Bài viết hôm nay, mình muốn nói đến “đầu dò nhiệt độ loại K”. Vì sao mình nói đến loại này? Đơn giản là vì chúng rất phổ biến ở thị trường nước ta. Nhưng không vì thế mà ai cũng nắm rõ kỹ thuật của chúng, hiểu và sủ dụng chúng đúng cách.
Chúng ta cùng nhau phân tích vấn đề nhé!
Đầu dò nhiệt độ loại K là gì
Đầu dò nhiệt độ loại K thực chất là tên gọi khác hay dùng của cảm biến nhiệt độ can K, hay can nhiệt K, thermocouple loại K. Chúng có cấu tạo từ cặp kim loại Nickel-Chromium / Nickel-Alumel.
Can K có tín hiệu output dạng điện áp là mV. Chúng thường dao động trong khoảng từ 0-50mV theo tỉ lệ tăng giảm của nhiệt độ được đo ở mối nối của 2 kim loại trên đỉnh đầu dò. Nhiệt độ càng tăng thì điện áp sẽ càng tăng, và ngược lại. Điện áp này chính là giá trị đo nhiệt độ mà chúng ta sẽ dùng để chuyển tương ứng.
Can nhiệt K loại tốt, hàng tiêu chuẩn EU thường có dải đo từ -80°C cho đến +1100°C. Nếu ngoài phạm vi nhiệt trên, chúng ta sẽ cần sử dụng đến các áo bảo vệ như thermowell chẳng hạn.
Ngoài ra, thermocouple loại K có các hình dáng như dạng que dò hay loại củ hành. Với vật liệu vỏ có thể tuỳ chọn loại thép không rỉ hay dạng can sứ,…
Thông số kỹ thuật của đầu dò nhiệt độ loại K
Chúng ta cùng nhắc lại một chút về thông số kỹ thuật cơ bản của đầu dò nhiệt độ loại K. Trước khi chúng ta đi vào phần nội dung về ưu nhược điểm cũng như ứng dụng của chúng. Xem nào, một đầu dò can K thì có thông tin gì cần chú ý nhỉ?
Thông số kỹ thuật can nhiệt K
- Nhiệt độ làm việc -80°C đến +1100°C
- Độ chính xác ở class 2
- Tiêu chuẩn bảo vệ IP54
- Thời gian phản hồi nhanh
- Tín hiệu output dạng mV
- Hình dáng: Có loại dây hoặc loại củ hành
Ưu nhược điểm của đầu dò loại K
Ưu điểm
- Can nhiệt K có dải đo nhiệt độ rộng, lên đến 1100°C. Nếu ngoài phạm vi này, chúng ta có thể sử dụng thermowell để bảo vệ đầu dò.
- Có nhiều chiều dài, đường kính và loại ren khác nhau, dễ chọn lựa
- Phù hợp với nhiều ứng dụng mà cảm biến nhiệt độ Pt100 không đo được.
- Tín hiệu ra dạng điện áp mV, có thể phù hợp với nhiều thiết bị đọc. Hoặc có thể chọn bộ chuyển đổi tín hiệu để lấy tín hiệu 4-20mA ở đầu ra…
Nhược điểm
- Độ chính xác không cao bằng các loại Pt100
- Tín hiệu phản hồi chậm
- Dễ bị nhiễu và sụt áp trên đường dây
- Phải đấu đúng loại dây, có phân biệt chân (+) và chân (-)
Ứng dụng của đầu dò nhiệt độ loại K
Cặp nhiệt điện loại K thích hợp để đo trên phạm vi nhiệt độ lớn, từ −80 đến 1100°C.
Các ứng dụng đo nhiệt độ sử dụng can K có thể kể đến như là:
- Đo nhiệt độ cho lò nung
- Đo nhiệt khí thải tuabin khí, động cơ diesel
- Sử dụng giám sát nhiệt độ trong các lò sấy rau củ quả
- Các hệ thống gia nhiệt trong quy trình sản xuất công nghiệp khác…
Chúng ít phù hợp hơn cho các ứng dụng cần đo chênh lệch nhiệt độ nhỏ hơn với độ chính xác cao, ví dụ như dải 0–100°C với độ chính xác 0,1°C. Đối với các ứng dụng như vậy nhiệt điện trở, cảm biến nhiệt độ bán dẫn và nhiệt kế điện trở thì sẽ phù hợp hơn.
Bài viết chia sẻ với các bạn thông tin về đầu dò loại K. Cũng như chỉ ra ưu nhược điểm và các ứng dụng của chúng. Hy vọng rằng nội dung bài viết sẽ giúp ít cho một số bạn đang tìm hiểu về can nhiệt K.
Cảm ơn các bạn đã đọc qua bài viết này!