Bộ Chuyển Đổi Nhiệt Độ Pt100 – K120RTD

Bạn đang tìm một bộ chuyển đổi nhiệt độ pt100 giá rẻ nhưng lại mong muốn nó hoạt động ổn định và có xuất xứ thuộc nhóm G7 thì K120RTD là một sự lựa chọn bạn cần biết tới & tham khảo. Bộ chuyển đổi nhiệt độ K120RTD được thiết kế chuyên dùng cho cảm biến nhiệt độ RTD loại Pt100, Ni100 loại 2 dây, 3 dây, 4 dây đều tương thích.

Bộ chuyển đổi nhiệt độ K120RTD
Bộ chuyển đổi nhiệt độ K120RTD

Bộ chuyển đổi nhiệt độ K120RTD chỉ có duy nhất một tín hiệu ngõ ra 4-20mA cung cấp tín hiệu đầu vào cho các PLC hay bộ đọc tín hiệu 4-20mA. Không có một sự lựa chọn nào khác cho tín hiệu ngõ ra nên K120RTD hướng đến các chuyên gia. Bởi tín hiệu 4-20mA được các nhà lập trình có kinh nghiệm luôn luôn lựa chọn.

Ngoài ra, thiết kế mỏng, nhỏ gọn lắp đặt trên DIL Rail giúp tiết kiệm không gian lắp đặt tủ điện. K120 được thiết kế đúng với thiết kế của nó là tiết kiệm về chi phí lẫn không gian lắp đặt. Đa số các nhà chế tạo máy đều ưa thích lựa chọn K120RTD bởi nó hoạt động ổn định, nhỏ gọn và tiết kiểm chi phí.

Bộ chuyển đổi nhiệt độ Pt100 sang 4-20mA
Bộ chuyển đổi nhiệt độ Pt100 sang 4-20mA

Các thông số kỹ thuật mà bạn cần quan tâm

Việc lựa chọn các bộ chuyển đổi tín hiệu ngoài giá thành thì điều bạn cần quan tâm đầu tiên đó là sự tương thích với hệ thống hay không, sau đó là giá thành, cách sử dụng có đơn giản đối với bạn hay không và cuối cùng xuất xứ của bộ chuyển đổi nhiệt độ.

K120RTD chuyển đổi tín hiệu đầu vào RTD thành tín hiệu đầu ra tương ứng với nhiệt độ đầu vào độ C với nhiều ứng dụng khác nhau : chế tạo máy, thực phẩm, hóa chất, y tế, xử lý nước thải và nhiều ứng dụng khác.

Thông số kỹ thuật bộ chuyển đổi nhiệt độ K120RTD

Lắp đặt bộ chuyển đổi nhiệt độ K120RTD
Lắp đặt bộ chuyển đổi nhiệt độ K120RTD
  • Nguồn cấp : 5…30Vdc. Tức là bạn có thể dùng nguồn 12Vdc hoặc 24Vdc miễn sao nằm trong khoảng 5-30Vdc là OK.
  • Công suất tiêu thụ điện : 660mW. Trước kia tôi ít có quan tâm tới công suất của các bộ chuyển đổi vì nó khá bé. Tuy nhiên, sau này khi tôi lắp đặt 1 tủ điện có vài chục cho tới hàng trăm cái bộ chuyển đổi thì vấn đề sẽ phát sinh với các bộ nguồn 220Vac sang 24Vdc. Còn bạn chỉ lắp vài cái cho một tủ thì không cần quan tâm nhé.
  • Tín hiệu đầu vào : PT100, Ni100 loại 2 dây, 3 dây, 4 dây đều nhận được hết.
  • Nhiệt độ cài đặt : -200…+650oC
  • Nhiệt độ nhỏ nhất cài đặt là 0-20oC
  • Tín hiệu ngõ ra : 4-20mA 2 dây ( loop powered ) nha.
  • Thời gian đáp ứng < 220ms
  • Số kênh : 1 kênh duy nhất, nếu bạn cần 2 kênh ngõ ra thì dùng bộ Z170REG-1 nha.
  • Chuẩn IP 20
  • Kích thước : 6,2 x 93 x 102,5 mm. Nói tóm lại là nó quá nhỏ gọn và mỏng nữa.
  • Nhiệt độ làm việc : -20…+65oC. Tủ nào nóng quá thì gắn thêm quạt hoặc máy lạnh nha.
  • Cài đặt : DIP Switch ngay trên thiết bị hoặc phần mềm thông qua cáp của hãng.
  • Kết nối dạng Terminal Gài
  • Thiết bị bao gồm hộp nhựa, sách hướng dẫn đi kèm

Cách cài đặt K120RTD & kết nối với PT100 – 3 dây

Việc đầu tiên bạn cần làm khi có K120RTD trên tay chính là đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Hộp nhựa của sản phẩm không chỉ mang tính thẩm mỹ mà còn đi kèm một tờ giấy hướng dẫn sử dụng ( tất nhiên bằng tiếng Anh ). Sẽ khá là khó khăn nếu anh em nào không rành tiếng Anh cho lắm. Mình cũng vậy nhưng đủ để dùng & hướng dẫn các bạn mấy món này.

K120RTD khi lắp đặt xong
K120RTD khi lắp đặt xong

Trên thiết bị sẽ có hướng dẫn cách kết nối dây input đầu vào và output ngõ ra. Phần cài đặt loại tín hiệu đầu vào & thang đo nhiệt độ sẽ được cài đặt bằng cách gạt Switch trên SW1 và SW2.

Tại SW1 chúng ta sẽ có 8 DIP Switch  gồm :

  • 1 ON : tương ứng Pt100 2 hoặc 4 dây, còn OFF là dùng cho PT100 loại 3 dây
  • 2 ON : không sử dụng chức năng Filter. OFF là sử dụng chức năng Filter. Chức năng filter chính là tín hiệu ngõ ra sẽ tăng hoặc giảm một cách từ từ chứ không tăng hoặc giảm một cách nhanh tương ứng với đầu vào. Một số hệ thống cần chức năng này để không gây sốc hệ thống.
  • 3 ON : tín hiệu ngõ ra 20-4mA, nếu OFF thì ngõ ra 4-20mA
  • 4 ON : tín hiệu đầu vào dạng NI100, OFF là đầu vào PT100
  • 5 ON / OFF : không sử dụng
  • 6 – 7 – 8 : lần lượt tương ứng là giá trị nhiệt độ bắt đầu sẽ cho ra 4mA như sau:
Bảng hướng dẫn cài 4mA K120RTD
Bảng hướng dẫn cài 4mA K120RTD

Tại SW2 chúng ta sẽ có 6 DIP Switch để cài đặt nhiệt độ cao nhất tương ứng 20mA 2 DIP Switch dùng để báo lỗi tín hiệu ngõ ra như sau:

Bảng hướng dẫn cài tại 20mA K120RTD
Bảng hướng dẫn cài tại 20mA K120RTD

Tại SW2 : 7-8 thì

  • 7 – ON tương ứng tín hiệu lỗi K120RTD sẽ trả về tín hiệu nhỏ nhất của input cài đặt
  • 7 – OFF tương ứng tín hiệu lỗi K120RTD sẽ trả về tín hiệu lớn nhất của input cài đặt
  • 8 – ON khi nhiệt độ lớn mức cài đặt thì tín hiệu sẽ truyền về 20,4mA hoặc 3,6mA
  • 8 – OFF khi nhiệt độ lớn mức cài đặt thì tín hiệu sẽ truyền về 21mA hoặc 3,4mA

Tôi ví dụ rằng bạn cần cài đặt tín hiệu đầu vào là Pt100 loại 3 dây và cần cài đặt thang đo nhiệt độ 0-100oC tương ứng ngõ ra 4-20mA.

Cách cài đặt như sau :

  • Khi đầu vào là Pt100 thì chúng ta không quan tâm các Swich đầu tiên tại SW1 bởi nó được thiết kế để tối ưu cho đầu vào là Pt100 và ngõ ra 4-20mA.
  • Khi đó, Tại SW1 chúng ta chỉ quan tâm tới SW1 : 6-7-8 để cài đặt thang đo nhiệt độ tương ứng 4mA và SW2 chúng ta chỉ dùng 1-2-3-4-5-6 để cài thang đo nhiệt độ tương ứng với 20mA

SW1 : 1-2-3-4-5-6-7-8 OFF, 6-7-8 OFF tương ứng đầu vào là 0oC

SW2 : 3 – 5 ON, còn lại OFF tương ứng đầu vào là 100oC

Như vậy, khi cài nhiệt độ đầu vào là Pt100 có thang đo nhiệt độ từ 0-xxx oC chúng ta chỉ làm một việc duy nhất là tìm SW2 tại 1-2-3-4-56 tương ứng với nhiệt độ xxx oC là các DIP Switch nào. Chúng ta chỉ cần gạt đúng SW2 tương ứng với 20mA là XONG.

Quá đơn giản đúng không. Kể cả người không chuyên về điều khiển cũng có thể cài đặt bộ chuyển đổi nhiệt độ K120RTD một cách nhanh chóng.

Để kết nối Pt100 – 3 dây vào K120RTD chúng ta xem hướng dẫn có sẵn ngy trên thiết bị. Chúng ta sẽ có 1 – 2 – 3 – 4 cho Input đầu vào và 5 – 6 cho Output ngõ ra.

  • Input ngõ vào : Tại 1 – 2 – 3 – 4 chúng ta tìm 1 dây khác màu trên Pt100 3 dây cho vào 1 và 2 Jump lại với nhau. Còn lại 2 dây cùng màu của Pt100 3 dây cho vào 3 – 4. Không cần phân biệt 3 – 4.
  • Output ngõ ra : nguồn 24Vdc ( + ) kết nối 5 của K120 RTD, 24Vdc ( – ) kết nối vào AI ( – ) của PLC, 6 của K120RTD kết nối vào AI ( + ) của PLC.

Đối với cách đấu này chỉ dành cho các PLC hay các đầu đọc 4-20mA không phát nguồn tức là Sink, đối với các PLC hay bộ đọc có phát nguồn ( Source ) thì chúng ta đấu trực tiếp 5-6 tương ứng vào AI (+ ) và AI ( – ).

Nhiều bạn sẽ thắc mắc là tại sao chân số 6 của K120RTD là ( – ) mà lại kết nối vào AI ( + ) của PLC. Liệu có đúng hay không ?

Mình khẳng định 100% là chính xác. Diễn giải cho các bạn hiểu luôn :

  • Nguồn 24Vdc ( + ) là nguồn cấp khi kết nối vào chân số 5 ( + ) của K120RTD.
  • Nguồn 24V ( – ) kết nối vào AI ( – ) để tạo mass. Nếu Modul AI của bạn là mass chung thì bỏ qua bước này.
  • Chân số 6 của K120RTD lúc này đóng vai trò dây tín hiệu truyền 4-20mA về nên nó phải kết nối với AI ( + ) của PLC hoặc chân Dương của bộ đọc tín hiệu 4-20mA.

Quá đơn giản và dễ hiểu đúng không ?

Cách kết nối dây vào K120RTD

Dù rằng K120RTD là một thiết bị có giá thành khá rẻ nhưng lại sử dụng kiểu Terminal Gài dạng ẩn bên trong. Với các anh em lần đầu tiên dùng kiểu này thì khá khó khăn & không biết làm cách nào để đấu dây vào K120RTD được. Còn đối với anh em này hay dùng kiểu này thì nó quá tiện & rất thích dùng kiểu kết nối này.

Sử dụng Tua vít 2.5mm-3mm để gài K120RTD
Sử dụng Tua vít 2.5mm-3mm để gài K120RTD

K120RTD sẽ có một vuông cho đầu tua vít và một ô tròn cho dây điện kết nối. Để sử dụng hiệu quả chúng ta cần một tua vít dẹp có kích thước 2.5mm – 3mm. Các tua vít lớn hơn sẽ rất khó hoặc không thể cắm vào được.

Cách thực hiện như sau :

  • Cắm tua vit vào ô vuông. Lưu ý là cắm vào phía trên khoản giữa lá đồng và vỏ nhựa.
  • Dùng một lực đủ lớn để chèn đầu tua vít vào K120RTD. Lúc này ô tròn sẽ rỗng.
  • Cho dây tín hiệu vào lỗ tròn
  • Sau đó rút tua vit ra là terminal tự động giữ chặt dây điện

Mặc dù mình hướng dẫn tới 4 bước nhưng thao tác thì cực kỳ đơn giản và nhanh chóng. Các bạn hãy thử nhé & mình chắc rằng bạn sẽ thích hơn cách dùng truyền thống là vít xoay. Tất nhiên mỗi người một sở thích & thói quen.

Ô tròn bên dưới chính là nơi kết nối dây tín hiệu của K120RTD
Ô tròn bên dưới chính là nơi kết nối dây tín hiệu của K120RTD

Hãng Seneca cũng tinh ý làm một cái hình vẽ hướng dẫn cách cài dây tín hiệu vào bộ chuyển đổi K120RTD bên hông thiết bị.

Tại sao K120RTD – bộ chuyển đổi nhiệt độ pt100 được yêu thích nhất ?

K120RTD là một bộ chuyển đổi nhiệt độ pt100 rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay. Lí do chính đằng sau sự ưa chuộng của sản phẩm này là tính ổn định và độ chính xác cao của nó.

Với khả năng chuyển đổi nhiệt độ với độ chính xác cao lên đến 0,1 độ C, K120RTD mang đến sự tin cậy trong các ứng dụng yêu cầu độ chính xác cao như trong ngành y tế, thực phẩm và dược phẩm.

K120RTD còn được thiết kế với kiểu dáng nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt và sử dụng. Với mức giá phù hợp, sản phẩm này là sự lựa chọn hoàn hảo cho các nhà khoa học, kỹ thuật viên và những ai đang tìm kiếm một bộ chuyển đổi nhiệt độ đáng tin cậy và chính xác.

Cuối cùng là giá sản phẩm tương đối dễ chịu so với các nhà cung cấp khác cùng xuất xứ Châu Âu nhưng Seneca của Ý thuộc G7 với tiêu chuẩn khắc khe về chất lượng, độ ổn định.

Bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ K120RTD mua ở đâu?

Nếu bạn muốn mua bộ chuyển đổi nhiệt độ K120RTD phân phối chính hãng thì chỉ có duy nhất công ty Hưng Phát có thể cung cấp cho bạn. Bởi công ty Hưng Phát là đại diện duy nhất của Seneca tại Việt Nam. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua được tại các đại lý chính thức của chúng tôi tại Việt Nam.

Nếu các bạn có thắc mắc hay cần tư vấn thêm về bộ chuyển đổi nhiệt độ K120RTD thì đừng ngần ngại gì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn các giải pháp tối ưu nhất.

Chúc các bạn may mắn & thành công !

Kỹ Sư Cơ – Điện Tử

Nguyễn Minh Hòa

Mobi : 0937.27.55.66

Mail : hoa.nguyen@huphaco.vn

 



Bài viết liên quan

Bộ điều khiển nhiệt độ SSR PID 4-20mA ATR244 Sử Dụng Hiệu Quả Bộ Điều Khiển Nhiệt Độ SSR

Bộ điều khiển nhiệt độ SSR (Solid State Relay) là một thiết bị điện tử được sử dụng để điều khiển nhiệt độ trong các quá trình công nghiệp và các ứng dụng khác. Bộ điều khiển này thường được sử dụng để điều khiển các thiết bị như lò nướng bánh mỳ, hệ thống…

Bộ điều khiển nhiệt độ Pixsys Bộ điều khiển nhiệt độ lò sấy

Bộ điều khiển nhiệt độ lò sấy là gì? Bộ điều khiển và bộ hiển thị nhiệt độ có giống nhau không? Chức năng của bộ điều khiển nhiệt độ lò sấy là gì? Bài viết này, mình xin chia sẻ chút kiến thức để giải đáp những câu hỏi này cho các bạn nhé!…

bộ điều khiển nhiệt độ Bộ Điều Khiển Nhiệt Độ | Ứng Dụng Và Cách Sử Dụng

Điều khiển nhiệt độ chính xác là một bài toán hóc búa cho các anh em kỹ thuật từ kho lạnh cho tới các lò hấp hay máy ấp trứng đều cần tới bộ điều khiển nhiệt độ 220V hoặc PID 4-20mA. Khi đo nhiệt độ bằng cảm biến nhiệt độ Pt100 hoặc can nhiệt…