyết định rất nhiều đến tính chính xác của phép đo.

Ánh sáng

Tia laser sử dụng nguyên lý ánh sáng để thực hiện phép đo. Điều kiện ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến phép đo. Thông thường, thực hiện trong nhà sẽ cho kết quả chính xác hơn ngoài trời có tác động của tia nắng.

Ngoài ra, theo nguyên lý vận hành, kết quả phụ thuộc rất nhiều vào bề mặt phản chiếu. Thậm chí mỗi lần tiến hành đo có thể có những kết quả khác nhau. Bạn đừng nghi ngờ hay phiền lòng vì điều này. Hãy thực hiện một số phép đo là lấy kết quả trung bình nhé! 

Kỹ năng hướng tới điểm đo

Đây là việc cầm máy đo để xác định khoảng cách đo đến bức tường theo chiều tia laser bật. Thông thường, tia sáng không nên chiếu vuông góc vào bức tường. Do đó, kết quả hiển thị trên màn hình là giá trị của đường xiên. Trong khi đó khoảng cách xác định vuông góc luôn có giá trị nhỏ hơn đường xiên. 

Vật thể che chắn 

Giá trị của thang đo được ghi trên máy chỉ đúng với điều kiện lý tưởng. Điều này được hiểu là bỏ qua toàn bộ các vật cản trên quãng đường. Tuy nhiên trong thực tế điều này thường khó xảy ra, chúng luôn có sự hiện diện của một vật cản nào đó. Do đó, cách hạn chế tốt nhất là loại bỏ một cách tối đa vật cản.

Lưu ý quan trọng khi sử dụng máy đo khoảng cách
Lưu ý quan trọng khi sử dụng máy đo khoảng cách

Bài viết này đã giúp khách hàng hiểu máy đo khoảng cách là gì? Trong quá trình đo, bạn có thể gặp phải nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả. Hy vọng với những chia sẻ phía trên, khách hàng sẽ thực hiện một cách hiệu quả nhất.

 

 



Bài viết liên quan

Cấu tạo bên trong cảm biến nhiệt độ Pt100 So sánh cảm biến nhiệt độ PT100 và PT1000

So sánh cảm biến nhiệt độ PT100 và PT1000 giúp chúng ta không nhầm lẫn giữa các loại cảm biến RTD nhất là cảm biến PT100 luôn bị nhầm lẫn với can nhiệt hoặc NTC. Tôi một kỹ sư với hơn 20 năm kinh nghiệm, tôi may mắn được làm việc với hầu hết các…

Cảm biến dây rút Cảm Biến Dây Rút

Cảm biến dây rút một trong những cảm biến có thiết kế đơn giản nhưng lại được ứng dụng rộng rãi trong xe cẩu, cẩu trục, hệ thống thủy lực, thủy điện bởi không có một loại cảm biến nào khác làm việc hiệu quả và có giá thành phù hợp hơn. Bạn có bao…

Dây cảm biến nhiệt độ Dây Cảm Biến Nhiệt Độ

Dây cảm biến nhiệt độ là một loại dây dẫn được sử dụng để đo lường nhiệt độ của môi trường xung quanh hoặc của một vật thể cụ thể. Dây cảm biến nhiệt độ sẽ có một đầu kim loại làm nhiệm vụ đo nhiệt độ. Phần dây chính là phần lấy tín hiệu…