Bạn biết gì về bộ điều khiển DDC? Cách nhận biết DDC và PLC là gì?

Khái niệm DDC là gì?
Khái niệm DDC là gì?

Có thể với một số người, khái niệm bộ điều khiển còn xa lạ. Tuy nhiên, trong lĩnh vực tự động hóa, thuật ngữ này thường được gắn liền với bộ điều khiển PLC. Đây là một loại điều khiển vô cùng nổi tiếng. Tương tự như vậy, trong kỹ thuật tòa nhà bạn sẽ gặp khái niệm “Bộ điều khiển DDC”. Vậy bộ điều khiển DDC là gì? 4 điểm nổi trội giúp khách hàng nhận biết và phân biệt giữa 2 loại sản phẩm này là gì? Tất cả sẽ được bật mí chi tiết và cụ thể ngay trong bài viết này. 

Bộ điều khiển DDC là gì?

Bạn sẽ tự hỏi DDC là các chữ cái đầu của cụm từ tiếng Anh nào? Và chúng là 3 từ viết tắt của cụm từ Direct Digital Control. Chúng ta có  thể tạm dịch là bộ điều khiển kỹ thuật số trực tiếp. Tuy nhiên, thông thường chúng sẽ được gọi tắt là bộ điều khiển DDC. Đây là sản phẩm chuyên dụng trong các hệ thống như BMS, HVAC, AHU và Chiller.. Sản phẩm có công dụng nhằm điều khiển các hoạt động vận hành của hệ  thống tòa nhà, công xưởng hoặc nhà máy. 

Tương tự như PLC, DDC cũng là một dạng điều khiển trung tâm. Chúng có các bộ phận gắn chíp xử lý bên trong. Ngoài ra, hệ thống bộ nhớ giúp lưu trữ các chương trình chính xác và an toàn hơn. Bên cạnh đó, các cổng thông tin đầu vào, ra sẽ giúp nhận và xuất các tín hiệu điều khiển một cách nhanh nhất. 

3 Ưu điểm của bộ DDC là gì?

Dưới đây là 3 ưu điểm nổi bật nhất của bộ điều khiển DDC. Đây cũng là 3 lý do chính giải thích cho độ phổ biến của sản phẩm trên thị trường hiện nay.

Hệ thống vận hành của bộ điều khiển DDC
Hệ thống vận hành của bộ điều khiển DDC

Ưu điểm 1: Tăng độ linh hoạt trong sử dụng

Các tác dụng tuyệt vời của bộ điều khiển DDC có thể kể đến như lập trình hệ thống. Nhờ đó, bạn có  thể điều khiển hệ thống HVAC một cách hiệu quả và linh hoạt nhất. Ngoài ra, chúng có thể thu thập dữ liệu một cách nhanh – hiệu quả và chính xác cao.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát và cải tiến các tính năng của bộ điều khiển DDC. Nhờ đó chúng có thể linh hoạt hơn trong các hoạt động như đặt lịch, lập trình lịch cụ thể và định vị cũng như điều khiển tổng thể hệ thống. 

Một số chức năng khác của DDC gồm: Kiểm soát hệ thống an ninh, kiểm soát hệ thống chiếu sáng, bảo trì và bảo dưỡng sản phẩm an toàn. 

Ưu điểm 2: Tăng tính hiệu quả trong vận hành

Trong hoạt động vận hành, DDC có thể kết nối thành một hệ thống tổng thể. Từ đó, bạn dễ dàng kiểm soát hoạt động và phát hiện các sự cố không mong muốn nhanh nhất.

Đặc biệt, hệ thống bộ điều khiển DDC có thể gửi các  thông điệp theo nhiều dạng thức khác nhau như: cảnh báo, bảo động và bảo dưỡng sản phẩm, thiết bị định kỳ hàng tuần, quý hoặc năm…

Ưu điểm 3: Tối ưu năng lượng sử dụng

Nhờ tính năng hoạt động nhanh, chuẩn xác, thiết bị giúp tiết kiệm năng lượng trong quá trình sử dụng. 

Bên cạnh đó, khách hàng có thể dễ dàng kiểm soát và theo dõi việc hoạt động. Để làm được điều này, bạn cần hệ thống điểm đặt  theo các mức độ cụ thể. 

Màn hình hiển thị dạng LED hiện đại
Màn hình hiển thị dạng LED hiện đại

4 điểm khác nhau giữa DDC và PLC

Thực tế nhiều khách hàng còn nhầm lẫn giữa hai loại thiết bị này. Dưới đây sẽ là 4 điểm chính giúp bạn nhận biết và phân biệt một cách dễ dàng hơn:

Về đối tượng điều khiển

Đối với DDC, các thiết bị điều hòa hoặc hệ thống cơ cấu chấp hàng sẽ là đối tượng sử dụng chính.

Trong khi đó, PLC có thể dùng để điều khiển thiết bị các cơ cấu thành phần trong nhà máy, xưởng sản xuất.

Về mục đích ứng dụng

Khách hàng cần đến DDC nhằm tiết kiệm lượng điện năng tiêu thụ. Bên cạnh đó, chúng còn giúp quản lý hệ thống tín hiệu vào, ra thích hợp nhất.

Bên cạnh đó, hệ thống PLC được sử dụng nhằm tự động hóa quy trình sản xuất. Nhờ vậy, chúng đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt. 

Hình ảnh minh họa thực tế sản phẩm
Hình ảnh minh họa thực tế sản phẩm

Về không gian và vị trí

Khách hàng thường lắp đặt DDC tại các phòng kỹ thuật của tòa nhà. Chúng giúp quản lý các thiết bị một cách hiệu quả và chính xác hơn. Thông thường, DDC cần được bố  trí theo chiều dọc. 

Trong khi đó, PLC sẽ được lắp đặt tại trung tâm của phân xưởng hay nhà máy. Chúng được ví như những bộ máy trung tâm đầu não chính. Nhằm vận hành toàn bộ các thiết bị và sản phẩm một cách hiệu quả nhất. 

Về giao thức truyền thông

DDC cần được bố trí theo chiều dọc. Do đó, chúng cần khá nhiều không gian. Do đó, các giao thức biến khác với PLC. Các giao thức này thường là Bacnet MS/TP, Lonwork, N2 Open…

Hy vọng các kiến thức trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu DDC là gì cùng cách phân biệt hệ thống bộ điều khiển DDC với PLC. Nếu còn bất kỳ phân vân nào về DDC mong được giải đáp hãy liên hệ đến chúng tôi nhanh nhất nhé!

 

 



Bài viết liên quan

Rogowski RC150-060-100-300 cho điện 3 pha Biến dòng Rogowski RC150 Đo Tải 4000A

Biến dòng Rogowski RC150 vừa đáp ứng yêu cầu đo dòng từ vài chục ampe cho tới hàng nghìn ampe với độ chính xác cao. Chỉ duy nhất 1 cuộn dây Rogowski có thể đo dòng từ nhỏ tới lớn mà không cần chọn tải tương ứng. Với ngõ ra 100mV/kA tương ứng 1000A cho…

Điện trở sấy là gì Review điện trở sấy là gì: Tìm hiểu điện trở sấy tủ điện

Điện trở sấy là gì. Tại sao điện trở sấy được dùng nhiều trong công nghiệp. Tất cả sẽ được giải đáp trong bài chia sẻ này. Điện trở sấy là một thiết bị được sử dụng để chuyển đổi điện năng thành nhiệt năng. Nói cách khác đây là thiết bị có thể làm…

Lắp đặt cảm biến phát hiện nước theo chiều thẳng đứng Cảm biến phát hiện nước – Nước Trong Dầu

Cảm biến phát hiện nước ra đời nhằm cảnh báo khi có nước tới một vị trí nào đó trong bồn chứa hoặc phát hiện sự rò rỉ nước. Cảm biến hoạt động như một công tắc, khi không có nước cảm biến sẽ ở trạng thái Tắt – tức là OFF. Khi có nước…