[Bật mí] 8 cách tiết kiệm điện năng cho hệ thống khí nén là gì?

Hệ thống khí nén tiêu thụ điện năng khá nhiều, thông thường chiếm đến tổng 25% trọng số các nguồn tiêu thụ điện năng hiện nay. Chính vì vậy việc tìm ra các giải pháp tiết kiệm điện năng là điều vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, thietbikythuat sẽ chỉ đến các bạn 8 cách hữu ích. Hãy cùng cập nhật và thực hiện ngay nhé! 

Tại sao cần tiết kiệm điện năng cho hệ thống khí nén
Tại sao cần tiết kiệm điện năng cho hệ thống khí nén

Tắt máy nén khí khi không dùng đến

Đối với các dòng máy nén khí trục vít, chúng thường hoạt động liên tục trong thời gian dài. Thậm chí khi không có nhu cầu tiêu thụ ở mức độ sản xuất chúng vẫn duy trì chế độ chạy tiêu thụ 40-70% điện năng. Trường hợp này bạn nên tắt hoàn toàn thiết bị khi không dùng đến. Nhờ cách này, lượng điên tiêu thụ có thể giảm tới 20%. Hãy nhắn điều này đến nhân viên trực để họ thực hiện thường xuyên hơn.

Ngoài ra, khách hàng có thể lựa chọn các dòng máy khí nén có chế độ tự ngắt. Lúc này, khi thời gian tải quá lâu, chúng sẽ tự động tắt.

Hệ thống máy nén khí gồm nhiều bộ phận cấu thành
Hệ thống máy nén khí gồm nhiều bộ phận cấu thành

Phát hiện sớm tình trạng rò khí để xử lý

Theo một nghiên cứu, khi rò khí với đường kính có thể khiến lãng phí một lượng lớn tiền. Cụ thể, rò khí với đường kính 6mm (mức áp suất 7bar), quý khách sẽ lãng phí đến 2500 USD/ năm. Đây thực sự không phải là số tiền nhỏ với một đường kính chỉ tính bằng mm. 

Chính vì vậy, hãy thường xuyên kiểm tra hệ thống máy nén khí để có thể phát hiện tình trạng này sớm nhất. Từ đó có giải pháp kịp thời và hữu ích nhất! 

Giảm áp suất hoạt động của hệ thống khí nén

Điều này có nghĩa là khách hàng nên chọn mức áp suất vừa phải với nhu cầu sử dụng. Thông thường, cứ 1.5 bar áp suất giảm có thể giảm đi 1% năng lượng tiêu thụ. Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra đường ống dẫn để phát hiện các tạp chất và loại bỏ chúng. 

Đảm bảo van, bẫy xả hoạt động tốt

Hệ thống bẫy xả nước được cài đặt trước theo thời gian nên chúng không có quy trình đóng mở như dự định. Việc tránh không bị kẹt cũng khó thực hiện được. Do đó bạn cần kiểm tra định kỳ để đảm bảo chúng vận hành tốt và ổn định. Trường hợp cần thiết có thể thay mới để không ảnh hưởng đến quá trình vận hành toàn hệ thống.

Đảm bảo đường ống dẫn khí vận hành tốt

Thông thường, đường ống dẫn khí được thiết kế theo một số tiêu chuẩn cụ thể. Chúng giúp dẫn lượng khí đi phân phối đến các hệ thống và đến nơi cần sử dụng. Bạn có thể tăng đường kính ống và giảm khách cách đường ống. Cách làm này sẽ hạn chế việt tụt áp suất toàn hệ thống.

Bộ lọc khí cần được thay định kỳ

Lúc này, bạn hãy kiểm tra hệ thống bộ lọc theo định kỳ. Thông thường, khi sử dụng lâu ngày chúng sẽ bị nghẽn làm giảm áp lực khí nén. Từ đó tiêu tốn điện năng sử dụng mà hiệu quả tạo khí nén không cao. Bạn nên thay thế thiết bị này định kỳ.

Thường xuyên kiểm tra các bộ phận trong hệ thống để phát hiện lỗi
Thường xuyên kiểm tra các bộ phận trong hệ thống để phát hiện lỗi

Sử dụng thiết bị hợp lý hơn

Điều này có nghĩa là bạn nên xem xét đến việc thay thế thiết bị khí nén bằng các thiết bị khác dùng năng lượng hiệu quả hơn. Chẳng hạn tô vit điện thay cho tô vít thường.

Bảo trì máy khí nén đúng cách

Bạn cần sự giúp đỡ của các kỹ thuật viên chuyên dụng thay vì tự thực hiện. Điều này mang lại hiệu quả hơn và tránh những rủi ro không đáng có. Bảo trì máy nén khí thường xuyên giúp cắt giảm điện năng tiêu thụ. Bên cạnh đó tránh các vấn đề như gián đoạn hoạt động…

Tiết kiệm điện năng nhờ việc sử dụng đúng cách
Tiết kiệm điện năng nhờ việc sử dụng đúng cách

Trên đây là những cách giúp khách hàng tiết kiệm điện năng cho hệ thống khí nén của mình. Hy vọng chúng hữu ích, hãy theo dõi và thực hiện thường xuyên để thấy sự thay đổi nhé! 

 



Bài viết liên quan

Lắp đặt cảm biến RFLS-28N theo phương thẳng đứng từ trên xuống Cảm Biến Phát Hiện Nước Trong Dầu

Cảm biến phát hiện nước trong dầu đang giúp hàng trăm doanh nghiệp giải quyết vấn đề nước và dầu lẫn cùng nhau gây thiệt hại về kinh tế lẫn máy móc vận hành khi sử dụng dầu lẫn nước. Hiện tượng dầu lẫn trong nước khiến nhiều chủ doanh nghiệp xăng dầu, nhà máy…

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của SSR loại 3 pha Sử Dụng SSR 3 Pha Relay và 4-20mA Khác Nhau Thế Nào

Nếu bạn đang tìm hiểu về SSR 3 pha thì trong bài viết này bạn sẽ biết được SSR 3 pha là gì? Tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng của SSR 3 pha trong công nghiệp hiện đại. “Tại sao nên sử dụng SSW 3 pha trong hệ thống…

Rơ le bán dẫn 220V - RSR52-24A80 Sử Dụng SSR1 Pha 40A – 80A Với Nhiều Loại Tín Hiệu Điều Khiển Khác Nhau

SSR 1 pha còn được gọi là relay bán dẫn 1 pha hay rơ le bán dẫn 1 pha. “SSR 1 pha” là viết tắt của thuật ngữ “Single Phase Solid State Relay”. Solid State Relay là một thiết bị điện tử có khả năng chuyển đổi điện năng đến tải mà không sử dụng…