Tia cực tím là gì? Ứng dụng của công nghệ khử trùng tia cực tím

Tia cực tím được nhắc đến rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng bạn đã thực sự hiểu rõ tia cực tím là gì chưa? Bài viết dưới đây sẽ bật mí cho các bạn các lý thuyết về tia cực tím, ứng dụng của công nghệ khử trùng tia cực tím. Hãy theo dõi nhé!

Tia cực tím là gì?

Tia cực tím là gì? Tia cực tím là sóng điện từ có bước sóng còn ngắn hơn ánh sáng nhìn thấy và dài hơn tia X. Tên gọi khác của tia cực tím là tia tử ngoại hay tia UV. Phổ của tia cực tím được chia ra làm 2 loại. Tử ngoại gần có bước sóng từ 380nm đến 200nm. Tử ngoại chân không có bước sóng từ 200nm đến 10nm.

Tia cực tím là gì?
Tia cực tím là gì?

Phương thức hoạt động của tia cực tím

Tia cực tím được chia thành các phạm vi khác nhau. Chúng ta kể đến đầu tiên là tia cực tím có bước sóng ngắn (tia UV diệt trùng). Ở những bước sóng nhất định, tia UV có thể gây ra 1 số đột biến cho vi khuẩn, sinh vật. Đặc biệt, ở các bước sóng từ 260nm đến 270nm. Tia UV sẽ phá vỡ liên kết trong phân tử DNA vi sinh vật, có thể giết chết hoặc vô hiệu hóa các sinh vật.

Đèn thủy ngân phát ra tia cực tím có bước sóng 253.7nm, đèn điốt cực tím phát ra tia cực tím có bước sóng từ 255nm đến 280nm. Quá trình phát ra tia cực tím tương tự như quá trình làm cháy nắng da người. Vi sinh vật sẽ không kéo dài được sự sống khi tiếp xúc với tia cực tím.

Công nghệ khử trùng tia cực tím có thực sự hiệu quả?

Khử trùng bằng tia cực tím có hiệu quả lên đến 99,99%. Chúng diệt sạch các vi sinh vật như vi khuẩn, virus, nấm mốc và các mầm bệnh khác. Hiệu quả diệt khuẩn của tia cực tím phụ thuộc nhiều vào nhiều yếu tố. Đó là thời gian vi sinh vật tiếp xúc với tia cực tím, cường độ và bước sóng của bức xạ tia cực tím. Sự có mặt của các hạt có thể bảo vệ các vi sinh vật khỏi tia cực tím. Cuối cùng là khả năng của một vi sinh vật chịu được tia cực tím khi tiếp xúc.

Hiệu quả và cường độ tia cực tím sẽ được tăng cao hơn khi sử dụng phản xạ. Nhôm có tỷ lệ phản xạ cao nhất so với các kim loại khác. Chính vì vậy, nhôm được khuyến cáo khi sử dụng tia cực tím.

Ưu điểm của tia cực tím là gì?

Tia cực tím được sử dụng nhiều nhất trong việc khử trùng. Từ trong đời sống, công nghiệp cho đến y tế. Xử lý bằng tia cực tím là một trong những giải pháp khử trùng hiệu quả nhất mà tối ưu về chi phí, lao động và kỹ thuật. Chúng ta có thể lấy ví dự về việc lấy Clo để khử trùng nước. Tuy nhiên, kỹ thuật này khá tốn kém, cần người có chuyên môn giỏi vì Clo khá nguy hiểm.

Bên cạnh đó, phương pháp đun sôi cũng được 1 số nơi áp dụng. Tuy nhiên, giải pháp này cần lao động và chi phí kinh tế rất cao. Chính vì điều đó, xử lý bằng tia cực tím là một biện pháp tối ưu nhất. Nó có hiệu quả gấp khoảng 20.000 lần so với phương pháp đun nước sôi.

Nhược điểm của tia cực tím là gì?

Khử trùng bằng tia cực tím là phương pháp hiệu quả và tối ưu nhất hiện nay. Tuy nhiên nó còn tồn tại một số nhược điểm nhất định. Một số vi khuẩn sẽ ẩn mình trong những hạt lơ lửng trong môi trường diệt trùng. Nên chúng sẽ tránh được ánh sáng tia cực tím, vi khuẩn không bị diệt hết. Để khắc phục được điều đó, hệ thống tia cực tím có thể kết hợp với bộ lọc để loại bỏ đi vi khuẩn.

Tia cực tím gây tác hại da
Tia cực tím gây tác hại da

Đối với con người, tia UV khi tiếp xúc da sẽ dẫn đến hiện tượng cháy nắng và ung thư da. Tiếp xúc mắt với tia cực tím có thể khiến viêm đau giác mạc và suy giảm thị lực tạm thời hoặc vĩnh viễn. Một số trường hợp dẫn đến mùa lòa. 

Ứng dụng phổ biến sử công nghệ khử trùng tia cực tím

Công nghệ UVGI khử trùng máy móc, thiết bị

Công nghệ UVGI được áp dụng sản xuất các loại thiết bị khử trùng cao cấp. Công nghệ này có thể khử trùng được hầu hết mọi dụng cụ, thiết bị, máy móc,… với thời gian tiếp xúc kéo dài. Hiệu quả của việc khử trùng phụ thuộc rất nhiều vào thời gian tiếp xúc và cường độ tia cực tím.

Hiệu quả khử trùng sẽ bị giảm khi đối tượng diệt trùng di chuyển qua lại các môi trường khác. Để hiệu quả được tăng lên theo cấp số nhân, UVGI kết hợp với hệ thống quạt đẩy. Từ đó, không khí sẽ được lưu thông trong suốt quá trình diệt trùng.

Khử trùng nước bằng công nghệ tia cực tím là gì?

Sử dụng tia cực tím khử trùng nước là một quá trình vật lý, hóa học vô cùng hiệu quả. Tia cực tím có thể làm giảm khả năng gây hại của những vi khuẩn nguy hiểm nhất. Loại bỏ các loài sinh vật gây hại từ nước nhờ quá trình quang phân.

Khử trùng nước bằng tia cực tím
Khử trùng nước bằng tia cực tím

Khử trùng tia cực tím không loại bỏ được hết các vi sinh vật khỏi nước. Cũng không loại bỏ các chất hữu cơ hòa tan, các hợp chất vô cơ. Tuy nhiên, quá trình oxy hóa tia cực tím sẽ phá hủy các vi lượng gây ô nhiễm.

Xử lý nước thải với công nghệ tia cực tím

Sử dụng tia cực tím trong xử lý nước thải thường được thay thế bằng clo. Tuy nhiên nếu dùng không đúng liều lượng sẽ gây độc cho con người. Về lâu dài sẽ gây hại rất lớn đến không khí và ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, việc sử dụng ánh sáng tia cực tím đã trở thành tiêu chuẩn trong các quá trình xử lý nước thải thành phố. Tia cực tím hiện đang được sử dụng để tái tạo nước thải. Từ đó đảm bảo nguồn nước sạch miễn phí từ các sinh vật có hại.

Khử trùng bể và ao nuôi cá bằng tia cực tím

Tia cực tím sẽ kiểm soát được các vi sinh vật không mong muốn trong bể và ao cá. Tia UV đảm bảo các mầm bệnh không phát sinh lại, giảm khả năng bùng phát dịch bệnh.

Ứng dụng khử trùng này giúp việc khử trùng nước nhanh và hiệu quả hơn. Trong tiệt trùng, nước chảy càng gần các nguồn ánh sáng cực tím càng tốt. Nước được lọc trước khi khử trùng là rất quan trọng. Bởi nếu nước bị đục thì hiệu quả của tia UV sẽ bị giảm.

Vệ sinh phòng thí nghiệm bằng tia cực tím

Tia cực tím được sử dụng để khử trùng thiết bị như kính an toàn, dụng cụ và các thiết bị khác. Nhân viên phòng thí nghiệm cũng khử trùng thủy tinh và Plasticware bằng phương pháp này. Tủ an toàn sinh học vi sinh vật cũng được khử trùng bằng tia cực tím.

Vệ sinh phòng thí nghiệm bằng tia cực tím
Vệ sinh phòng thí nghiệm bằng tia cực tím

Như vậy, bài viết trên đã giải đáp được toàn bộ kiến thức về tia cực tím là gì. Ưu nhược điểm cũng như ứng dụng của tia cực tím. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích. Hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo.



Bài viết liên quan

Cấu tạo bên trong cảm biến nhiệt độ Pt100 So sánh cảm biến nhiệt độ PT100 và PT1000

So sánh cảm biến nhiệt độ PT100 và PT1000 giúp chúng ta không nhầm lẫn giữa các loại cảm biến RTD nhất là cảm biến PT100 luôn bị nhầm lẫn với can nhiệt hoặc NTC. Tôi một kỹ sư với hơn 20 năm kinh nghiệm, tôi may mắn được làm việc với hầu hết các…

Cảm biến dây rút Cảm Biến Dây Rút

Cảm biến dây rút một trong những cảm biến có thiết kế đơn giản nhưng lại được ứng dụng rộng rãi trong xe cẩu, cẩu trục, hệ thống thủy lực, thủy điện bởi không có một loại cảm biến nào khác làm việc hiệu quả và có giá thành phù hợp hơn. Bạn có bao…

Dây cảm biến nhiệt độ Dây Cảm Biến Nhiệt Độ

Dây cảm biến nhiệt độ là một loại dây dẫn được sử dụng để đo lường nhiệt độ của môi trường xung quanh hoặc của một vật thể cụ thể. Dây cảm biến nhiệt độ sẽ có một đầu kim loại làm nhiệm vụ đo nhiệt độ. Phần dây chính là phần lấy tín hiệu…