Đổi đơn vị đo khoảng cách – 1m bằng bao nhiêu cm, dm, mm

Để có thể đo được độ dài, chúng ta sử dụng các đơn vị đo như m, dm, cm, mm. Chính vì vậy, việc nắm bắt được cách quy đổi đơn vị đo khoảng cách là điều cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn cách đổi đơn vị đo. Hãy đón đọc nhé!

Quy đổi đơn vị đo khoảng cách cơ bản

Hướng dẫn đổi đơn vị đo độ dài cơ bản
Hướng dẫn đổi đơn vị đo độ dài cơ bản
  • 1m = 10dm
  • 1dm = 10cm
  • 1cm = 10mm
  • 1m = 1000mm

Mét (m): Đây là 1 trong 7 đơn vị đo khoảng cách cơ bản trong hệ đo lường quốc tế SI. Mét là đơn vị đo được sử dụng nhiều nhất trong cuộc sống và môn vật lý. Chúng được sử dụng để tính toán và quy đổi ra các đơn vị đo lường khác như lực, newton.

Đêximét (dm): Đây là đơn vị đo chiều dài, được suy ra từ m. Quy định: 1m = 10dm.

Xen-ti-mét (cm): Đây cũng là đơn vị đo chiều dài suy ra từ m. Quy định: 1m = 100cm

Milimet (mm): Là đơn vị khoảng cách cơ bản còn lại,được sử dụng phổ biến trong học tập. Quy định 1m = 1000mm.

Từ đó, ta có thể kết luận được rằng đơn vị trước sẽ lớn hơn đơn vị sau 10 lần. Theo đó, đơn vị sau sẽ nhỏ hơn 10 lần so với đơn vị trước. Cụ thể, chúng ta quy đổi ccs đơn vị đo khoảng cách như sau:

  • 1mm = 0,1cm = 0,01dm = 0,001m
  • 1cm = 0,1dm = 0,01m
  • 1dm = 0,1m

Đổi 1m sang các đơn vị đo khoảng cách khác

Dựa vào lý thuyết trên, ta sẽ quy đổi m sang các đơn vị khác như sau:

  • 1m = 10dm
  • 1m = 100cm
  • 1m = 1000mm
  • 1m = 0,001km
  • 1m = 0,01 hm
  • 1m = 0,1dam

Đổi đơn vị đo độ dài bằng Google

Truy cập Google và gõ đơn vị muốn quy đổi theo cú pháp như sau:

Cú pháp: 1m to cm; 1m to dm, 1m to mm

Với cách làm này, bạn sẽ không phải nhớ quá nhiều đơn vị quy đổi. Tránh được việc nhầm lẫn mà lại cho kết quả rất nhanh chóng.

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho các bạn đầy đủ những thông tin về cách đổi đơn vị khoảng cách. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây bạn sẽ có thêm những thông tin cần thiết trong cuộc sống.



Bài viết liên quan

Cấu tạo bên trong cảm biến nhiệt độ Pt100 So sánh cảm biến nhiệt độ PT100 và PT1000

So sánh cảm biến nhiệt độ PT100 và PT1000 giúp chúng ta không nhầm lẫn giữa các loại cảm biến RTD nhất là cảm biến PT100 luôn bị nhầm lẫn với can nhiệt hoặc NTC. Tôi một kỹ sư với hơn 20 năm kinh nghiệm, tôi may mắn được làm việc với hầu hết các…

Cảm biến dây rút Cảm Biến Dây Rút

Cảm biến dây rút một trong những cảm biến có thiết kế đơn giản nhưng lại được ứng dụng rộng rãi trong xe cẩu, cẩu trục, hệ thống thủy lực, thủy điện bởi không có một loại cảm biến nào khác làm việc hiệu quả và có giá thành phù hợp hơn. Bạn có bao…

Dây cảm biến nhiệt độ Dây Cảm Biến Nhiệt Độ

Dây cảm biến nhiệt độ là một loại dây dẫn được sử dụng để đo lường nhiệt độ của môi trường xung quanh hoặc của một vật thể cụ thể. Dây cảm biến nhiệt độ sẽ có một đầu kim loại làm nhiệm vụ đo nhiệt độ. Phần dây chính là phần lấy tín hiệu…