Chập điện là gì? Cập nhật ngay cách xử lý chập điện hiệu quả

Khi sử dụng điện, bạn có thể gặp phải nhiều tình huống gây ra rủi ro, thậm chí gây ra thiệt hại đáng kể. Một trong số đó là vấn đề chập điện. Vậy chập điện là gì? Liệu có cách nào khắc phục chập điện hiệu quả hay không? “Update” ngay kiến thức bổ ích trong bài viết này nhé! 

Chập điện là gì vậy?
Chập điện là gì vậy?

Hiện tượng chập điện là gì?

Chập điện là hiện tượng thường gặp phải, dấu hiệu của chúng thường là ngắt mạch điện, cháy mạch hoặc nổ thiết bị. Chúng xảy ra khi một phần dây dẫn điện dương chạm vào dây trung tính. Hoặc một phần của mạch tạo điện trở thành một đường dẫn ít điện trở hơn. Chúng sẽ phát sinh ra lửa và làm hư hại nhiều thiết bị điện.

Ở mức độ nguy hiểm chúng hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến tính mạng của con người. Một số trường hợp thực tế ghi nhận việc chập điện làm cháy thiết bị, cháy nhà và tạo nên các vụ nổ đáng nguy hại. 

Lý do gây chập cháy điện

Các lý do giải thích hiện tượng chập, cháy điện thường là mạch điện bị chập, bị hở, đường dẫn quá tải hoặc phích cắm ổ không tương thích. Phần này các bạn sẽ được chỉ rõ từng nguyên nhân để có các phòng tránh tốt nhất.

Cháy dây điện ở cột tải
Cháy dây điện ở cột tải

Hiện tượng chập mạch 

Trong số các lý do gây chập cháy điện thì mạch điện bị chập thường xảy ra ở tỷ lệ cao nhất. Lúc này, các pha điện chập với nhau. Dây dẫn cũng chạm lại khiến điện trở giảm đi đáng kể. Khi đó, cường độ dòng điện chạy trong mạch tăng đột ngột khiến phát sinh tia lửa điện. Thiết bị có thể không thích ứng kịp thời với các thay đổi này và phát nổ. Đây cũng là nguyên nhân giải thích các hiện tượng cháy nổ thiết bị điện hiện nay.

Nguồn điện bị quá tải

Khi sử dụng thiết bị có công suất lớn, tình trạng này thường dễ xảy ra. Chẳng hạn, tại các khu công nghiệp, máy móc vận hành thường tiêu thụ nhiều điện năng trong khi dây dẫn không tải kịp thời. Chúng tạo ra những xung đột trong tiêu thụ điện năng. 

Để giảm tải hiện tượng này, khách hàng nên tối ưu các thiết bị điện. Đặc biệt, tắt khi không sử dụng điện để vừa tiết kiệm vừa giảm tình trạng mạch điện bị chập.

Hậu quả cháy đường dây khi điện bị chập mạch
Hậu quả cháy đường dây khi điện bị chập mạch

Quá trình truyền nhiệt

Hiện tượng cháy thiết bị điện có thể đến từ việc sử dụng đồng thời nhiều thiết bị có công suất lớn. Chúng tiêu hao lượng điện năng lớn và tỏa lượng nhiệt cao. Trong số đó có thể kể đến như bàn là, máy sấy, lò sưởi hay các thiết bị như bếp điện, bếp từ… Sử dụng các thiết bị này, bạn nên chú ý không nên dùng đồng thời một lúc với nhau.

Biện pháp phòng tránh chập điện

Chập điện gây ra những hậu quả khó lường trước. Do đó, các bạn không nên chủ quan mà hãy thực hiện các biện pháp nhằm phòng tránh tình huống này:

  • Đảm bảo khoảng cách an toàn khi sử dụng dây điện trần, thường là 0.25m.
  • Đảm bảo các mấu nối giữa thiết bị với dây dẫn điện chắc chắn và được bọc lại bằng băng dính điện. 
  • Kiểm tra nhiệt độ của thiết bị điện, hạn chế sử dụng liên tục trong thời gian dài.
  • Hệ thống điện nên có cầu chì hoặc aptomat tự động để đảm bảo hạn chế các tình huống chập điện và hỏng mạch.
  • Ưu tiên lựa chọn thiết bị điện chất lượng và chính hãng, đảm bảo đến độ bền và độ an toàn trong sử dụng.
  • Hạn chế việc dùng bóng đèn điện để hong khô quần áo. 
  • Với các thiết bị tiêu thụ công suất lớn như bếp, bàn là, máy giặt nên sử dụng dây dẫn lớn, tránh các loại dây nhỏ không đủ khả năng tải điện.
Nên lắp đặt hệ thống Aptomat tự động trong lưới điện để đảm bảo an toàn cho người dùng
Nên lắp đặt hệ thống Aptomat tự động trong lưới điện để đảm bảo an toàn cho người dùng

Chập điện là một trong những lý do gây ra tai nạn trong sử dụng điện. Bạn cần có những kiến thức để đảm bảo an toàn cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh. Bởi lẽ các vụ cháy nổ trong sử dụng điện thường xuất phát từ nguyên nhân này. Thietbikythuat tin rằng bài viết này đã giải đáp các thắc mắc về hiện tượng chập điện là gì cũng như cách để khắc phục hiệu quả.

 

 

 



Bài viết liên quan

Cấu tạo của máy biến thế Máy Biến Thế: Cấu Tạo Và Nguyên Tắc Hoạt Động

Máy biến thế hay còn được gọi là máy biến áp là thiết bị được dùng rộng rãi trong thực tế nhất là ngành điện. Chúng ta thường thấy máy biến thế trên các trụ điện với chức năng là hạ thế điện áp cao sang điện áp thấp cho người dân sử dụng. Do…

Bộ chuyển đổi Profibus sang Profinet Bộ chuyển đổi Profibus sang Profinet

Bộ chuyển đổi Profibus sang Profinet là một thiết bị giúp kết nối và chuyển đổi dữ liệu giữa hai giao thức truyền thông công nghiệp phổ biến, Profibus và Profinet. Hệ thống tiêu chuẩn trong bộ lập trình PLC Siemens sử dụng Profibus để kết nối với các thiết bị ngoại vi. Tuy nhiên,…

So sanh Profinet và profibus PROFINET và PROFIBUS: Sự khác biệt, ưu nhược điểm và ứng dụng

Profinet và Profibus là hai chuẩn truyền thông phổ biến nhất hiện nay. Profinet là sự nâng cấp mạnh mẽ từ Profibus. Bạn có biết rằng Profinet có tốc độ truyền nhanh hơn Profinet gần 10 lần và thời gian phản hồ dưới 1ms hay không? Để làm được điều này bạn cần có các…