Sơn tĩnh điện là gì? Tại sao nên sử dụng công nghệ sơn tĩnh điện

Công nghệ sơn tĩnh điện hiện nay là công nghệ hot, hiện đại và được ứng dụng vào thực tiễn khá nhiều. Bài viết này sẽ giúp bản hiểu sơn tĩnh điện là gì? Tại sao chúng lại được sử dụng rộng rãi trong đời sống và hoạt động công nghiệp như vậy. 

Công nghệ sơn tĩnh điện mang lại sự tiện lợi cho khách hàng
Công nghệ sơn tĩnh điện mang lại sự tiện lợi cho khách hàng

Sơn tĩnh điện là gì?

Đây là việc dùng công nghệ để phủ 1 lớp chất dẻo lên bề mặt các chi tiết cần che phủ. Chúng có thể là chất dẻo mềm hoặc cứng. 

  • Chất dẻo mềm: Chất dẻo không cần trải qua quá trình biến đổi cấu trúc của phân tử.
  • Chất dẻo cứng: Cấu trúc phân tử được xếp chéo để tạo ra lớp màng vĩnh cửu với độ chịu nhiệt rất tốt.

Bạn có thể biết đến sơn tĩnh điện với một tên gọi khác là sơn khô. Chúng thường phủ ở dạng bột và tích điện dương khi đưa vào quá trình sử dụng.

Bột sơn tĩnh điện có nhiều ưu điểm nổi bật
Bột sơn đa dạng trong màu sắc và có nhiều đặc tính tốt

Bột sơn tĩnh điện là gì?

Đây là nguyên liệu chính để sử dụng trong công nghệ sơn tĩnh điện. Chúng được tạo thành từ 3 thành tố: nhựa, bột màu và các chất phụ gia khác.

Hiện nay, các loại bột sơn tĩnh điện được chia thành 4 loại chính. Chúng gồm bóng, mờ, cát và bột sơn nhăn. 

Các ưu điểm nổi bật của công nghệ sơn tĩnh điện

Sơn tĩnh điện được ví là một phát minh vĩ đại, mang lại nhiều tiện ích cho người sử dụng. Chúng thay thế các loại công nghệ sơn cũ và giúp hạ giá thành cho người sử dụng.

Tiết kiệm kinh phí đầu tư

Hiện nay thực hiện sơn tĩnh điện, khách hàng không phải sử dụng sơn lót. Do đó các công trình xây dựng tòa nhà công nghiệp, nhà xưởng hay nhà ở sẽ tiết kiệm được một khoản ngân sách lớn. Ngoài ra chúng giúp khách hàng tiết kiệm thời gian hoàn thành công trình. 

Cơ chế vận hành của súng bắn sơn tĩnh điện
Cơ chế vận hành của súng bắn sơn

Biện pháp thông minh

Súng tự động trong sơn tĩnh điện giúp khách hàng thực hiện quy trình hoàn toàn tự động. Do đó, bạn không cần thuê nhiều đội ngũ nhân công. Ngoài ra, bột sơn bám lên người có thể dễ dàng lau chùi và không để lại nhiều vết bẩn.

Chất lượng đảm bảo

Sử dụng công nghệ hiện đại giúp khách hàng đảm bảo các mục tiêu về tính thẩm mỹ và độ bền sản phẩm. Nhờ đó, công trình công cộng hay các khu công nghiệp không lo vấn đề ảnh hưởng của thời tiết như bão, mưa gió…

Các ứng dụng đặc biệt của sơn tĩnh điện

Sơn tĩnh điện phù hợp với các bề mặt kim loại, chúng có thể bám màu lâu hơn. Vì vậy, sản phẩm được sử dụng trong các nhà máy, thiết bị công nghiệp và nhiều hoạt động khác. Một số ứng dụng có thể kể đến như: Sơn kệ sắt mạ thép, sơn cổng hàng rào, quạt máy trong công nghiêp hoặc sơn khung cửa sắt thép…

Ứng dụng đặc biệt của sơn tĩnh điện
Ứng dụng đặc biệt của công nghệ hiện đại này được sử dụng trong nhiều lĩnh vực

Công nghệ sơn tĩnh điện chính là một bước đột phá trong ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất. Không chỉ giúp tiết kiệm ngân sách đầu tư mà còn tối ưu nhân lực vận hành. Bài viết này đã giúp bạn hiểu sơn tĩnh điện là gì? Công nghệ sơn tĩnh điện mang lại tiện ích gì cho người sử dụng. Nếu cảm thấy hữu ích hãy chia sẻ để ngày càng có nhiều người biết đến hơn nhé! 

 



Bài viết liên quan

Cấu tạo bên trong cảm biến nhiệt độ Pt100 So sánh cảm biến nhiệt độ PT100 và PT1000

So sánh cảm biến nhiệt độ PT100 và PT1000 giúp chúng ta không nhầm lẫn giữa các loại cảm biến RTD nhất là cảm biến PT100 luôn bị nhầm lẫn với can nhiệt hoặc NTC. Tôi một kỹ sư với hơn 20 năm kinh nghiệm, tôi may mắn được làm việc với hầu hết các…

Cảm biến dây rút Cảm Biến Dây Rút

Cảm biến dây rút một trong những cảm biến có thiết kế đơn giản nhưng lại được ứng dụng rộng rãi trong xe cẩu, cẩu trục, hệ thống thủy lực, thủy điện bởi không có một loại cảm biến nào khác làm việc hiệu quả và có giá thành phù hợp hơn. Bạn có bao…

Dây cảm biến nhiệt độ Dây Cảm Biến Nhiệt Độ

Dây cảm biến nhiệt độ là một loại dây dẫn được sử dụng để đo lường nhiệt độ của môi trường xung quanh hoặc của một vật thể cụ thể. Dây cảm biến nhiệt độ sẽ có một đầu kim loại làm nhiệm vụ đo nhiệt độ. Phần dây chính là phần lấy tín hiệu…