Máy đồng bộ và tụ bù là hai thiết bị điện được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Vậy ưu nhược điểm của hai thiết bị này là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Ưu nhược điểm của máy đồng bộ
Ưu điểm
- Cấu tạo máy đồng bộ vô cùng chắc chắn.
- Máy đồng bộ làm việc dựa vào chế độ kích từ, có thể cung cấp hoặc tiêu thụ công suất phản kháng của lưới điện. Thiết bị này còn được dùng để điều chỉnh điện áp cho mạng điện tốt hơn.
Nhược điểm
- Là máy điện quay nên việc lắp ráp, vận hành và bảo dưỡng gặp nhiều khó khăn.
- Máy được chế tạo với công suất lớn nên chỉ dùng tại nơi cần bù tập trung với dung lượng lớn.
- Tiêu thụ khá nhiều điện năng.
- Chi phí dành cho việc đầu tư lắp đặt và bảo dưỡng cao.
Ưu nhược điểm của tụ bù
Các loại tụ bù
Tụ bù trên lưới điện áp
Trong mạng lưới hạ áp, bù công suất được thực hiện bằng:
- Tụ điện với lượng bù cố định hay còn được gọi là bù nền.
- Thiết bị có thể điều chỉnh bù tự động hoặc liên tục theo yêu cầu khi tải thay đổi.
Tụ bù nền
Tụ nền được bố trí bù gồm một hoặc nhiều tụ tạo nên lượng bù không đổi. Việc điều khiển sẽ được thực hiện bằng 1 trong 3 cách sau đây:
- Bằng tay: Dùng CB hoặc LBS
- Bán tự động: Dùng contactor
- Mắc trực tiếp: Mắc vào tải đóng điện cho mạch bù đồng thời đóng tải
Các tụ nền được đặt vào các vị trí như sau:
- Tại vị trí đấu nối của thiết bị như động cơ điện và máy biến áp. Vì đây đều là các thiết bị tiêu thụ điện năng có tính cảm.
- Tại vị trí thanh góp cấp nguồn của động cơ nhỏ và các phụ tải có tính cảm kháng. Lý do đặt như vậy để tiết kiệm công suất bù, tránh hao phí, tốn kém.
- Trong các trường hợp khi tải không thay đổi.
Tụ bù điều khiển tự động
- Bù công suất thường được thực hiện bằng các phương tiện điều khiển đóng ngắt từng bộ phận công suất.
- Tụ cho phép điều khiển bù công suất một cách tự động, giữ hệ số công suất trong một giới hạn cho phép xung quanh giá trị được chọn.
- Tụ bù điều khiển tự động được lắp đặt tại các vị trí mà công suất tác dụng và phản kháng thay đổi trong phạm vi rộng.
Lý do bạn nên sử dụng tụ bù tự động
Tụ tự động gồm rất nhiều phần và mỗi phần đều được điều khiển bằng contactor. Việc đóng một contactor sẽ đóng một số tụ đi kèm với các tụ vận hành. Vì vậy lượng công suất bù có thể tăng hoặc giảm theo từng cấp bằng cách thực hiện đóng hoặc ngắt contactor điều khiển tụ.
Một rơle điều khiển sẽ kiểm soát hệ số công suất của mạng điện. Lúc này nó sẽ thực hiện việc đóng và mở các contactor tương ứng để hệ số công suất cả hệ thống thay đổi. Rơle máy biến dòng phải được đặt tại một pha của dây cáp dẫn điện, cung cấp đến mạch được điều khiển. Khi thực hiện bù đạt độ tuyệt đối chính xác bằng các giá trị tải yêu cầu sẽ tránh được hiện tượng quá điện áp. Khi tải giảm xuống thấp và khử bỏ các điều kiện phát sinh quá điện áp sẽ tránh các thiệt hại xảy ra tại các thiết bị.
Ưu nhược điểm của tụ bù
Ưu điểm
- Là thiết bị điện tĩnh nên việc lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng dễ dàng.
- Được chế tạo, lắp đặt theo từng đơn vị nhỏ, nên việc lắp ráp thuận lợi hơn theo yêu cầu của phụ tải.
- Tụ bù có hiệu suất sử dụng cao.
- Cấu tạo có thiết bị tự ngắt khi gặp sự cố được đặt trong tủ điện bằng nhôm.
- Tiêu thụ điện năng ít.
- Chi phí thấp.
Nhược điểm
Nhạy cảm với sự biến động của điện áp khi xuất hiện sóng hài. Để khắc phục được điều này, bạn có thể lắp thêm cuộn kháng để lọc sóng hài.
Bài viết trên đã cung cấp cho quý bạn đọc đầy đủ thông tin về máy đồng bộ và tụ bù. Hy vọng nội dung so sánh của chúng tôi sẽ giúp bạn chọn lựa được thiết bị sử dụng phù hợp nhất!