Cảm biến áp suất hơi | Những lưu ý khi chọn và lắp đặt 

Cảm biến áp suất hơi được dùng để giám sát hoặc bảo vệ hệ thống sản xuất. Nhiệm vụ của chúng rất quan trọng trong việc bảo vệ cơ cấu, khi hơi được cấp ra đường ống có vượt quá ngưỡng chịu đựng của đường ống hay không. Bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về cảm biến áp suất hơi nhé!

Cảm biến áp suất hơi là gì?

Cảm biến áp suất hơi là gì? Thực chất đây chỉ là tên gọi kèm ứng dụng của cảm biến áp suất mà thôi.

Có nghĩa là cảm biến áp suất được sử dụng trong trường hợp đo khí, hơi trên đường ống hay lò hơi…thường được gọi là cảm biến áp suất lò hơi…

Cảm biến áp suất hơi
Cảm biến áp suất hơi

Khác biệt lớn nhất của cảm biến áp lực hơi là chúng được dùng trong môi trường có nhiệt độ làm việc cao. Cho nên cần dùng những thiết bị phụ kiện để giảm nhiệt độ tác động trực tiếp lên cảm biến. Vì thực chất nhiệt độ làm việc của cảm biến áp suất chỉ dưới 85°C mà thôi.

Ứng dụng của cảm biến áp suất hơi

Cảm biến áp suất hơi dễ thấy nhất là trong các ứng dụng như:

  • Lắp đặt trên các đường cấp nước và thoát nước của lò hơi. Với nhiệt độ nước đầu vào trong tầm hoạt động của cảm biến áp suất, cho nên không cần dùng đến ống siphon hay cooling tower. Nhưng với đường thoát nước, đường dẫn hơi nóng đi đến vị trí sử dụng thì cần phải có ống siphon hoặc cooling tower để bảo vệ cho cảm biến áp lực hơi. Vì nhiệt độ tại đường thoát hơi rất cao, có khi lên đến 450C hoặc hơn nữa. Chính vì thế, vượt quá nhiệt độ chịu đựng của cảm biến áp suất. Cần phải có ống siphon hay cooling tower làm giảm bớt nhiệt độ tác động lên cảm biến.
Hệ thống nhà máy
Hệ thống nhà máy
  • Một trường hợp nữa là, cảm biến áp lực hơi làm việc trên các đường dẫn khí gas làm lạnh. Chúng dùng để đo áp lực tạo ra từ các motor bơm khí. Cảm biến áp lực hơi sẽ giám sát, khi áp lực thiếu hoặc vượt quá mức cho phép, tín hiệu từ cảm biến sẽ báo cho bộ điều khiển bơm làm việc. Ngăn chặn những tình huống hư hỏng không đáng có trên hệ thống.
  • Ngoài ra, cảm biến áp suất hơi còn được sử dụng trong hệ thống cấp hơi của ngành may, ngành da và ngành giấy,…

Cách cảm biến áp suất hơi hoạt động

Cảm biến áp suất hơi cũng hoạt động như cảm biến đo áp lực thông thường. Tức là nhận áp lực đi qua một lỗ nhỏ vào bên trong cảm biến và sau đó áp lực này tác động lên màng. Màng bị ép căng tác động đến bộ phận đo và chuyển đổi thành tín hiệu đo.

Tín hiệu output trên cảm biến thường là tín hiệu analog chuẩn 4-20mA. Một tín hiệu tương thích với nhiều thiết bị và hệ thống điều khiển trong công nghiệp.

Với cảm biến áp suất hơi thì thường có thang đo lớn, thường thấy những thang đo vượt ngoài 100 bar. Và chúng có khả năng chịu quá áp lên đến ½ thang đo trong một khoảng thời gian nhất định.

Cảm biến áp lực hơi thường dùng trong môi trường có nhiệt độ cao, có khi rất cao. Do đó, thông thường người ta sẽ dùng đến các phụ kiện bảo vệ như là: Ống siphon hay cooling tower.

Ống syphon
Ống syphon

Ống siphon thì dùng cho nhiệt độ tầm dưới 200°C. Và có mức giá khá rẻ. Dễ tìm mua.

Cooling tower thì bên ngoài thị trường cũng có, nhưng thông thường người sử dụng sẽ mua kèm loại cùng hãng cảm biến cung cấp. Cooling tower thì có giá khá đắt và làm việc hiệu quả hơn ống siphon. Có thể chịu được nhiệt độ cao lên đến 450°C.

Cooling Tower cho cảm biến áp suất hơi
Cooling Tower cho cảm biến áp suất hơi

Hai loại phụ kiện này khá quan trọng trong ngành hơi. Khi cần sử dụng, các bạn chú ý đến bước ren của chúng cho phù hợp với cảm biến áp suất hơi đang sử dụng nhé!

Cách đấu dây cảm biến áp lực hơi

Cảm biến áp suất hơi trên terminal đầu ra có 4 chân output.  Và cách đấu chân theo ngõ ra, được thể hiện như hình minh hoạ bên dưới. Các bạn chú ý dạng tín hiệu output nhé.

Đấu dây cho cảm biến áp suất hơi
Đấu dây cho cảm biến áp suất hơi
Tín hiệu output
Tín hiệu output

Lưu ý gì khi chọn cảm biến áp suất lò hơi

Những lưu ý khi chọn cảm biến áp suất, mình đã chia sẻ trong một bài viết gần đây. Trong mục này, mình muốn nói thêm một số lưu ý với dòng cảm biến áp lực đo hơi như sau:

  • Chọn thang đo: Cần chọn thang đo lớn hơn thiết kế hệ thống khoảng 1 đến 1.5 lần
  • Nắm được giá trị nhiệt độ hiện hữu trên đường ống hay tại vị trí đo
  • Chọn ống siphon hoặc cooling tower có bước ren phù hợp
  • Chọn tín hiệu output có tính tương thích với hệ thống hiện hữu hoặc sơ đồ thiết kế
  • Mức sai số giới hạn cho phép
  • Có cần hiển thị thông số đo tại chỗ hay không?

Trên đây là kinh nghiệm chọn cảm biến áp lực hơi của đội kỹ thuật bên mình. Các bạn có đóng góp nào hay thì hãy để lại bình luận bên dưới nhé!

Hệ thống dẫn hơi - khí nhà máy
Hệ thống dẫn hơi – khí nhà máy

Cảm biến áp lực hơi hãng nào tốt

Hiện nay trên thị trường, với việc xuất nhập khẩu hàng hoá nhanh chóng và dễ dàng hơn. Cho nên có nhiều hãng cung cấp đã xuất hiện tại Việt Nam. Do đó, việc tìm mua cảm biến áp lực hơi cũng khá dễ dàng. Nhưng bên cạnh đó, có quá nhiều hãng sẽ khiến chúng ta bối rối. Không biết nên dùng hãng nào tốt.

Thực ra, để chọn hãng nào cũng không khó, chủ yếu là sản phẩm đó có thông tin đầy đủ trên internet hay không? Và thông tin có rõ ràng, chúng ta google tên sản phẩm đó có ra hay không? Đây cũng là cách để đánh giá một sản phẩm có tốt hay không tốt.

Tất nhiên, với những sản phẩm như cảm biến áp lực hơi thì chúng nên ưu tiên các thương hiệu đến từ Mỹ hoặc Châu Âu, kế đến là Nhật hay Hàn Quốc. Mức giá của các sản phẩm bây giờ cũng không quá chênh lệch nhiều. Vì thế cứ hàng tiêu chuẩn cao mà dùng thôi!

Bài viết chia sẻ cho các bạn thông tin về dòng cảm biến áp lực hơi. Hiện được sử dụng nhiều trong các nhà máy có hệ thống lò hơi, nồi hơi,…

Cần tư vấn thêm về sản phẩm, các bạn liên hệ với mình nhé! Cảm ơn!



Bài viết liên quan

Cảm biến áp suất nước 4-20mA Cảm biến áp suất nước 4-20mA

Cảm biến áp suất nước 4-20mA, là dạng cảm biến phổ biến được sử dụng nhiều trong công nghiệp ngày nay. Chúng sử dụng dạng tín hiệu dòng analog được đánh giá cao trong truyền dẫn và điều khiển công nghiệp. Tóm Tắt Nội Dung1 Cảm biến áp suất nước 4-20mA2 Ưu điểm của cảm…

cảm biến áp suất giá rẻ [ Ứng Dụng ] Cảm Biến Áp Suất Chất Lỏng

Chất lỏng nói chung bao gồm nước, dung dịch chứa nước, dầu ăn, dầu làm mát, dầu diesel được sử dụng trong quá trình sản xuất. Cảm biến áp suất chất lỏng đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát và điều khiển bơm. Cảm biến áp suất có thể lắp trong trong các…

Bộ chuyển đổi tín hiệu áp suất sang Modbus Chuyển đổi tín hiệu áp suất | Giải pháp xử lý tín hiệu từ cảm biến áp suất

Chuyển đổi tín hiệu áp suất là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề xử lý tín hiệu đầu ra từ nhiều cảm biến áp suất, thông qua các bộ chia tín hiệu, chuyển đổi tín hiệu. Để hiểu rõ hơn từng giải pháp, tìm đáp án từng bài toán. Mời các bạn xem…