Chống Sét Lan Truyền 1 Pha

Chống sét lan truyền 1 pha là một thiết bị không thể thiếu trong ngôi nhà cũng bạn cũng như các tủ điện 1 pha. Việc bảo vệ các thiết bị điện bởi sét ngay từ điện nguồn ngày càng được quan tâm bởi các thiết bị điện, điện tử, công trình công cộng, đèn chiếu sáng … rất nhạy cảm với sét dù rằng sét không đánh trực tiếp vào ngôi nhà hay công trình của bạn.

Chống sét lan truyền 1 pha trong nhà
Chống sét lan truyền 1 pha trong nhà

Để làm được điều đó bạn cần có ít nhất một thiết bị chống sét lan truyền 1 pha hay còn gọi là SPD. Đây là một thiết bị nhỏ gọn được lắp sau CP / cầu dao tổng trước hệ thống chống giật và các CP con vào công trình nhà ở hoặc công trình công nghiệp.

Điều này giúp hạn chế tối đa việc tăng điện áp một cách đột ngột khi có sét xảy ra dù cách xa hệ thống điện của bạn.

Nếu bạn nghĩ rằng sét rất hiếm đánh vào công trình, nhà ở, nhà xưởng …của bạn thì không ảnh hưởng tới thiết bị điện thì bạn đã lầm bởi dù sét có cách xa 2km thì các xung cảm ứng điện từ cũng làm hỏng, thậm chí gây cháy nổ cho các thiết bị điện. Thiết bị chống sét lan truyền 1 pha có thể bảo vệ sét lan truyền trong phạm vi 2 km tính từ vị trí có sét xảy ra.

Đó là lý do tại sao thiết bị chống sét lan truyền 1 pha là một thiết bị không thể thiếu trong tất cả các công trình nhất là các biệt thự, khu nghỉ dưỡng cao cấp, các hệ thống đèn chiếu sáng, giao thông công cộng …

Chống sét lan truyền 1 pha là gì?

Các thiết bị hư hỏng so sét an truyền thường không để lại dấu vết & khó nhận biết bằng mắt thường. Bạn chỉ có thể dùng các thiết bị đo chuyên dụng để chuẩn đoán các linh kiện của thiết bị điện bị cháy do quá điện áp tăng đột ngột.

Chống sét lan truyền 1 pha S400HV-2
Chống sét lan truyền 1 pha S400HV-2

Thiết bị chống sét lan truyền 1 pha hay còn gọi là SPD ( Surge Protection Devices ) được tạo ra để bảo vệ các thiết bị điện phía sau nó. Khi có sét xảy ra dù không trực tiếp đánh vào các công trình hay nhà ở thì cũng tạo ra một điện áp tăng đột ngột trong một thời gian ngắn. Điện áp này có thể lên tới từ 1500V cho tới 6000V. Dù xảy ra nhất thời chỉ từ 10-350 us nhưng cũng đủ làm cho các thiết bị điện, điện tử hư hỏng mà khi nhìn vào bằng mắt thường không thể nhận ra.

Như vậy, chống sét lan truyền 1 pha là một thiết bị điện được dùng cho hệ thống điện 1 pha giúp bảo vệ hệ thống điện trong bán kính 2km tính từ vị trí sinh ra sét. Thiết bị chống sét phải có thời gian đáp ứng nhỏ hơn 25 ns đối với L-N và nhỏ hơn 100ns đối với N-PE.

Nguyên lý chống sét lan truyền

Thiết bị chống sét lan truyền 1 pha ( SPD ) có chứa ít nhất một linh kiện phi tuyến có trở kháng cao được kết nối song song với các thiết bị điện tử. Khi điện áp của hệ thống tăng đột biến, trở kháng của thiết bị SPD sẽ giảm xuống để dòng điện tăng đột biến được dẫn qua SPD xuống đất mà không đi vào các thiết bị điện.

Nguyên lý chống sét lan truyền hoạt động theo nguyên lý mạch bảo vệ. Khi có sét đánh vào hệ thống thiết bị chống sét sẽ cắt sét trực tiếp. Bên trong các thiết bị chống sét có các bộ lọc xung làm triệt tiêu các xung nhiễu của sét qua đó giúp bảo vệ các hệ thống điện, bảo vệ quá áp, quá tải đường dây. Điều này giúp cho đường dây không bị quá tải, không xảy ra các hiện tượng chập, cháy…

Sét lan truyền thâm nhập vào các công trình, nhà ở thông qua các thiết bị :

– Anten và các thiết bị có mũi nhọn bằng kim loại

– Cáp treo, dây điều khiển, dây điện thoại, dây tín hiệu, dây dẫn truyền thông …

– Các loại dây cáp, điện ngầm, dây internet

– Cáp kết nối giữa các thiết bị điện

– Bộ chuyển đổi nguồn AC/ DC

– Hệ thống tiếp đất và các điểm nối đất chung với nhau

– Các thiết bị có vỏ che chắn bằng kim loại

Đối với các thiết bị quan trọng bạn cần bảo vệ nhiều tầng như thiết kết lắp đặt thiết bị chống sét lan truyền 1 pha, lọc sét nhiều tầng để bảo vệ hệ thống điện và điều khiển hiệu quả. Việc chống sét lan truyền ngày càng được quan tâm khi mà bất cứ nơi đâu cũng có thể xảy ra mưa, bão và sinh ra sét bất kỳ lúc nào.

Cách đấu dây chống sét lan truyền 1 pha?

Cách đấu dây chống sét S400HV-2
Cách đấu dây chống sét S400HV-2

Cách đấu dây chống sét lan truyền 1 pha khá đơn giản. Nguồn L-N mắc song song và nằm giữa CP tổng và CP con. Đầu còn lại PE phải được mắc với PE – nối trực tiếp với cọc tiếp địa xuống đất. Việc đấu nối cọc tiếp địa là bước cực kỳ quan trọng, nếu đóng tiếp địa không đúng cách hoặc không có tiếp địa thì chống sét lan truyền 1 pha sẽ không có tác dụng bảo vệ khi có sét xảy ra.

Việc lắp đặt thiết bị chống chét lan truyền 1 pha sẽ ngăn các dòng điện cao áp này đi vào hệ thống điện bằng cách truyền xuống đất thông qua dây PE hay còn gọi là mass.

Chống sét lan truyền SPD S400HV-2 của Seneca?

Chống sét lan truyền S400HV-2
Chống sét lan truyền S400HV-2

Thiết bị chống sét lan truyền S400HV-2 của Seneca được sản xuất tại Ý được dùng cho điện 1 pha trong khu vực Type 2 với điện áp 240Vac và max 335Vac L-N / 260Vac N-PE. Chống sét SPD S400HV-2 của Seneca được sử dụng cho một mục đích cụ thể như một công tắc nhanh & được kích hoạt khi sét lan truyền xảy ra trong một phạm vi nhất định.

Sau khi được kích hoạt, thành phần triệt tiêu của bộ chống sét lan truyền sẽ bị ngắt khỏi trạng thái trở kháng cao, và cực L sẽ chuyển sang trạng thái điện trở thấp. Với nguyên lý này thì dòng điện tăng cục bộ trong thiết bị điện tử sẽ được giải phóng.

Trong quá trình chống sét thì thiết bị chống sét S400HV-2 sẽ luôn duy trì một điện áp ổn định cho hệ thống điện 1 pha. Điện áp này đảm bảo thiết bị chống sét luôn hoạt động và có thể xả dòng điện đột biến xuống đất thông qua PE ( nối đất ) một cách an toàn.

Tóm lại, thiết bị chống sét lan truyền S400HV-2 bảo vệ các thiết bị điện, điện tử khỏi sự tác động của các tia sét không trực tiếp. Lưu ý rằng việc nối tiếp địa đúng cách đóng vai trò quan trọng nhất trong việc thu sét lan truyền và truyền xuống đất.

Thông số kỹ thuật S400HV-2

Thông số kỹ thuật S400HV-2
Thông số kỹ thuật S400HV-2

Đối với thiết bị chống sét lan truyền bạn cần quan tâm đến các chỉ số về dòng điện, điện áp và thời gian cắt sét.

– Điện áp định mức Un 240Vac.

– Điện áp hoạt động liên tục tối đa Uc 335Vac giữa L-N và 260Vac giữa N-PE. Uc là điện áp AC mà thiết bị chống sét lan truyền có thể hoạt động ở trạng thái bình thường.

– Điện áp trên các đầu nối Up là 1.5KV giữa L-N hoặc L-PE hoặc N-PE. Up là điện áp tối đa thiết bị chống sét lan truyền 1 pha có thể bảo vệ được hệ thống.

– Dòng điện In là 20KA giữa L-N hoặc L-PE hoặc N-PE. In được gọi là dòng điện xả khi xảy ra sét tác động vào hệ thống điện.

– Dòng điện Imax ( 8/20 ) us là 40KA giữa L-N, N-PE, L-PE. Imax là dòng điện lớn nhất có thể chịu được của SPD. Thông thường Imax gấp 2 lần In tức là 40KA là tiêu chuẩn. Nếu thiết bị chống sét chịu dòng cao hơn 40KA thì khi đó màu xanh bên trong sẽ đổi màu thành đen. Lúc này chúng ta nên thay mới vì thiết bị đã bị hỏng.

– Thời gian đáp ứng 25ns giữa L-N, N-PE

– Cách đấu nối giữa SPD đơn giản là L bên trái với nguồn nóng AC, N phải với nguồn lạnh AC, và PE ở cực trên đấu với dây tiếp địa.

Ưu điểm của bộ chống sét lan truyền SPD

– Chịu được dòng quá áp cao gấp 2 lần so với dòng điện có thể xả xuống đất

– S400HV-2 chống được nhiều xung & cắt sét nhanh chóng với thời gian đáp ứng nhanh

– Vừa cắt vừa lọc xung giúp triệt tiêu xung cao áp và dòng khi xảy ra sét xung quanh

– Có đèn báo màu xanh để biết thiết bị hoạt động còn tốt hay không

– Giảm chi phí sửa chữa và bào vệ các thiết bị phía sau S400HV-2

– Thiết bị có hư do sét đánh quá áp thì hệ thống điện vẫn hoạt động bình thường mà không bị mất điện.

– Thiết kế nhỏ gọn lắp đặt trên DIN RAIL của tủ điện

Giá chống sét lan truyền

Khi bạn cần mua chống sét lan truyền SPD cho hệ thống điện, điều khiển, đường truyền mạng, truyền thông thì cái đầu tiên bạn cần biết là bạn đang cần chống sét cho thiết bị gì. Thật ra, có khá nhiều thiết bị cần chống sét khác nhau chứ không chỉ có duy nhất chống sét nguồn 220Vac.

Chúng ta sẽ có các loại giá chống sét lan truyền khác nhau như :

– Chống sét lan truyền 1 pha 220Vac

– Chống sét lan truyền 3 pha 380Vac

– Chống sét lan truyền nguồn một chiều 24Vdc

– Thiết bị chống sét lan truyền cho hệ thống camera

– Chống sét lan truyền cho tín hiệu analog 4-20mA

– Chống sét lan truyền cho mạng LAN

Khi bạn xác định được rằng mình đang cần loại chống sét nào. Khi đó chúng ta mới có thể chào giá chống sét lan truyền một cách chính xác.

Chống sét lan truyền Seneca

Seneca – sản xuất các thiết bị chuyên về xử lý tín hiệu và cũng là một nhà sản xuất các thiết bị chống sét lan truyền 1 pha và tín hiệu nói chung. Tức là Seneca sẽ chuyên sản xuất các thiết bị chống sét lan truyền cho điện dân dụng và điện công nghiệp điều khiển tín hiệu. Các thiết bị chống sét lan truyền Seneca sản xuất gồm có :

– Chống sét lan truyền 1 pha 230Vac

– Chống sét lan truyền 24Vdc

– Chống sét tín hiệu analog 4-20mA

– Chống sét cho tín hiệu Digital, xung

– Chống sét cho đường truyền ethernet

– Chống sét cho truyền thông profibus, RS485, RS422, Can bus, Modbus RTU/ASCII, TCP-IP

Như vậy, với hệ sinh thái của mình Seneca gần như cung cấp đầy đủ các thiết bị liên quan đến chống sét trong hệ thống công nghiệp. Tất nhiên rằng, các thiết bị của Seneca sử dụng tốt cho các công trình dân dụng bởi tiêu chuẩn công nghiệp khắc khe hơn dân dụng một cấp.

Nếu bạn chưa rõ mình cần một thiết bị chống sét nào. Đùng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Chúc các bạn thành công !

Kỹ sư Cơ – Điện Tử

Nguyễn Minh Hòa

Mobi : 0937.27.5566

Mail : hoa.nguyen@huphaco.vn

 



Bài viết liên quan

Chức năng TARE của đầu đọc loadcell Bộ Hiển Thị Loadcell STR551-12ABC-T128

Bộ hiển thị loadcell hay còn gọi màn hình hiển thị loadcell hoặc bộ đầu đọc loadcell. Đây là một thiết bị được sử dụng nhằm mục đích hiển thị tín hiệu từ loadcell truyền về trực tiếp mà không cần qua bộ khuếch đại loadcell. Như chúng ta đã biết loadcell chính là một…

Ứng dụng Modbus Gateway trong công nghiệp Modbus Gateway Cho Modbus RTU TCP-IP Profinet

Tôi có thể nói với các bạn rằng sẽ là một thiếu sót nếu như các bạn không biết tới Remote I/O và modbus gateway trong thời đại công nghiệp ngày càng phát triển. Nếu như bạn đang cần một giải pháp truyền thông công nghiệp tiết kiệm chi phí, đơn giản cho hệ thống…

Bộ Chuyển Đổi Công Suất Điện Bộ Chuyển Đổi Công Suất Điện

Bộ chuyển đổi công suất điện được sử dụng như một đồng hồ đo công suất điện năng, đồng thời tích hợp thêm chức năng truyền tín hiệu về trung để giám sát, điều khiển hoặc cảnh báo. Điểm khác biệt của các bộ chuyển đổi tín hiệu thường là không có hiển thị trên…