Áp suất là gì? Công thức tính áp suất

Hiện nay, tại đa số các lĩnh vực đều có nhắc tới khái niệm áp suất là gì, từ trường học, y tế, công nghiệp,… Nhưng không phải ai cũng biết áp suất là gì hay công thức tính áp suất. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, các bạn hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về áp suất là gì thông qua bài viết dưới đây nhé!

Các kiến thức liên quan đến áp suất là gì?

Áp suất là gì?

Áp suất là một đại lượng vật lý (thường có ký hiệu là P), là lực tác dụng lên một đơn vị diện tích theo phương vuông góc. Với khái niệm áp suất thì lực tác dụng sẽ có đơn vị là N (tức Newton) và diện tích sẽ có đơn vị là mét vuông. Từ đó suy ra được áp suất sẽ có đơn vị là newton/mét vuông.

áp suất là gì
Áp suất là gì

Công thức tính áp suất

P = F/S

Trong đó:

  • P: là áp suất hay áp lực (N/m2).
  • F: là lực tác dụng (N).
  • S: là diện tích mà lực đã tác dụng vào (m2).

Cách thức đo lường các đơn vị áp suất là gì?

Các quốc gia phát triển sẽ có nền công nghiệp phát triển, vì thế họ có các khu công nghiệp chuyên sản xuất và phân phối các loại thiết bị đo lường áp suất khác nhau. Tuy nhiên, với một quốc gia thì áp suất lại có một đơn vị đo khác nhau nên việc nắm vững được cách quy đổi là việc làm cần thiết đối với mọi người. Hãy theo dõi để nắm vững được cách quy đổi đơn vị đo áp suất là gì nhé!

các đơn vị đo áp suất
Các đơn vị đo áp suất

Tính theo hệ mét

Nếu các bạn dùng hệ quy đổi này để tính toán và quy đổi thì chúng ta sẽ lấy đơn vị 1bar làm chuẩn. Từ đó có thể quy đổi ra được các loại đơn vị đo tương ứng khác. Cụ thể về một số thông số chuyển đổi ra như sau:

  • 1 bar = 100000 Pa (pascal)
  • 1 bar = 1000 hPa (hectopascal)
  • 1 bar = 100 kPa (kilopascal)
  • 1 bar = 0.1 Mpa (megapascal)
  • 1 bar = 10197.16 kgf/m2

Tính theo hệ đo lường áp suất

Khi tính theo hệ đo lường áp suất này, các bạn cũng sẽ lấy mốc là 1bar làm chuẩn nhưng đầu ra của đơn vị sẽ là dạng chuẩn áp suất như sau:

  • 1 bar = 1.02 technical atmosphere
  • 1 bar = 0.99 atm (physical atmosphere)

Tính theo hệ thủy ngân

Đối với cách chuyển đổi đơn vị đo áp suất theo hệ thủy ngân thì các bạn vẫn sẽ dùng mốc 1bar để chuyển đổi, tuy nhiên đầu ra sẽ có dạng thủy ngân. Cụ thể về đơn vị chuyển đổi như sau:

  • 1 bar = 750 Torr.
  • 1 bar = 750 mmHg (millimetres of mercury)
  • 1 bar = 75 cmHg (centimetres of mercury)
  • 1 bar = 29.5 inHg (inch of mercury)

Tính theo cột nước

Khi các bạn dùng cột nước để quy đổi thì vẫn có thể suy ra từ mốc chuẩn là 1bar. Từ đó sẽ cho ra được các giá trị cột nước tương ứng với mức áp suất như sau:

  • 1 bar = 1019.7 cm nước (cmH2O)
  • 1 bar = 401.5 inc nước (inH2O)
  • 1 bar = 10.19 mét nước (mH2O)

Tính theo hệ chuẩn của Châu Mỹ

Với hệ quy chuẩn của Châu Mỹ thì các bạn vẫn dùng mốc 1bar làm chuẩn. nhưng thường kết quả sẽ chuyển đến các đơn vị của Châu Mỹ bao gồm:

  • 1 bar = 2088.5 (pound per square foot)
  • 1 bar = 14.5 Psi (pound lực trên inch vuông)
  • 1 bar = 0.0145 Ksi (kilopound lực trên inch vuông)

Các loại áp suất thường gặp nhất hiện nay

Áp suất chất lỏng

Áp suất chất lỏng tại một vị trí bất kì trong lòng chất lỏng được định nghĩa là lực tác dụng lên một đơn vị diện tích trong lòng chất lỏng đó. Công thức tính áp suất chất lỏng được áp dụng như sau:

p = d.h

Trong đó:

  • p: là áp suất chất lỏng (Pascal hay N/m2).
  • h: là độ cao của cột chất lỏng được tính từ điểm tác dụng lên đến mặt thoáng (m).
  • d: là trọng lượng riêng của chất lỏng đó (N/m3).

Áp suất tuyệt đối

Áp suất tuyệt đối là tổng áp suất được sinh ra bởi cột chất lỏng và áp suất khí quyển tác dụng lên điểm trong lòng chất lỏng. Công thức tính áp suất tuyệt đối như sau:

ρa = ρ0 + γh

Trong đó:

  • ρ0: là áp suất của khí quyển.
  • γ: là trọng lượng riêng của chất lỏng.
  • h: là chiều cao của cột chất lỏng được tính từ mặt thoáng đến điểm cần xét trong lòng chất lỏng.

Áp suất tương đối

Áp suất tương đối là áp suất được gây ra bởi chính khối lượng của cột chất lỏng. Áp suất tương đối là hiệu của áp suất tuyệt đối và áp suất khí quyển. Áp suất tương đối có kí hiệu là Ptđ hay P dư với công thức như sau:

ρ dư = γh

Cảm biến áp suất là gì?

Khái niệm

Cảm biến áp suất là một thiết bị công nghiệp chuyên dùng để đo lường áp suất trong các công việc hằng ngày như trong việc khai thác, trong các nhà máy sản xuất, các khu công nghiệp chế biến, trong các hệ thống truyền chất lỏng,…

cảm biến áp suất là gì
cảm biến áp suất là gì

Ứng dụng của cảm biến áp suất

Cảm biến áp suất dùng để đo lường áp suất

  • Cảm biến áp suất có thể được sử dụng để đo lường áp suất trong các lò hơi vì nơi đó đòi hỏi độ chính xác rất cao cũng như phải có khả năng chịu nhiệt tốt. Mức nhiệt độ đó vượt qua mức chịu đựng của con người nên cần dùng đến thiết bị cảm biến.
  • Cảm biến áp suất dùng trong các máy nén khí để đo lường áp suất đầu ra. Việc đo lường này giúp tránh được các trường hợp quá áp trên thiết bị dẫn đến cháy nổ, hư hỏng.
  • Cảm biến áp suất đóng một vai trò quan trọng trong các van điều khiển giúp máy móc hoạt động bình thường.
  • Cảm biến có thể dùng trên các máy móc thủy lực để giám sát quá trình hoạt động của các pen thủy lực.
cảm biến áp suất chênh áp
Cảm biến áp suất chênh áp

Cảm biến áp suất dùng để cảnh báo, giám sát và đóng/ngắt motor bơm

  • Trong các ứng dụng cần nạp và xả nhiên liệu một cách liên tục thì cảm biến áp suất có nhiệm vụ đo lường áp suất chênh lệch của bồn chứa hay bể chứa. Trong quá trình đó, cảm biến áp suất sẽ truyền tín hiệu về PLC yêu cầu đóng mở motor bơm để đảm bảo quá trình làm việc liên tục. Việc làm này giúp thay thế nhân công giám sát và tiết kiệm được thời gian trong quá trình làm việc.
  • Đặc biệt, cảm biến áp suất dùng để cảnh báo hoặc báo động trong trường hợp quá áp vì bất cứ lý do nào. Đây được xem là một phương thức bảo vệ cho các ứng dụng có áp suất cao bởi các ứng dụng này sẽ rất nguy hiểm, gây nên những thiệt hại nghiêm trọng nếu xảy ra sự cố nên rất cần đến thiết bị cảm biến và cảnh báo.

Cảm biến áp suất dùng để kết nối biến tần trong các máy bơm hay motor bơm

Cảm biến áp suất còn dùng để kết nối với các biến tần. Việc kết nối biến tần trong các máy bơm hay motor bơm có ý nghĩa quan trọng trong việc điều chỉnh tốc độ quay của động cơ điện một cách tự động.

Như vậy, với những thông tin mà bài viết trên cung cấp hy vọng đã giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức về cảm biến áp suất. Hãy tham khảo hết bài viết của chúng tôi để vận dụng vào trong cuộc sống nhé!



Bài viết liên quan

MPa là gì? MPa là gì? Những khái niệm khác nhau về MPa

MPa là gì là câu hỏi được nhiều người băn khoăn và muốn tìm hiểu nhất hiện nay. Vậy trong bài viết hôm nay, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về khái niệm MPa là gì? Các khái niệm và đặc điểm khác nhau của MPa nhé! Tóm Tắt Nội Dung1 MPa là gì?1.1…

Cấu tạo của máy biến thế Máy Biến Thế: Cấu Tạo Và Nguyên Tắc Hoạt Động

Máy biến thế hay còn được gọi là máy biến áp là thiết bị được dùng rộng rãi trong thực tế nhất là ngành điện. Chúng ta thường thấy máy biến thế trên các trụ điện với chức năng là hạ thế điện áp cao sang điện áp thấp cho người dân sử dụng. Do…

Bộ chuyển đổi Profibus sang Profinet Bộ chuyển đổi Profibus sang Profinet

Bộ chuyển đổi Profibus sang Profinet là một thiết bị giúp kết nối và chuyển đổi dữ liệu giữa hai giao thức truyền thông công nghiệp phổ biến, Profibus và Profinet. Hệ thống tiêu chuẩn trong bộ lập trình PLC Siemens sử dụng Profibus để kết nối với các thiết bị ngoại vi. Tuy nhiên,…