Tìm hiểu về DeviceNET và kiến thức tổng quan về giao thức DeviceNet

Đối với lĩnh vực ứng dụng mạng, DeviceNet là một khái niệm quan trọng và đóng vai trò không thể thay thế. Tuy nhiên, nhiều người còn chưa hiểu chính xác về lĩnh vực này. Các kiến thức về DeviceNet và giao thức DeviceNet sẽ được bật mí chi tiết trong bài  viết này. 

Giao thức DeviceNet được hiểu là gì
Giao thức DeviceNet được hiểu là gì

Các kiến thức cơ bản về DeviceNet

Bạn hiểu gì về khái niệm DeviceNet?

DeviceNet có thể được hiểu là một khái niệm và ứng dụng của mạng kỹ thuật số. Chúng giúp hỗ trợ kết nối đa điểm để điều khiển các hoạt động khác của mạng. Nhờ đó, tạo nên sự thuận tiện và tiết kiệm chi phí trong hoạt động. Ngoài ra, chúng còn tạo nên một giao tiếp mạng hiệu quả và quản lý hệ thống linh hoạt hơn.

Lịch sử hình thành của DeviceNet

Hệ thống vận hành có gì đặc biệt
Hệ thống vận hành có gì đặc biệt

Giao thức DeviceNet được phát triển bởi nhà sáng chế Allen Bradley, trực thuộc quyền quản lý của Rockwell Automation. Nhằm thúc đẩy sự phát triển và vận hành của sản phẩm này, công ty đã chia sẻ công nghệ này với các nhà nghiên cứu từ bên thứ ba. Hiện tại, công ty quản lý ODVA đã duy trì và phát triển để đem lại những kết quả đột phá hơn. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn trước đó của giao thức DeviceNet vẫn cần được giữ nguyên để đảm bảo sự thống nhất trong nguyên tắc.

 DeviceNet sử dụng hình thức nền tảng nào?

Hệ thống này được phát triển dựa trên nền tảng CAN. Ngoài ra, chúng còn được kết nối với một số mạng công nghệ cao như phương tiện ô tô để linh hoạt kết nối với các giao thức khác. 

Các liên kết dữ liệu đáp ứng và tuân thủ tốt tiêu chuẩn ISO 11898-1. Chúng hoạt động tốt ở các giao tiếp CAN cổ điển. Tuy nhiên không thể sử dụng cho Remote Frame của hệ thống CAN. 

Tìm hiểu về DeviceNet & CAN

CAN là thuật ngữ viết tắt của cụm từ Controller Area Networking. Đây là một tiêu chuẩn truyền thông với tập hợp con gồm: DeviceNet, Canopen, Can Kingdom và một số giao thức khác.

Một số đặc điểm nổi bật của CAN có thể kể đến như:

  • CAN có công dụng giúp các thiết bị thông minh giao tiếp trực tiếp với nhau một cách hiệu quả hơn.
  • Can có tốc độ hạn chế, giá trị dao động chỉ 1MB. 
  • Trong một khung, CAN chỉ có thể di chuyển được 8 byte dữ liệu.
  • Điểm nổi bật của CAN nằm ở điểm chi phí thấp, cấu hình sử dụng khá đơn giản. 
  • Về lịch sử hình thành, CAN được tạo ra vào tháng 3 năm 1985 tại một công ty công nghệ của Đức. 

Tiếp theo, giao thức DeviceNet đã được tạo ra từ việc tận dụng và phát triển hệ thống CAN. Những lý do nổi bật cho việc lựa chọn này gồm:

  • CAN có lớp vật lý cực mạnh.
  • Can sử dụng công nghệ mở nên có nhiều sự tiện lợi
  • Bộ xử lý của CAN khá nhỏ, chủ yếu yêu cầu được RAM và ROM.
  • Đặc biệt, chi phí và giá thành khá hợp lý, phải chăng đáp ứng tốt một số nhu cầu cụ thể.
Một số dây dẫn dùng để vận hành hệ thống mạng
Một số dây dẫn dùng để vận hành hệ thống mạng

Tìm hiểu về DeviceNet & CIP

CPI chính là một hình thức giao thức truyền thông. Chúng góp phần truyền tải dữ liệu tự động hóa giữa các thiết bị khác nhau. Trong đó,, DeviceNet chính là sự kết hợp và phát triển giữa hai giao thức Truyền thông và Thông tin (CIP).

Sự kết hợp giữa giao thức CIP và Can tạo nên hệ thống vận hành DeviceNet. Đối với giao thức CPI, các thiết bị có thể kết nối tự động để truyền dữ liệu một cách hiệu quả. 

Các thuộc tính cho đối tượng nhận dạng thường gồm: ID nhà cung cấp; ngày sản xuất; số seri sản phẩm, dữ liệu. Đặc biệt, CPI không chỉ rõ cách thực hiện dữ liệu mà chỉ phân biệt các giá trị. Chúng được gọi là hệ thống thuộc tính. 

Trên đây là một số kiến thức về DeviceNet và giao thức DeviceNet. Hy vọng những chia sẻ từ bài viết này sẽ giúp bạn có kiến thức tổng quan nhất về lĩnh vực này.

 

 



Bài viết liên quan

Cấu tạo của máy biến thế Máy Biến Thế: Cấu Tạo Và Nguyên Tắc Hoạt Động

Máy biến thế hay còn được gọi là máy biến áp là thiết bị được dùng rộng rãi trong thực tế nhất là ngành điện. Chúng ta thường thấy máy biến thế trên các trụ điện với chức năng là hạ thế điện áp cao sang điện áp thấp cho người dân sử dụng. Do…

Bộ chuyển đổi Profibus sang Profinet Bộ chuyển đổi Profibus sang Profinet

Bộ chuyển đổi Profibus sang Profinet là một thiết bị giúp kết nối và chuyển đổi dữ liệu giữa hai giao thức truyền thông công nghiệp phổ biến, Profibus và Profinet. Hệ thống tiêu chuẩn trong bộ lập trình PLC Siemens sử dụng Profibus để kết nối với các thiết bị ngoại vi. Tuy nhiên,…

So sanh Profinet và profibus PROFINET và PROFIBUS: Sự khác biệt, ưu nhược điểm và ứng dụng

Profinet và Profibus là hai chuẩn truyền thông phổ biến nhất hiện nay. Profinet là sự nâng cấp mạnh mẽ từ Profibus. Bạn có biết rằng Profinet có tốc độ truyền nhanh hơn Profinet gần 10 lần và thời gian phản hồ dưới 1ms hay không? Để làm được điều này bạn cần có các…