Hướng dẫn chi tiết và đầy đủ nhất cách đổi độ F sang độ C

Độ F và độ C là 2 đơn vị nhiệt độ được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Vậy làm cách nào để có thể đổi độ F sang độ C và ngược lại. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cách đổi nhé!

Định nghĩa độ C, độ F và độ K

Độ F hay còn có tên gọi đầy đủ là Fahrenheit. Trong thang đo Fahrenheit, nước đóng băng ở 32°F, sôi ở 212°F. Đóng bằng và nhiệt độ sôi có khoảng cách 180°F. Nhiệt độ cơ thể thông thường sẽ dao động quanh 98,6 ℉. Với độ F, số không tuyệt đối được xác định là -459,67°F.

Định nghĩa về độ F, độ C và độ K
Định nghĩa về độ F, độ C và độ K

Độ C viết đầy đủ là Celsius. Trong thang đo Celsius, nhiệt độ băng tan chảy là 0°C. Nhiệt độ sôi của nước là 100°C. Hiện nay, Celsius được định nghĩa theo độ Kelvin. Vậy độ K là gì?

Độ K tên đầy đủ là độ Kelvin, là đơn vị đo lường cơ bản về nhiệt độ. Mỗi độ K trong nhiệt giai Kenvin bằng một độ C trong nhiệt giai Celsius. 0 độ C tương ứng với 273,15 độ K.

Lịch sử hình thành và phát triển của các loại nhiệt độ

Nhiệt độ loại Fahrenheit

Phải nói đến chuyến thăm viếng của Fahrenheit với nhà thiên văn học người Đan Mạch Ole Rømer ở Copenhagen. Chuyến đi này đã giúp ông phát triển thang đo nhiệt độ F. Bởi Rømer đã tạo ra chiếc nhiệt kế đầu tiên với hai điểm chuẩn để phân định. Trong thang Rømer thì điểm đóng băng của nước là 7.5॰, điểm sôi là 60॰. Nhiệt độ cơ thể bình thường của con người là 22.5 độ Rømer.

Người phát triển thang đo độ F
Người phát triển thang đo độ F

Sau khi nghiên cứu, Fahrenheit đã chọn điểm số 0 trên thang nhiệt là nhiệt độ thấp nhất của mùa đông năm 1708 – 1709 tại quê nhà. Bằng một hỗn hợp đặc biệt, ông đã tạo ra điểm chuẩn thứ nhất −17.8°C. Fahrenheit làm thế để tránh được nhiều nhất những nhiệt độ âm.

Năm 1714, ông xác định điểm chuẩn thứ hai là 32°F. Đây là nhiệt độ đóng băng của nước tinh khiết. Điểm chuẩn thứ ba là thân nhiệt của con người là 96°F. Tuy nhiên, để phù hợp với tiêu chuẩn hiện nay thì thang đo nhiệt độ được xác định lại theo hai điểm chuẩn mới. 32°F là nhiệt độ đóng băng và 212°F là nhiệt độ sôi của nước. Thân nhiệt bình thường của con người sẽ là 98,6°F.

Thang nhiệt Fahrenheit được sử dụng rất rộng rãi tại các nước châu Âu, châu Mỹ.

Nhiệt độ loại Celsius

Nhiệt độ loại Celcius
Nhiệt độ loại Celcius

Độ C với tên đầy đủ là Celsius. Đây là đơn vị đo nhiệt độ được lấy tên của nhà thiên văn học người Thụy Điển Anders Celsius (1701–1744). Ông là người đầu tiên phát hiện ra hệ thống đo nhiệt độ căn cứ theo trạng thái của nước. Nhiệt độ sôi của nước ở 0°C và nước đóng băng ở 100°C vào năm 1742. Tuy nhiên, chỉ sau 2 năm, ông đã khẳng định lại điều ngược lại. Khi nhiệt độ sôi của nước là 100°C và nước đóng băng ở 0°C.

Hệ thống đo nhiệt độ này được dùng phổ biến cho đến nay. Ở Việt Nam, độ C được sử dụng phổ biến nhất.

Tại sao phải chuyển đổi qua lại giữa các đơn vị nhiệt độ

Trên thực tế, mỗi quốc gia sẽ chọn cho mình một thang đo nhiệt độ khác nhau trong 3 thang. Nên việc chuyển đổi nhiệt độ sẽ giúp công việc nghiên cứu dễ dàng hơn. Đây cũng là một bài toán rất hay cho các bạn học sinh đang học môn vật lý. Việc đổi nhiệt độ này được ứng dụng rất nhiều trong công nghệ, khoa học kỹ thuật.

Chúng ta cũng có thể kể đến 1 ví dụ điển hình là về các thiết bị máy móc nhập khẩu. Bởi vì không phải lúc nào chúng cũng hoạt động tốt ở mọi nhiệt độ. Nên việc đổi nhiệt độ sẽ giúp bạn đảm bảo được máy móc vận hành tốt nhất.

Cách thức chuyển đổi độ F sang độ C, độ K và ngược lại

Chuyển đổi độ F sang độ C thông qua công thức toán học

Đây có lẽ là một trong những cách phổ biến nhất hiện nay. Dựa vào công thức, bạn có thể thoải mái chuyển đổi qua lại với bất kỳ nhiệt độ nào. Tuy nhiên, cách này có nhược điểm là bạn phải ghi nhớ các công thức phức tạp. Chỉ cần sai một số hoặc một dấu là kết quả sẽ sai. Nên hãy thật sự chú ý nhé!

Công thức chuyển đổi nhiệt độ
Công thức chuyển đổi nhiệt độ

Chuyển đổi độ F sang độ C thông qua bảng

Bảng theo dõi các thông số chuyển đổi dễ dàng hơn
Bảng theo dõi các thông số chuyển đổi dễ dàng hơn

Chuyển đổi độ F sang độ C thông qua Google

Nếu hai cách trên bạn phải nhớ công thức hay mang theo bảng thì cách tra Google sẽ thuận tiện hơn rất nhiều. Bạn chỉ cần có công cụ tra và internet là đủ rồi.

Cách thức thực hiện:

  • Bước 1: Vào trình duyệt Chrome
  • Bước 2: Gõ công cụ tìm kiếm Google
  • Bước 3: Gõ từ khóa theo cú pháp “nhiệt độ F to C” hoặc “nhiệt độ K to C”
  • Bước 4: Kết quả chuyển đổi sẽ ngay lập tức được hiện ra

Ví dụ: Bạn muốn chuyển từ 50°F sang độ C, thì từ khóa sẽ là “40 F to C”. Kết quả sẽ được trả qua hình dưới đây:

Kết quả chuyển đổi thông qua Google
Kết quả chuyển đổi thông qua Google

Chuyển đổi thông qua một số app trên điện thoại

Một số app điện thoại giúp đỡ việc chuyển nhiệt độ tiện ích
Một số app điện thoại giúp đỡ việc chuyển nhiệt độ tiện ích

Hiện nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật thì những app điện thoại đổi nhiệt độ ra đời rất nhiều. Chúng ta hoàn toàn có thể đổi độ F sang độ C, độ K và ngược lại rất dễ dàng. Đặc biệt, khi dùng app, bạn không cần đến internet để thực hiện. Chỉ cần điện thoại của bạn có tải app chuyển đổi đơn vị là có thể thực hiện được một cách dễ dàng. Đây được đánh giá là cách dễ thực hiện và nhanh chóng nhất.

Như vậy, bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp đầy đủ cho các bạn cách thức chuyển đổi độ F sang độ C, độ K. Hy vọng bạn có thể áp dụng những cách trên của chúng tôi vào trong cuộc sống, công việc nhé!



Bài viết liên quan

Rogowski RC150-060-100-300 cho điện 3 pha Biến dòng Rogowski RC150 Đo Tải 4000A

Biến dòng Rogowski RC150 vừa đáp ứng yêu cầu đo dòng từ vài chục ampe cho tới hàng nghìn ampe với độ chính xác cao. Chỉ duy nhất 1 cuộn dây Rogowski có thể đo dòng từ nhỏ tới lớn mà không cần chọn tải tương ứng. Với ngõ ra 100mV/kA tương ứng 1000A cho…

Điện trở sấy là gì Review điện trở sấy là gì: Tìm hiểu điện trở sấy tủ điện

Điện trở sấy là gì. Tại sao điện trở sấy được dùng nhiều trong công nghiệp. Tất cả sẽ được giải đáp trong bài chia sẻ này. Điện trở sấy là một thiết bị được sử dụng để chuyển đổi điện năng thành nhiệt năng. Nói cách khác đây là thiết bị có thể làm…

Lắp đặt cảm biến phát hiện nước theo chiều thẳng đứng Cảm biến phát hiện nước – Nước Trong Dầu

Cảm biến phát hiện nước ra đời nhằm cảnh báo khi có nước tới một vị trí nào đó trong bồn chứa hoặc phát hiện sự rò rỉ nước. Cảm biến hoạt động như một công tắc, khi không có nước cảm biến sẽ ở trạng thái Tắt – tức là OFF. Khi có nước…