Tìm hiểu các thông tin về 1 ngựa bằng bao nhiêu W?

Một trong những đại lượng đặc trưng và phổ biến nhất mà chúng ta thường thấy khi tìm hiểu về các thông số kỹ thuật của những loại máy móc, thiết bị là ngựa. Vậy 1 ngựa bằng bao nhiêu W? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về cách chuyển đổi 1 ngựa bằng bao nhiêu W nhé!

1 ngựa bằng bao nhiêu W?

Ngựa (HorsePower – HP) là một đơn vị dùng để đo công suất mã lực. Để chuyển đổi mã lực thành đơn vị công suất watt (W) thì chúng ta sẽ sử dụng một trong những công thức ở dưới đây:

1 ngựa bằng bao nhiêu W?

Chuyển đổi mã lực cơ học sang watt

Công thức để chuyển đổi mã lực cơ học sang watt là:

Watt = HP(I) x 0.7456 x 1000

Vì 1 ngựa cơ học bằng 0.7456kW, nên công thức để quy đổi mã lực sang watt sẽ nhân số ngựa với 0.7456 và nhân thêm với 1.000 vì 1kW = 1.000W.

Vậy, 1 ngựa cơ học sẽ bằng: 1 x 0,7456 x 1.000 = 745,6W

Chuyển đổi mã lực điện sang kilowatt

Công thức để chuyển đổi mã lực điện sang kilowatt (kW) là:

Kilowatt = HP(E) x 0,746

Vì một mã lực điện bằng 0,746kW, nên công thức để đổi ngựa sang kW sẽ lấy công suất mã lực điện nhân với 0,746.

Vậy, 1 ngựa bằng: 1HP = 1 x 0,746 = 0,746kW = 746W.

Chuyển đổi mã lực theo hệ mét sang kilowatt

Công thức dùng để chuyển đổi mã lực theo hệ mét sang kilowatt là:

Kilowatt = HP(M) x 0,735499

Vì một mã lực hệ mét bằng 0,735499 kW. Vì thế để chuyển đổi 1 ngựa sang kW thì chỉ cần nhân số HP với 0,735499.

Vậy, một ngựa theo hệ mét sẽ bằng: 1HP = 1 x 0,735499 = 735.499W = 0,735499kW

Chuyển đổi mã lực nồi hơi sang Watt (W)

Công thức dùng để chuyển đổi từ mã lực nồi hơi sang W là:

Watt = HP(S) x 9,8095 x 1.000

Vì một mã lực nồi hơi bằng 9,8095kW. Chính vì thế để chuyển đổi mã lực nồi hơi sang watt thì ta chỉ cần nhân số HP với 9,8095 và nhân thêm với 1.000 vì 1kW = 1.000W. Vậy một mã lực nồi hơi sẽ bằng:

1HP = 1 x 9,8095 x 1.000 = 9.809,5W

Mã lực và kilowatt là cả hai đơn vị được sử dụng dùng để đo công suất. Cùng tìm hiểu thêm về từng đơn vị đo lường này ở ngay bên dưới nhé!

Mã lực là gì?

Mã lực là gì?

Mã lực thường được sử dụng dùng để đo công suất của các loại máy móc, thiết bị. Ví dụ như moto, xe máy, điều hòa, máy lạnh… Khái niệm “mã lực” được James Watt đưa ra lần đầu tiên vào năm 1782. Sau đó, người ta đã đưa ra nhiều loại mã lực khác nhau để phù hợp hơn với điều kiện của từng ngành. Tính đến nay thì có khoảng 4 loại mã lực được sử dụng phổ biến bao gồm: Mã lực cơ học, mã lực hệ mét, mã lực điện và mã lực nồi hơi. Trong ngành công nghiệp xe hơi thì mã lực cơ học và mã lực hệ mét được sử dụng phổ biến nhất.

Mã lực cơ học

Mã lực cơ thường được sử dụng để đo sản lượng của máy động cơ và các motor ở các nước tại Bắc Mỹ. Một ngựa cơ học sẽ tương đương với 745,69987158227022 W.

Mã lực cơ học là một đơn vị công suất phổ biến của Hoa Kỳ. Mã lực cơ học được viết tắt là HP(I).

Mã lực điện

Mã lực điện được sử dụng dùng để đo sản lượng của động cơ điện và các loại máy móc điện. Một mã lực điện sẽ tương đương với 746W. Mã lực điện được viết tắt là HP(E).

Mã lực hệ mét

Mã lực hệ mét là mức công suất cần thiết dùng để nâng một vật có khối lượng 75kg với tốc độ một mét trên giây. Một mã lực hệ mét sẽ tương đương với 735,49875 watt. Mã lực hệ mét được viết tắt là HP(M). Đôi khi chúng sẽ được viết tắt là PS, CV, HK, PK, KS hoặc CH.

Mã lực hệ mét (Metric Horsepower)

Mã lực nồi hơi

Mã lực nồi hơi được sử dụng phổ biến dùng để đo công suất của lò hơi để tạo ra hơi nước. Một mã lực nồi hơi tương đương với công suất cần thiết dùng để làm bốc hơi 34,5 pound (tương đương khoảng 15,7 kilogram) trong một giờ. Mã lực nồi hơi được viết tắt là HP(S).

Kilowatt (kW)

Kilowatt được viết tắt là kW. Một kilowatt (kW) tương đương với 1.000 watt, là mức tiêu thụ năng lượng với tốc độ 1.000 joule (J) trên mỗi giây.

Kilowatt là bội số của watt và là đơn vị dẫn xuất SI cho công suất. Trong hệ thống số liệu thì “kilo” là tiền tố của 103.

Trên đây là toàn bộ thông tin về 1 ngựa bằng bao nhiêu W mà Thietbikythuat muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng bài viết trên mang tới bạn nhiều kiến thức bổ ích về mã lực. Chúng tôi cảm ơn bạn đã theo dõi toàn bộ bài viết. Và đừng quên theo dõi các bài viết khác để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!



Bài viết liên quan

Cấu tạo của máy biến thế Máy Biến Thế: Cấu Tạo Và Nguyên Tắc Hoạt Động

Máy biến thế hay còn được gọi là máy biến áp là thiết bị được dùng rộng rãi trong thực tế nhất là ngành điện. Chúng ta thường thấy máy biến thế trên các trụ điện với chức năng là hạ thế điện áp cao sang điện áp thấp cho người dân sử dụng. Do…

Bộ chuyển đổi Profibus sang Profinet Bộ chuyển đổi Profibus sang Profinet

Bộ chuyển đổi Profibus sang Profinet là một thiết bị giúp kết nối và chuyển đổi dữ liệu giữa hai giao thức truyền thông công nghiệp phổ biến, Profibus và Profinet. Hệ thống tiêu chuẩn trong bộ lập trình PLC Siemens sử dụng Profibus để kết nối với các thiết bị ngoại vi. Tuy nhiên,…

So sanh Profinet và profibus PROFINET và PROFIBUS: Sự khác biệt, ưu nhược điểm và ứng dụng

Profinet và Profibus là hai chuẩn truyền thông phổ biến nhất hiện nay. Profinet là sự nâng cấp mạnh mẽ từ Profibus. Bạn có biết rằng Profinet có tốc độ truyền nhanh hơn Profinet gần 10 lần và thời gian phản hồ dưới 1ms hay không? Để làm được điều này bạn cần có các…