Vén màn những kiến thức quan trọng về Rơ le áp suất máy nén khí

Rơ le áp suất máy nén khí giúp điều chỉnh áp suất thay đổi đột ngột. Nhờ vậy thiết bị hoạt động ổn định và cân bằng hơn. Tuy nhiên, bạn đã biết cách chọn rơ le hiệu quả? Cách sử dụng an toàn? Tìm hiểu ngay bài viết này để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích cho máy nén khí của mình nhé! 

Tìm hiểu về Rơ le áp suất của máy nén khí
Tìm hiểu về Rơ le áp suất của máy nén khí

Khi nào cần sử dụng Rơ le áp suất?

Rơ le áp suất là gì?

Rơ le áp suất là một bộ phận quan trọng trong máy nén khí, chúng giúp điều chỉnh áp suất làm việc khi máy nén thay đổi đột ngột. Sản phẩm hoạt động khi áp suất máy nén quá thấp hoặc quá cao. Lúc này, Rơ le áp suất sẽ tự động ngắt điện để đảm bảo hoạt động an toàn của máy.

Các trường hợp cần điều chỉnh Rơ le

Rơ le áp suất cần điều chỉnh trong 3 trường hợp sau:

  • TH1: Khi bắt đầu đưa máy nén khí vào sử dụng và vận hành hoạt động.
  • TH2: Khi các thiết bị có sự thay đổi, chúng yêu cầu về áp lức và lượng khí khác trước đây.
  • TH3: Trường hợp máy nén khi có các sự cố dẫn đến áp lực khí không đảm bảo, đồng đều.
Hình ảnh minh họa sản phẩm chi tiết
Hình ảnh minh họa sản phẩm chi tiết

Vai trò của Rơ le áp suất là gì?

Không thể phủ nhận, vai trò của Rơ le giúp máy nén khi hoạt động ổn định và hiệu quả hơn. Điều này được khẳng định rõ trong 2 trường hợp sau:

Khi áp suất ở mức thấp

Rơ le có chức năng bảo vệ máy nén khí, lúc này chúng sẽ ngắt điện trong mạch. Điều này nhằm duy trì độ ổn định cho máy và toàn bộ hệ thống điện lưới. Về cơ chế, 2 tiếp điểm của Rơ le sẽ tụt xuống thấp làm màng xếp của máy co lại. Khi đó, lực của lò xo lớn nên hoạt động của máy sẽ ngắt xuống.

Khi áp suất đạt ngưỡng cao

Tương tự khi áp suất xuống thấp, Rơ le áp suất sẽ tự động ngắt nguồn điện để máy nén vận hành bình thường. Lúc này, chúng gồm 3 tiếp điểm, màng xếp có sự giãn ra với lực cao hơn lực căng của lò xo. Chính vì vậy chúng tác động đến điểm ngắt của máy nén khí.

Công dụng của Rơ le trong hoạt động của máy
Công dụng của Rơ le trong hoạt động của máy

Xác định hiệu suất máy nén

Một chức năng quan trọng khác của Rơ le áp suất là xác định hiệu suất của dầu máy nén khí. Thông thường, chúng áp dụng với các máy nén trục vít. Bởi lẽ áp suất luôn có sự thay đổi đột ngột, do vậy Rơ le đảm bảo kiểm tra lượng dầu để bảo vệ cho máy. 

Về cơ chế, khi lượng dầu trong cacte đủ thì thiết bị không có phản ứng. Tuy nhiên, khi lượng dầu không đảm bảo, dây điện sẽ làm nóng thanh lưỡng kim loại. Khi đó chúng bật và ngắt nguồn điện trong Rơ le. Lúc này chúng cấp mạch để báo lỗi sự cố. 

Rơ le áp suất gồm những loại nào?

Thông thường, cách phân chia phổ biến nhất là phân loại thành Rơ le áp suất đơn và Rơ le áp suất kép. Trong mỗi loại sẽ được phân thành Rơ le áp suất thấp và Rơ le áp suất cao.

Về Rơ le áp suất thấp

  • Sản phẩm hoạt động ở áp suất bay hơi (mức áp suất thấp).
  • Cơ chế ngắt mạch khi áp suất giảm xuống mức cho phép.
  • Chức năng: Giúp bảo vệ máy nén và điều khiển năng suất lạnh.
  • Cấu tạo sản phẩm gồm các bộ phận như vít đặt áp, tay đòn, lò xo, hộp xếp, đầu nối…
  • Nguyên lý hoạt động: Cơ chế vận hành nhờ sự đóng, ngắt của Rơ le thông qua tiếp xúc các tiếp điểm.
Cấu tạo gồm nhiều bộ phận
Cấu tạo gồm nhiều bộ phận

Về Rơ le áp suất cao

  • Sản phẩm hoạt động ở mức áp suất bay hơi cao.
  • Cơ chế ngắt mạch khi áp suất cao hơn mức cho phép.
  • Chức năng tương tự như rơ le áp suất thấp.
  • Cấu tạo gồm các bộ phận tương tự Rơ le áp suất thấp nhưng các tiếp điểm bố trí theo chiều ngược lại.
  • Nguyên lý làm việc: Chúng ngắt mạch điện khi áp suất vượt ngưỡng cho phép, nhờ đó bảo vệ máy tốt hơn. Trường hợp áp suất cao giúp tự động ngắt mạch tốt hơn.

Điều chỉnh Rơ le áp suất khí nén có khó không?

Hoạt động này được thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần mở nắp rơ le. Tiếp theo, vặn chúng theo chiều kim đồng hồ (TH muốn tăng áp suất) và ngược chiều kim đồng hồ (TH muốn giảm áp suất). 

Lưu ý rằng, thông thường nguồn điện 220V sẽ nén khí với áp lực là 8kg; Trường hợp nguồn là 380V thì máy áp lực có trị số tương ứng là 12kg. 

Cách cài đặt Rơ le áp suất là gì?

Để giúp khách hàng tiến hành cài đặt Rơ le áp suất dễ dàng hơn, thietbikythuat chia thành 2 loại chính:

Rơ le áp suất mở tải

  • B1: Khới động máy nén để chúng hoạt động đến khi đạt trị số áp suất ngắt tải.
  • B2: Mở bộ van xả nhằm thoát khí ra ngoài. Thực hiện quan sát áp suất tụt diễn ra ra sao?
  • B3: Để máy hoạt động và ghi chú lại mức áp suất.
  • B4: Điều chỉnh áp suất mở tải nhờ vít cài đặt. Thực hiện quay theo chiều kim đồng hồ để ngắt tải.
  • B5: Đóng van xả khí, máy sẽ hoạt động bình thường đến khi đạt trị số ngắt tải.
Rơ le máy nén giúp đảm bảo độ ổn định của máy nén khí
Rơ le máy nén giúp đảm bảo độ ổn định của máy nén khí

Rơ le áp suất ngắt tải

  • B1: Ghi lại trị số áp suất khi máy dừng (trước khi chuẩn bị khởi động trở lại).
  • B2: Thực hiện điều chỉnh độ chênh áp, bạn vặn theo chiều kim đồng hồ để tăng và ngược chiều để giảm.
  • B3: Thực hiện mở van xả khí để tụt áp nhằm khởi động lại máy.
  • B5: Máy dừng hẳn, bạn ghi lại trị số áp suất lúc máy ngắt.

Trên đây là các thông tin về Rơ le áp suất máy nén khí. Hy vọng bạn đã hiểu hơn về tầm quan trọng của bộ phận này trong máy nén khí. Hãy thường xuyên kiểm tra để bảo trì cũng như cải thiện để bộ phận này hoạt động hiệu quả nhất nhé! 

 



Bài viết liên quan

Rogowski RC150-060-100-300 cho điện 3 pha Biến dòng Rogowski RC150 Đo Tải 4000A

Biến dòng Rogowski RC150 vừa đáp ứng yêu cầu đo dòng từ vài chục ampe cho tới hàng nghìn ampe với độ chính xác cao. Chỉ duy nhất 1 cuộn dây Rogowski có thể đo dòng từ nhỏ tới lớn mà không cần chọn tải tương ứng. Với ngõ ra 100mV/kA tương ứng 1000A cho…

Điện trở sấy là gì Review điện trở sấy là gì: Tìm hiểu điện trở sấy tủ điện

Điện trở sấy là gì. Tại sao điện trở sấy được dùng nhiều trong công nghiệp. Tất cả sẽ được giải đáp trong bài chia sẻ này. Điện trở sấy là một thiết bị được sử dụng để chuyển đổi điện năng thành nhiệt năng. Nói cách khác đây là thiết bị có thể làm…

Lắp đặt cảm biến phát hiện nước theo chiều thẳng đứng Cảm biến phát hiện nước – Nước Trong Dầu

Cảm biến phát hiện nước ra đời nhằm cảnh báo khi có nước tới một vị trí nào đó trong bồn chứa hoặc phát hiện sự rò rỉ nước. Cảm biến hoạt động như một công tắc, khi không có nước cảm biến sẽ ở trạng thái Tắt – tức là OFF. Khi có nước…