Tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cảm biến đo khoảng cách

Cảm biến đo khoảng cách là một thiết bị quan trọng, ít có khả năng thay thế. Đặc biệt, chúng giúp xác định khoảng cách các vật thể và vị trí. Ngoài ra, chúng còn giúp xác định mức nước trong các loại bình chứa. Vậy khách hàng đã biết đến những loại cảm biến nào cùng cách hoạt động ra sao? Xem ngay bài viết này để bạn không bỏ lỡ những kiến thức quan trọng và hữu ích nhất nhé! 

Tìm hiểu chi tiết về dòng sản phẩm cảm biến đo khoảng cách
Tìm hiểu chi tiết về dòng sản phẩm cảm biến khoảng cách

 

Cảm biến khoảng cách là gì?

Đây là loại thiết bị chuyên dụng dùng để xác định khoảng cách từ vị trí của điểm đến vật thể. Chúng được sử dụng trong nhiều hoạt động, đặc biệt là hoạt động công nghiệp và kho bãi hàng hóa. 

3 loại sản phẩm chính của cảm biến khoảng cách

Chúng được chia thành 3 dòng cơ bản như sau:

  • Loại cảm biến đo khoảng cách sử dụng tia laser.
  • Cảm biến dùng hệ thống sóng siêu âm.
  • Cảm biến tiệm cận chuyên dụng dùng đo khoảng cách. 
Hình ảnh minh họa thực tế
Hình ảnh minh họa thực tế

Nguyên lý đo của cảm biến khoảng cách là gì?

Sản phẩm được chia thành 3 loại riêng biệt. Do đó, chúng có nguyên lý hoạt động không giống nhau hoàn toàn. Dưới đây là chi tiết: 

  • Cảm biến sử dụng Laser hoạt động dựa trên việc thu phát tia laser. Chúng phát đến vật thể cần xác định khoảng cách. Sản phẩm có ưu điểm nổi bật ở khả năng đo khoảng cách xa, độ phổ đo rộng.

  • Cảm biến tiệm cận nguyên lý ở việc tạo ra một từ trường ở phía trước. Chúng thường chỉ có thể phát hiện từ một khoảng cách gần.
  • Cảm biến đo khoảng cách sóng siêu âm đến vật phản xạ dựa trên nguyên lý đo của sóng siêu âm. 
Cấu tạo chi tiết sản phẩm có đặc điểm gì
Cấu tạo chi tiết sản phẩm có đặc điểm gì

Đặc điểm trong sai số của cảm biến đo khoảng cách

Các sản phẩm khác nhau sẽ có mức sai số khác nhau. Chúng tương ứng với ứng dụng mà chúng sử dụng. Trị số này tùy thuộc vào thang đo và nguyên lý sử dụng tương ứng.

  • Với cảm biến laser, mức sai số lớn nhất, tính theo đơn vị centimet. 
  • Cảm biến từ khả năng đo ngắn, sai số chỉ tính theo đơn vị milimet. 

Khả năng xác định khoảng cách lớn nhất

Cảm biến laser là sản phẩm có thể xác định khoảng cách lớn nhất. Trị số cho điều này lên đến 3km (3000m).

Do đó, khi chọn sản phẩm phù hợp, bạn cần tìm hiểu và hiểu về khả năng xác định khoảng cách. Từ đó, biết cách chọn sản phẩm hiệu quả và phù hợp nhu cầu dùng.

Phạm vi ứng dụng của cảm biến khoảng cách 

Sản phẩm được sử dụng nhiều trong môi trường công nghiệp. Ngoài ra, chúng còn được dùng ở kho bãi, hệ thống cẩu trục hoặc trong dân dụng:

  • Sản phẩm giúp xác định khoảng cách mức chất lỏng phù hợp.
  • Chức năng chính giám sát vật chuyển động và tàu thuyền.
  • Xác định khoảng cách cầu trục trong các nhà máy, dây chuyền công nghiệp.
  • Xác định khoảng cách giữa các thành phần trong hệ thống máy dệt. Từ đó đảm bảo tính năng điều khiển và giám sát.
Cảm biến đo xác định khoảng cách
Cảm biến đo xác định khoảng cách

Cách chọn cảm biến khoảng cách thông minh

Để chọn được dòng sản phẩm ưng ý và phù hợp với nhu cầu dùng, bạn cần tìm hiểu các vấn đề sau đây:

  • Vật thể khách hàng cần phát hiện là gì, chất liệu ra sao cùng kích thước như thế nào?
  • Hệ thống có độ nhạy và độ chính xác như thế nào? 
  • Môi trường xung quanh có tính chất ra sao? Số lượng vật cản là bao nhiêu?
  • Khoảng cách an toàn trong phát hiện vật thể là gì?
  • Chi phí đầu tư bạn có thể chi trả cho sản phẩm?

Kết nối cảm biến khoảng cách an toàn với bộ điều khiển 

Ngõ ra là căn cứ quan trọng để bạn có thể kết nối cảm biến khoảng cách phù hợp. Cụ thể, kết nối cảm biến đo khoảng cách với PLC dạng ngõ PNP và NPN sẽ đấu khác nhau:

  • Nếu ngõ ra là PNP thì điện áp nguồn và input PNP là điều cần chú ý.
  • Nếu ngõ ra là NPN thì bạn cần sử dụng rơ le trung gian kết nối. Lúc này, cuộn rơ le cần đầu nối V+ và đầu nối ngõ phù hợp.

Trên đây là các vấn đề liên quan đến cảm biến đo khoảng cách. Bạn đã hiểu hơn về khái niệm, nguyên lý hoạt động cùng các vấn đề như cách kết nối… Nếu còn phân vân gì chưa thỏa đáng, hãy liên hệ ngay để được giải đáp nhanh chóng và kịp thời nhé! 

 

 



Bài viết liên quan

Cấu tạo của máy biến thế Máy Biến Thế: Cấu Tạo Và Nguyên Tắc Hoạt Động

Máy biến thế hay còn được gọi là máy biến áp là thiết bị được dùng rộng rãi trong thực tế nhất là ngành điện. Chúng ta thường thấy máy biến thế trên các trụ điện với chức năng là hạ thế điện áp cao sang điện áp thấp cho người dân sử dụng. Do…

Bộ chuyển đổi Profibus sang Profinet Bộ chuyển đổi Profibus sang Profinet

Bộ chuyển đổi Profibus sang Profinet là một thiết bị giúp kết nối và chuyển đổi dữ liệu giữa hai giao thức truyền thông công nghiệp phổ biến, Profibus và Profinet. Hệ thống tiêu chuẩn trong bộ lập trình PLC Siemens sử dụng Profibus để kết nối với các thiết bị ngoại vi. Tuy nhiên,…

So sanh Profinet và profibus PROFINET và PROFIBUS: Sự khác biệt, ưu nhược điểm và ứng dụng

Profinet và Profibus là hai chuẩn truyền thông phổ biến nhất hiện nay. Profinet là sự nâng cấp mạnh mẽ từ Profibus. Bạn có biết rằng Profinet có tốc độ truyền nhanh hơn Profinet gần 10 lần và thời gian phản hồ dưới 1ms hay không? Để làm được điều này bạn cần có các…