Những thiết bị đo áp suất khí nén không nên bỏ lỡ

Áp suất khí nén là kết quả của việc nén khí hút từ thiên nhiên. Chúng được tích trữ từ các thiết bị như bình khí, máy nén khí… Khi thực hiện bạn cần tiến hành giám sát và đảm bảo điều khiển bằng các thiết bị đo khác nhau. Chúng thường là máy cảm biến áp suất, đồng hồ áp suất và công tắc áp suất khí nén. Bài viết này sẽ cung cấp các thông tin về thiết bị đo áp suất của khí nén và các đơn vị chuẩn để đo đại lượng này.

Đo áp suất khí nén bằng thiết bị gì?
Đo áp suất khí nén bằng thiết bị gì?

Điểm danh các thiết bị đo áp suất khí nén phổ biến

Hiện nay có 3 loại thiết bị khí nén phổ biến nhất trên thị trường là: Đồng hồ áp suất; Cảm biến áp suất và hệ thống công tắc áp suất hay còn được gọi với tên khác là rơ le áp suất.

Đồng hồ đo áp suất bằng khí nén

Sản phẩm có thiết kế khá đơn giản, chúng chỉ gồm kim chỉ thị ở trên bề mặt đồng hồ. Kim sẽ quay khi có áp suất tác động từ đó làm hiển thị giá trị thực cần đo. 

Hiện nay có 2 loại đồng hồ chính là đồng hồ áp suất chân đứng và đồng hồ áp suất chân sau. 

  • Đồng hồ áp suất chân sau: Chúng có thể lắp trên mặt tủ điện hoặc bề mặt máy nén. Do đó khách hàng có thể quan sát dễ dàng và trực tiếp trên máy.
  • Đồng hồ loại chân đứng: Tiện lợi khi có thể được lắp đặt ở nhiều vị trí khác nhau. Thông thường, mặt đồng hồ sẽ vuông góc với tầm nhìn.

Loại đồng hồ này có giá thành tương đối rẻ, khách hàng nào cũng có thể đầu tư một chiếc. Phần lớn tất cả các trường hợp đều có thể sử dụng dạng sản phẩm này. 

Đồng hồ đo áp suất khí nén có khó dùng không
Đồng hồ đo áp suất khí nén có khó dùng không

Công tắc đo áp suất khí nén

Chúng thường được lắp đặt ngay bên cạnh đồng hồ đo áp suất. Sản phẩm được coi như thiết bị quan trọng không thể thay thể trong hệ thống khí nén. Đặc biệt, ngay cả khi không có nguồn điện, công tắc này vẫn có thể hoạt động bình thường.

Tên gọi khác của thiết bị này là rơ le áp suất khí nén. Bạn có thể cài đặt ngõ ra ngay trên thiết bị đo sản phẩm. 

Chẳng hạn, khách hàng có thể cài đặt áp suất khí nén 0-10 bar chỉ bằng việc sử dụng đồng hồ đo áp suất điện tử hoặc đồng hồ cơ. 

Đây là thiết bị góp phần bảo vệ máy nén khí an toàn khi hoạt động. Khá tiện lợi và đơn giản trong cách sử dụng, thậm chí bạn không cần phải hiểu các kiến thức phức tạp về hệ thống điện.

Hình ảnh công tắc đo áp suất khí nén
Hình ảnh công tắc đo áp suất khí nén

Cảm biến đo áp suất khí nén

Không điều khiển tại chỗ như đồng hồ đo áp suất; không đóng vai trò bảo vệ hệ thống mà sản phẩm được ví như hệ thống điều khiển. Chúng điều khiển dựa trên nguyên lý tích hợp với biến tần. Hiện nay, tín hiệu ngõ ra tiêu chuẩn là 4-20mA. Với trị số này, phù hợp với hầu hết các ngõ vào của Inverter và đặc biệt điều khiển PID. Điều này giúp máy nén luôn ở mức áp suất mong muốn.

Hiện nay có nhiều loạt thiết bị khác nhau, bạn có thể tham khảo dòng máy loại đa năng với thiết kế nhỏ gọn như SR1-Georgin của Pháp.

Cảm biến đo áp suất
Cảm biến đo áp suất

 

Tìm hiểu về đơn vị đo áp suất khí nén

Thông thường các sản phẩm máy nén khí có nguồn gốc từ Châu Âu và Mỹ sẽ có đơn vị Bar và Psi. Để đảm bảo việc hoạt động tốt, bạn cần hiểu một số kiến thức căn bản về đơn vị đo.

Đơn vị bar

Nếu sản phẩm của bạn sử dụng đơn vị máy nén khí Bar thì rất có thể chúng có nguồn gốc từ Châu Âu hoặc được sản xuất theo tiêu chuẩn công nghệ châu Âu.

Đơn vị Bar có thể được quy đổi thành nhiều đơn vị khác
Đơn vị Bar có thể được quy đổi thành nhiều đơn vị khác

Chúng là đơn vị phổ biến nhất tại Châu Âu, theo đó: 1 bar = 0.99 atmosphere ( Atm ). Tuy nhiên, trong hoạt động kỹ thuật thì: 1 bar = 1.02 atmosphere (atm).

Ngoài ra, đơn vị BAR còn được quy đổi sang các đơn vị khác: 

1 bar  = 0.1 Mpa = 1.02 kgf/cm2 = 100 kPa = 1000 mbar = 10197.16 kgf/m2 =   100000 Pa = 14.5 Psi.

Đơn vị đo áp suất psi

Đây là đơn vị điển hình dành cho các sản phẩm được sản xuất tại Mỹ. Một phần đến từ việc Psi được các nước sử dụng như một tiêu chuẩn cơ bản của Mỹ:  1 bar = 14.5 psi

Về độ phân giải, Psi cao gấp 14.5 lần so với bar. Cả hai đại lượng đều phản ánh độ lớn của áp suất khi đo trên toàn hệ thống.

Công thức quy đổi Psi sang các đơn vị khác:

100 psi = 0.69 Mpa = 7.03 kg/cm2 = 689.48 Kpa = 6 894.76 Hpa = 6 894.76 mbar = 0.1 Ksi = 14 400 Psf = 70,31 mH20 = 230,67 ftH20 = 2 768.07 in H20 (theo hệ nước)…

Thực hiện quy đổi đơn vị đo áp suất

Quy đổi đơn vị đo áp suất gồm nhiều đơn vị khác nhau, chúng có thể gây khó dễ cho người thực hiện. Tuy nhiên, để đơn giản hóa điều này, bạn có thể xem bảng quy đổi và thực hiện nhân với hệ số. 

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng máy nén khí để đo áp suất và tiến hành đo đồng hồ áp suất. Khi đó, chúng ta không cần phải quá lo lắng đến giá trị chênh lệch của các đơn vị đo khác nhau.

Bảng quy đổi đơn vị thường sử dụng nhất
Bảng quy đổi đơn vị thường sử dụng nhất

Hiểu cách quy đổi đơn vị đo giúp khách hàng chọn được thiết bị ưng ý mà không cần hiểu biết quá nhiều về kỹ thuật sử dụng. Bạn cần tư vấn hay tìm hiểu thêm thông tin có thể liên hệ đến thietbikythuat.com để hiểu hơn nhé! 

Trên đây là các thông tin hữu ích về đo áp suất khí nén. Chắc hẳn bạn đã biết các thiết bị quan trọng cho việc này cùng đơn vị chuẩn để xác định đại lượng này?

 

 



Bài viết liên quan

Cấu tạo của máy biến thế Máy Biến Thế: Cấu Tạo Và Nguyên Tắc Hoạt Động

Máy biến thế hay còn được gọi là máy biến áp là thiết bị được dùng rộng rãi trong thực tế nhất là ngành điện. Chúng ta thường thấy máy biến thế trên các trụ điện với chức năng là hạ thế điện áp cao sang điện áp thấp cho người dân sử dụng. Do…

Bộ chuyển đổi Profibus sang Profinet Bộ chuyển đổi Profibus sang Profinet

Bộ chuyển đổi Profibus sang Profinet là một thiết bị giúp kết nối và chuyển đổi dữ liệu giữa hai giao thức truyền thông công nghiệp phổ biến, Profibus và Profinet. Hệ thống tiêu chuẩn trong bộ lập trình PLC Siemens sử dụng Profibus để kết nối với các thiết bị ngoại vi. Tuy nhiên,…

So sanh Profinet và profibus PROFINET và PROFIBUS: Sự khác biệt, ưu nhược điểm và ứng dụng

Profinet và Profibus là hai chuẩn truyền thông phổ biến nhất hiện nay. Profinet là sự nâng cấp mạnh mẽ từ Profibus. Bạn có biết rằng Profinet có tốc độ truyền nhanh hơn Profinet gần 10 lần và thời gian phản hồ dưới 1ms hay không? Để làm được điều này bạn cần có các…