Cặp nhiệt điện là gì?

Cặp nhiệt điện là gì? Có ai không biết cặp nhiệt điện là gì không? Có ai nghe thấy tên quen quen mà chưa hình dung ra nó là thiết bị gì không? 

Vậy thì mời các bạn đọc quan bài biết này. Mình sẽ trình bày ngắn gọn giúp các bạn ôn lại kiến thức nè!

Cặp nhiệt điện là gì?

Cặp nhiệt điện thực chất là tên gọi khác của can nhiệt, của thermocouple. Nhưng nếu xét về tính chính xác trong cách gọi, thì cặp nhiệt điện theo mình là cái tên phản ánh đúng nhất bản chất của cảm biến này.

Cặp nhiệt điện
Cặp nhiệt điện

Cặp nhiệt điện có nghĩa là một cặp kim loại phản ứng với nhiệt độ và sinh ra điện áp. Ai tìm ra được nguyên lý này tài ghê. Để mình wiki một chút, à thì ra là Thomas Johann Seebeck. Cảm ơn ông về công trình khám phá này.

Vâng, cụ thể là một cặp kim loại khác loại được nối với nhau ở một đầu sau đó nung nóng lên. Và đầu kia được nối với đồng hồ đo điện áp. Chúng ta sẽ nhận thấy sự thay đổi giá trị điện áp ở mức mV.

Lưu ý gì khi sử dụng can nhiệt

Có một lưu ý không hề nhỏ khi các bạn quyết định tìm mua và sử dụng cặp nhiệt điện đó là: Cặp nhiệt điện có tính hiệu output dạng điện áp. Cho nến chúng sẽ có cực. Và khi đấu nối, chúng ta cần quan tâm đến các cực này. Phải phân biệt đâu là dây dương (+) và đâu là dây âm (-). Việc đấu sai sẽ dẫn đến kết quả sai, hay thậm chí là hỏng luôn can nhiệt.

Một lưu ý nữa cũng không hề kém quan trọng đó là: Chọn cặp nhiệt điện phải theo dải đo mình dự tính. Có nghĩa, bạn cần đo đến hơn 1200°C thì không thể sử dụng can nhiệt loại K hay J được. Mà lúc này phải chuyển qua dùng thermocouple loại S hoặc R với dải đo lên đến 1600°C.

Nguyên lý can nhiệt
Nguyên lý can nhiệt

Theo sau đó là một số lưu ý khi chọn lựa cặp nhiệt điện như:

  • Xác định vị trí lắp đặt
  • Xác định bước ren kết nối
  • Chiều dài que đo
  • Đường kín đầu dò
  • Loại củ hành hay loại dây
  • Chiều dài cáp
  • Vỏ inox hay bọc sứ,…

Cặp nhiệt điện có những loại nào? Phân loại cặp nhiệt điện

Trong thực tế sử dụng hiện nay, cặp nhiệt điện được phân ra làm rất nhiều loại, trong đó bao gồm:

  • Can nhiệt K: Cấu tạo từ 2 thành phần (Nickel-Chromium / Nickel-Alumel) và chịu nhiệt độ tối đa lên đến 1200°C. Đây có thể nói là cặp nhiệt điện phổ biến nhất trong môi trường công nghiệp hiện nay
  • Loại J: Làm từ 2 vật liệu (iron–constantan) và có giới hạn nhiệt độ ở mức 1200°C
Sử dụng cặp nhiệt điện
Sử dụng cặp nhiệt điện
  • Tiếp đến là loại S: Loại này có cấu tạo từ (Platinum Rhodium – 10% / Platinum) và chịu được max là 1600°C
  • Cặp nhiệt điện R: Là 2 chất (Platinum Rhodium -13% / Platinum) cấu tạo nên, và chịu được nhiệt độ lên đến
  • Loại B: Chịu được đến và có cấu tạo từ thành phần (Platinum Rhodium – 30% / Platinum Rhodium – 6%)

Ngoài ra, còn có một số loại ít phổ biến hơn như là:

  • Can nhiệt loại E, M, N, T có cùng vật liệu với loại K nhưng có dải nhiệt độ tương ứng nhỏ hơn lần lượt là E(−110°C đến +140°C), M(1400°C), N(−270°C đến +1300°C) và T(−200 đến 350°C)
  • Cặp nhiệt điện loại C, D, G

Ứng dụng của cặp nhiệt điện

Trên internet khi tìm từ khoá này, chắc chắn 1 điều rằng, các bạn sẽ nhận đến cả triệu thông tin chia sẻ. Nhưng câu hỏi tại sao phải dùng cặp nhiệt điện, và dùng trong trường hợp nào thì có lẽ ít người đề cập và trả lời.

Vậy tại sao lại dùng cặp nhiệt điện, trong khi đó dùng Pt100 chính xác hơn nhiều?

Lý do là, cặp nhiệt điện bền hơn, chịu được nhiệt độ cao hơn. 

Vậy tại sao không dùng cặp nhiệt điện luôn cho tất cả ứng dụng mà lại tuỳ ứng dụng mà dùng RTD hoặc thermocouple?

Câu trả lời là tính chính xác và nhiễu. Do Pt100 thì độ sai số nhỏ nên tính chính xác cao hơn và là tín hiệu điện trở cho nên chúng ít bị ảnh hưởng bởi nhiễu của môi trường. Thermocouple thì sai số cao, nên tính chính xác không cao. Và quan trọng là tín hiệu của chúng là tín hiệu điện áp thấp nên rất dễ bị nhiễu bởi môi trường xung quanh.

Ứng dụng cặp nhiệt điện
Ứng dụng cặp nhiệt điện

Vậy khi nào dùng cặp nhiệt điện?

Khi mà RTD không thể đo được, và không cần độ chính xác quá cao của phép đo. Và quan trọng là tính kinh tế, can nhiệt luôn có giá thành thấp hơn cảm biến nhiệt độ RTD.

Ví dụ một vài ứng dụng người ta thường hay sử dụng cặp nhiệt điện như:

  • Đo nhiệt độ lò hơi
  • Đo nhiệt độ lò nung gốm sứ, nung gạch
  • Dùng trong hệ thống sản xuất thực phẩm, dây chuyển kiểm tra chất lượng
  • Sử dụng trên các máy đùn có nhiệt độ cao

Đến đây, các bạn còn thắc mắc hay cần tư vấn thêm hãy cứ để lại cmt ở phần bình luận nhé! Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này!



Bài viết liên quan

cảm biến nhiệt độ Pt100 3 dây Cách Đấu Dây Cảm Biến Nhiệt Độ

Bạn đang có một cảm biến nhiệt độ và một bộ hiển thị nhiệt độ và PLC nhưng chưa biết cách làm thế nào để kết nối chúng với nhau. Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ cách đấu dây cảm biến nhiệt độ với màn hình hiển thị nhiệt độ, bộ chuyển đổi…

các loại cảm biến nhiệt độ Các Loại Cảm Biến Nhiệt Độ

Nếu là lần đầu tiên bạn tìm hiểu về cảm biến nhiệt độ hoặc mua và báo giá cảm biến can nhiệt độ thì bạn sẽ bối rối khi biết rằng có rất nhiều loại cảm biến nhiệt khác nhau. Các cảm biến đầu dò nhiệt độ được sử dụng trong các nhà máy, xí…

Ứng dụng can nhiệt S Can nhiệt S | Những điều cần biết

Can nhiệt S là một model trong hệ các loại cặp nhiệt điện hay can nhiệt thermocouple. Chúng có dải đo như thế nào? Ưu nhược điểm của cặp nhiệt điện loại S như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài chia sẻ ngắn này! Tóm Tắt Nội Dung1 Can nhiệt S…