Van bướm là gì ? Tìm hiểu các loại van bướm phổ biến nhất

Chức năng nổi bật của van bướm ở khả năng đóng mở và điều tiết dòng chảy bên trong ống. Van bướm có nguyên lý hoạt động tương tự  van bi. Hãy tìm hiểu chi tiết bài viết này để hiểu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của sản phẩm này nhé. Hy vọng bài viết sẽ giúp khách hàng hiểu rõ van bướm là gì cùng cách phân loại hiện nay ra sao.

Van bướm và những điều cần biết
Van bướm và những điều cần biết

Khái niệm van bướm là gì ?

Tên tiếng anh của loại sản phẩm này là Butterfly valve. Chúng còn được gọi là van cánh bướm. Đây là loại van công nghiệp được sử dụng phổ biến hiện nay. Về mặt cấu tạo chúng thoạt nhìn giống con bướm. Và đặc biệt xét về góc độ chi phí, mua van bướm bạn sẽ không phải bỏ ra một khoản chi phí lớn như các sản phẩm cùng chức năng khác.

Loại van công nghiệp này dùng để điều tiết (đóng/mở) dòng chảy trong đường ống. Bộ phận đĩa có thể xoay quanh trục với các góc khác nhau là lý do giúp chúng thực hiện được điều này. Hiện nay, Valve bướm được điều khiển bởi tay gạt, tay quay hoặc dưới sự hỗ trợ của các bộ tác động điện hoặc khí nén. Tương tự như van cổng, van dao hoặc van bi thì van bướm là loại van đóng nhanh/ mở nhanh.

Đặc điểm chung của những loại van bướm là gì?

Van bướm có 5 đặc điểm chung cơ bản như dưới đây:

  • Về mặt thiết kế: Chúng thiết kế khá hiện đại, nhỏ gọn. Đặc biệt tiết kiệm không gian, dễ vận hành, dễ tháo lắp.
  • Van bướm có khả năng điều tiết hoặc đóng mở dòng chảy cực tốt.
  • Van có thể ứng dụng trong nhiều môi trường có tính chất khác nhau.
  • Van đặc biệt có khả năng giảm hoặc phục hồi áp suất
  • Kích cỡ sản phẩm van đa dạng, khả dụng cả với hệ thống có kích thước lớn và rất lớn.

Phân loại van bướm là gì?

Van bướm có nhiều cách phân loại khác nhau. Căn cứ vào một số tiêu chuẩn nhất định để bạn phân loại sao cho hợp lý. Dưới đây là một số cách phân loại nổi bật nhất cho dòng sản phẩm này:

Phân loại theo mặt chức năng vận hành

Về mặt vận hành, ta xét đến thao tác đóng/mở van tùy vào những kích cỡ van khác nhau. Với những đường ống lớn hoặc nhỏ, chúng sẽ tạo cho chúng ta lực tay để vận hành. Từ đó, vì thế van bướm được chia thành các loại như sau:

Van bướm loại có tay gạt

Bạn chỉ cần thao tác đóng mở dùng lực tay thông thường là có thể thao tác được. Chính vì thế van bướm gạt tương thích với đường ống: DN50, DN65 đến DN250.

Van bướm có tay gạt là gì
Van bướm có tay gạt là gì

Ưu điểm nổi bật của loại tay gạt

  • Thiết kế sản phẩm khá đơn giản, nhẹ, không cần nhiều không gian để lắp đặt và bảo trì.
  • Thao tác thực hiện sản phẩm khá đơn giản, nhanh chóng. Bạn chỉ cần gạt là đóng/mở van một cách dễ dàng.
  • Về mặt giá thành: Chúng rẻ hơn các dòng sản phẩm khác.
  • Khả năng bảo trì khá dễ dàng

Nhược điểm của van bướm tay gạt

  • Khi mở ở góc 15°–75°, chúng dễ dàng bị hỏng. Các loại van bướm có cấu tạo bằng tay nên cần lực nhiều.
  • Do đặc điểm không có cơ cấu trợ lực nên bạn sẽ gặp khó khăn trong vận hành.

Dòng van bướm tay quay hay van bướm vô lăng

Khái niệm sản phẩm

Chúng ta thực hiện thao tác đóng mở cần dùng lực tay thông thường. Bởi chúng có thể trở nên khó khăn. Do đó, cần có thiết bị hộp số trợ lực giúp thao tác thực hiện dễ dàng hơn. Sản phẩm thích hợp dùng với những đường ống lớn từ DN100 đến DN600.

Ưu điểm nổi bật

  • Sản phẩm dễ dàng đóng hoặc mở hay điều chỉnh góc độ một cách hợp lý.
  • Giá thành tương đối phải chăng và cạnh tranh trên thị trường.
  • Thiết kế đơn giản, đặc biệt được tinh giảm.
  • Sản phẩm dễ dàng được bảo trì và lắp mới.

Nhược điểm sản phẩm

  • Tuổi thọ thấp so với sản phẩm cùng công dụng.
  • Trường hợp mở van ở góc 115°–75, sản phẩm sẽ dễ bị hỏng. Lý do hỏng đến từ việc cánh bướm không khít với gioăng .
  • Dòng sản phẩm này không chịu được áp lực cao.

Loại van bướm điều khiển bằng khí nén

 

Van điều khiển bằng hệ thống khí nén
Van điều khiển bằng hệ thống khí nén

Điều khiển bằng hệ thống khí nén là dòng sản phẩm hiện đại nhất hiện nay. Sản phẩm hoàn toàn được tự động hóa. Do đó, khách hàng không còn phải dùng tay để thao tác. Van bướm điều khiển hiện có 2 loại là van bướm điều khiển bằng điện và van bướm điều khiển bằng khí nén.

Ưu điểm sản phẩm

  • Chi phí đầu tư tương đối phù hợp
  • Khả năng vận hành đơn giản do được tự động hóa
  • Sản phẩm có thể được lắp đặt ở nhiều vị trí khác nhau.

Nhược điểm sản phẩm

  • Chi phí khá cao so với khả năng chi trả của một số đơn vị kinh doanh.
  • Tuổi thọ sản phẩm hạn chế, nếu không biết cách dùng sẽ gây khó khăn cho việc vận hành.

Dòng van bướm điều khiển bằng điện

Ưu điểm chính sản phẩm

  • Giảm chi phí nhân công và giảm các hoạt động của con người do yếu tố sử dụng điện vận hành sản phẩm.
  • Sản phẩm có thể đóng mở chậm từ 10 – 45 s. Từ đó, không gây hiện tượng sock áp trong đường ống.
  • Tiêu chuẩn thấm nước cao, có thể ứng dụng trong nhà và ngoài trời.

Nhược điểm sản phẩm

  • Giá thành khá cao, điều này bạn cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng.
  • Thời gian đóng mở van khá lâu

Phân loại dựa theo vật liệu chế tạo

Dựa theo vật liệu cấu tạo nên thiết bị, Van bướm bao gồm các loại như:

  • Van bướm vật liệu gang
  • Van bướm vật liệu thép
  • Van bướm chất liệu inox
  • Van bướm chất liệu nhựa

Phân loại theo xuất xứ sản phẩm

Dựa vào xuất xứ, sản phẩm được phân loại gồm có

  • Van bướm xuất xứ Đài Loan
  • Van bướm xuất xứ Hàn Quốc
  • Van bướm xuất xứ Trung Quốc,…

Phân loại theo thương hiệu hoặc nhãn hiệu sản phẩm

Các dòng van bướm đình đám gồm có:

  • Van bướm nhãn SW
  • Van bướm nhãn AUT, ARV, AVK
  • Van bướm nhãn  Ekoval
  • Van bướm nhãn Kizt
  • Van bướm nhãn Mejji, Shinjj,…

Cấu tạo của van bướm là gì?

Để có thể vận hành tốt và trơn tru, van bướm cần các bộ phận và thiết bị góp phần thực hiện điều này. Vậy chúng gồm những bộ phần nào?

Van bướm có cấu tạo như thế nào
Van bướm có cấu tạo như thế nào

Bộ phận điều khiển van

Công dụng nhằm điều khiển van đóng mở hay tiết lưu dòng chảy. Dựa vào bộ phần điều khiển van, chúng ta có các dòng van bướm khác nhau. Chẳng hạn như van bướm tay gạt, van bướm tay quay, van bướm điều khiển điện.

Thân van bướm

Thân van bướm thường là một vòng kim loại đúc nguyên khối. Chúng được sản xuất từ nhiều chất liệu khác nhau như Inox, nhựa, gang dẻo. Bộ phận này được cố định các lỗ để siết bu lông, ốc trên bề mặt của đường ống. 

Trục và đĩa van bướm

Một số tên gọi khác của đĩa van là cánh van, cánh bướm. Chúng được sản xuất từ gang, gang dẻo, thép, inox, nhựa. Đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với lưu chất – nơi chịu áp lực ma sát tác động của van. Hiện nay, đĩa van có thể xoay mở ở nhiều góc độ trong phạm vi gioăng làm kín.

Bộ phận làm kín sản phẩm

Tên gọi khác là lớp lót, vòng làm kín. Chúng được làm từ gioăng làm kín với chất liệu là cao su, teflon, PDEM, TEFLON. Công dụng sản phẩm giúp cho van hoạt động tốt và không cho nước, khí nén rò rỉ ra bên ngoài. Hiện nay, bộ phần này luôn được đúc cao hơn so với phần thân. Về phân loại, chúng có dạng gờ và dạng gioăng kín không gờ.

Tìm hiểu về nguyên lý làm việc của van bướm

Để đóng/mở hoàn toàn bạn sẽ quay đĩa van một góc 90 độ. Để điều tiết dòng chảy bạn sẽ quay một góc nhỏ hơn 90 độ. Xét về bản chất, sự chuyển động của đĩa quay sẽ phụ thuộc vào việc bạn đóng/mở van bao nhiêu. Nếu van được mở một phần, lúc này tiết diện để lưu chất chảy qua van khá hạn chế. Nói cách khác, chỉ có một lượng nhỏ chất lỏng hoặc không khí sẽ đi qua. Ngược lại, nếu van được mở hoàn toàn, đĩa sẽ được xoay 90 độ. Khi đó, lượng không khí hoặc chất lỏng lớn hơn sẽ đi qua.

Ứng dụng của van bướm là gì?

Sản phẩm có thể được ứng dụng rất rộng rãi trong các lĩnh vực. Từ hoạt động dầu khí, khí tự nhiên, hóa chất, đóng tàu đến cung cấp cho hệ thống cấp thoát nước, đường ống pccc. Hiện nay, van bướm được xây dựng trên nguyên tắc của một van giảm áp. Các yếu tố kiểm soát dòng chảy sẽ có phần đường kính giống như đường kính bên trong của đường ống tiếp giáp.

Về chi tiết một số ứng dụng cụ thể như sau:

Thứ nhất, được sử dụng làm van đóng mở nhanh: Sản phẩm có thể đóng hoặc mở nhanh nhất/ Đặc biệt, chiếm không gian hơn các sản phẩm cùng loại.

Thứ hai, tính ưng dụng trong hệ thống khí nén: Điều chỉnh lưu lượng khí khi cần. Sản phẩm làm việc với hệ thống khí nén và kiểm soát lưu lượng đầu ra.

Thứ ba, ứng dụng trên tàu biển bởi khả năng hoạt động tốt trong môi trường nước mặn và có nhiều dầu.

Thứ tư, ứng dụng trong hệ thống PCCC (phòng cháy chữa cháy) bởi khả năng hoạt động trong nước ngọt, sản phẩm được thao tác dễ dàng và nhanh chóng. 

Cuối cùng, ưng dụng trong thủy điện: dùng làm ống dẫn nước ngọt hoặc trạm cấp điện

Tìm hiểu về cách thức lắp đặt và bảo trì van bướm

Cách thức lắp đặt sản phẩm là gì?

Về phương thức lắp đặt sản phẩm, bạn cần chú ý đến một số điểm như sau:

Đầu tiên, bạn cần kiểm tra cẩn thận và kỹ càng. Các yếu tố cần được xác định bao gồm: áp lực, đường kính sản phẩm, bụi bẩn, bu lông… Tiếp sau, bạn kết nối trực tiếp sản phẩm với các thiết bị thuộc đường ống. Bạn có thể lắp sản phẩm ở nhiều vị trí trên đường ống. Tuy nhiên hãy cân nhắc đến yếu tố bảo hành hoặc bảo trì sản phẩm để được thuận tiện nhất. 

Cách thức bảo trì sản phẩm hiệu quả

Bụi bẩn và ảnh hưởng của vật chất bên ngoài có thể ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường của sản phẩm. Do đó, khách hàng nên bảo trì sản phẩm sau 3 – 6 tháng sử dụng. 

Một số chú ý quan trọng trong chế độ bảo hành sản phẩm là:

  • Đảm bảo giữ sạch và bôi trơn phần van (phần trong và phần ngoài).
  • Sau 2 -3 năm khách hàng nên tháo sản phẩm để kiểm tra phần bên trong.
  • Một số lưu ý dành tặng khách hàng hiện nay
  • Khi bạn mở điều tiết từ 15°-75°, sản phẩm dễ dàng bị hư hỏng.
  • Cơ cấu cài góc độ mở có 2 phần chính. Phần cố định thường là phần gắn trên thân van. Chúng gồm lá kim loại có răng. Trong khi đó, phần di động gồm chốt gắn trên cầu van.  Cách lắp đặt này nhằm cố định góc mở của van. Đảm bảo không cho dòng lưu chất tác động làm thay đổi góc ban đầu.

Van bước là gì? Phân loại sản phẩm gồm những dòng sản phẩm gì? Hy vọng bài viết này đã thỏa được trí tò mò và phân vân bấy lâu nay của khách hàng. Nếu bạn còn cần hỗ trợ về thông tin khác, hãy liên hệ đến chúng tôi để được giải đáp sớm nhất nhé!



Bài viết liên quan

Cấu tạo bên trong cảm biến nhiệt độ Pt100 So sánh cảm biến nhiệt độ PT100 và PT1000

So sánh cảm biến nhiệt độ PT100 và PT1000 giúp chúng ta không nhầm lẫn giữa các loại cảm biến RTD nhất là cảm biến PT100 luôn bị nhầm lẫn với can nhiệt hoặc NTC. Tôi một kỹ sư với hơn 20 năm kinh nghiệm, tôi may mắn được làm việc với hầu hết các…

Cảm biến dây rút Cảm Biến Dây Rút

Cảm biến dây rút một trong những cảm biến có thiết kế đơn giản nhưng lại được ứng dụng rộng rãi trong xe cẩu, cẩu trục, hệ thống thủy lực, thủy điện bởi không có một loại cảm biến nào khác làm việc hiệu quả và có giá thành phù hợp hơn. Bạn có bao…

Dây cảm biến nhiệt độ Dây Cảm Biến Nhiệt Độ

Dây cảm biến nhiệt độ là một loại dây dẫn được sử dụng để đo lường nhiệt độ của môi trường xung quanh hoặc của một vật thể cụ thể. Dây cảm biến nhiệt độ sẽ có một đầu kim loại làm nhiệm vụ đo nhiệt độ. Phần dây chính là phần lấy tín hiệu…