Những điều cần biết về tính chất và cấu tạo của hạt nhân nguyên tử

Hạt nhân nguyên tử thường được gọi tắt là hạt nhân. Chúng có cấu trúc vật chất đậm đặc với mật độ cực lớn. Hạt nhân quyết định đến khối lượng của nguyên tử. Vậy tính chất và cấu tạo của hạt nhân có gì đặc biệt. Cùng tìm hiểu trong bài viết về chủ đề này nhé! 

Hạt nhân nguyên tử là gì vậy?
Hạt nhân nguyên tử là gì vậy?

Cấu tạo nguyên tử là gì?

Nguyên tử ở trạng thái cơ bản sẽ trung hòa về điện. Tuy nhiên, chúng gồm hạt mang điện âm và dương tạo thành. Trong đó, hạt nhân là hạt có điện tích dương. Electron mang điện tích âm. Hạt này chuyển động liên tục và không ngừng nghỉ xung quanh hật nhân.

10-10 m là đường kỉnh của nguyên tử, trong khi con số của hạt nhân khoảng 10-14 m.

Một số chú ý quan trọng:

  • Đường kính nguyên tử gấp hơn 10.000 lần đường kính của hạt nhân
  • Công thức tính gần đúng nhằm xác định bán kính của một hạt nhân nguyên tử là: 

R = Ro * (Căn bậc 3 của A)

Với Ro có giá trị là 1,2x 10^(-12)m (đơn vị đo là Fecmi).

Còn A được hiểu là số khối của hạt nhân nguyên tử.

Ví dụ về cấu tạo của nguyên tử Ni tơ. Chúng có số khối A có giá trị 14 với 7 electron và 7 proton trong nguyên tử. 

Cấu tạo hạt nhân nguyên tử là gì vậy?

Hạt nhân được cấu tạo bởi hai loại hạt sơ cấp cơ bản là:

  • Hạt Prôtôn là thành phần nguyên tử mang điện tích dương. Điện tích mỗi prôtôn có giá trị là +e = + 1,6.10 – 19 C.
  • Hạt Nơtrôn không mang điện tích. 

Nguyên tắc cơ bản: Số prôtôn trong hạt nhân nguyên tử có giá trị bẳng số thứ tự Z của nguyên tố tương ứng trong bảng tuần hoàn.

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là cách quan trọng để xác định các hạt vật chất
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là cách quan trọng để xác định các hạt vật chất

Từ bảng tuần hoàn các nguyên tố, ta nhận ra một số đặc điểm đáng chú ý sau:

  • Trong một chu kỳ (từ trái qua phải) số hiệu nguyên tử tăng dần. Đặc biệt chúng gồm các nguyên tử có cùng số lớp e.
  • Trong một nhóm các nguyên tố, theo chiều từ trên xuống, số hiệu nguyên tử tăng dần. Các nguyên tố này sẽ có số e lớp ngoài cùng như nhau.

Chẳng hạn, Hidro có số hiệu nguyên tử Z = 1 = số P.

Heli có số hiệu nguyên tử Z = 2 = Số P.

Liti có số hiệu nguyên tử Z = 3 = Số P.

Nuclon là tên gọi chung cho hạt proton và notron. Tổng tất cả các nuclon được gọi là số khối của nguyên tử. Đặc biệt số notron không mang điện được xác định với công thức N = A – Z. 

Ký hiệu nguyên tử cần chú ý
Ký hiệu nguyên tử cần chú ý

Giải thích ký hiệu như sau:

  • X là ký hiệu của tên nguyên tố trong hạt nhân đang xét đến
  • A là số khối (Hay còn được gọi là tổng số nuclôn) của hạt nhân X.
  • Z là số thứ tự trong bảng tuần hoàn, là số prôtôn trong hạt nhân 

Ví dụ minh họa cụ thể:

Ví dụ 1. Hạt nhân cacbon có ký hiệu là . Như vậy trong hạt nhân cacbon thông thường có số khối A là 12, Số hiệu nguyên tử Z là 6 và số hạt không mang điện là 6. 

Ví dụ 2. Hạt nhân phôtpho có ký hiệu là  . Như vậy trong hạt nhân phôtpho sẽ có số khối A = 31 nuclôn, số hiệu 15 và số hạt không mang điện là 16. 

Chú ý quan trọng: Nhằm để tạo sự tiện lợi, bạn có thể viết ký hiệu hạt nhân theo cách khác (gọn hơn): Hạt nhân của nguyên tố Cacbon có thể ký hiệu là C12. Bạn có thể tìm được số hiệu nguyên tử qua việc tra bảng tuần hoàn

Đồng vị là gì? 

Định nghĩa của đồng vị là gì?

Đồng vị là các hạt nhân có cùng số hiệu nguyên tử nhưng khác nhau số nơtrôn. Từ đó dẫn đến sự khác nhau về số khối A.

Lấy ví dụ về các đồng vị của hiđrô như hình bên cạnh:

Các đồng vị của Hydro
Các đồng vị của Hydro

 

Hy vọng những kiến thức về nguyên tử nguyên tố sẽ giúp các bạn hiểu thêm về một đại lượng hóa học, vật lý cực nhỏ. Chúng đóng vai trò tạo nên những thành tố vật chất lý tưởng. Nếu có thắc mắc, hãy liên hệ đến công ty để chúng tôi có cơ hội giải đáp thắc mắc chi tiết hơn nha. 

 



Bài viết liên quan

Cấu tạo của máy biến thế Máy Biến Thế: Cấu Tạo Và Nguyên Tắc Hoạt Động

Máy biến thế hay còn được gọi là máy biến áp là thiết bị được dùng rộng rãi trong thực tế nhất là ngành điện. Chúng ta thường thấy máy biến thế trên các trụ điện với chức năng là hạ thế điện áp cao sang điện áp thấp cho người dân sử dụng. Do…

Bộ chuyển đổi Profibus sang Profinet Bộ chuyển đổi Profibus sang Profinet

Bộ chuyển đổi Profibus sang Profinet là một thiết bị giúp kết nối và chuyển đổi dữ liệu giữa hai giao thức truyền thông công nghiệp phổ biến, Profibus và Profinet. Hệ thống tiêu chuẩn trong bộ lập trình PLC Siemens sử dụng Profibus để kết nối với các thiết bị ngoại vi. Tuy nhiên,…

So sanh Profinet và profibus PROFINET và PROFIBUS: Sự khác biệt, ưu nhược điểm và ứng dụng

Profinet và Profibus là hai chuẩn truyền thông phổ biến nhất hiện nay. Profinet là sự nâng cấp mạnh mẽ từ Profibus. Bạn có biết rằng Profinet có tốc độ truyền nhanh hơn Profinet gần 10 lần và thời gian phản hồ dưới 1ms hay không? Để làm được điều này bạn cần có các…