Hiện nay, đa số các hộ gia đình đều đã sử dụng nước sạch. Nhưng đối với nhiều vùng miền xa xôi hay các hộ nông nghiệp thì nước giếng khoan là thứ hữu ích. Và máy bơm nước giếng khoan là sản phẩm không thể thiếu trong việc bơm lấy nước.
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, máy bơm nước không tránh khỏi hỏng hóc. Có thể kể đến việc máy chạy nhưng không lên nước hoặc các sự cố hỏng hóc khác. Vì vậy trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu nguyên nhân, cách sửa và mồi máy bơm nước giếng khoan.
Tóm Tắt Nội Dung
- 1 Máy bơm nước giếng khoan không lên nước do hở đường ống hút
- 2 Máy bơm không lên nước do nguồn nước bị cạn hoặc tắc cửa hút
- 3 Máy bơm nước giếng khoan không lên nước do nguồn điện
- 4 Máy bơm không lên nước do cấu tạo: Phớt máy bơm bị hở, bánh công tác bị gãy hoặc chập cháy động cơ
- 5 Cách mồi nước đúng cách cho máy bơm nước giếng khoan
Máy bơm nước giếng khoan không lên nước do hở đường ống hút
Hầu hết các loại máy bơm nước giếng khoan hiện nay đều là dòng máy bơm ly tâm một tầng cánh trục ngang. Để hút được nước dưới lòng đất lên thì đường ống được lắp từ máy bơm phải đảm bảo kín đáo 100% khi nối xuống mực nước. Chỉ cần hở 1 chút dù nhỏ nhất cũng khiến máy bơm không hút được nước. Do vậy nếu không bơm được nước lên thì đây có thể là nguyên nhân.

Để xác định được nguyên nhân, trước tiên bạn hãy lắp máy bơm nước vào đường ống. Sau đó mồi máy bơm bằng cách đổ đầy nước vào cửa xả của máy nếu nước không rút xuống và bơm thấy nước lên đều thì việc hở đường ống hút sẽ không xảy ra. Nếu không phải thì hãy kiểm tra các mối nối của đường ống hút máy bơm.
Máy bơm không lên nước do nguồn nước bị cạn hoặc tắc cửa hút
Cửa hút của máy bơm phải được ngập trong nước khi hoạt động bơm nước. Hãy đảm bảo thêm giỏ chắn rác của đường ống nối xuống giếng sạch sẽ, không bị tắc bởi các vật rắn hay rác gây tắc dòng chảy của nước.
Máy bơm nước giếng khoan không lên nước do nguồn điện
Nguồn điện quá yếu sẽ không thể cung cấp đủ điện áp cho máy bơm hoạt động bình thường. Nên đây được cho là một nguyên nhân khiến máy bơm không lên nước. Vì vậy không nên bơm nước vào các giờ cao điểm để đảm bảo đủ điện áp và bảo vệ máy bơm tốt hơn.
Máy bơm không lên nước do cấu tạo: Phớt máy bơm bị hở, bánh công tác bị gãy hoặc chập cháy động cơ
Đây là các nguyên nhân phát sinh bên trong khi sử dụng máy bơm. Phớt máy bơm bị hở là nguyên nhân đầu tiên khiến máy bơm không lên nước. Cách khắc phục sẽ là thêm gioăng cao su hoặc siết chặt lại phớt bơm.
Bánh công tác còn có tên gọi khác là cánh quạt máy bơm nước giếng khoan. Đây là bộ phận chính tác động một cách trực tiếp để hút và đẩy nước lên trên. Do đó nếu bánh công tác bị vỡ thì phải thay thế bằng cái mới. Để xác định nguyên nhân, bạn phải nghe tiếng kêu của máy bơm. Nếu tiếng kêu khác thường như tiếng lộc cộc thì cánh quạt đã bị vỡ và không bơm nước lên được.
Chập cháy động cơ do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Động cơ là bộ phận quan trọng nhất của máy bơm nên nếu bộ phận này bị hỏng thì máy bơm sẽ không thể bơm nước lên được. Một trường hợp cần kiểm tra nguồn điện để xác định xem máy bơm còn hoạt động hay không nếu không thấy máy bơm chạy. Để khắc phục, bạn cần xem lại dây đồng trong động cơ. Nếu vẫn dùng được thì cuốn lại không thì sẽ phải thay mới.
Cách mồi nước đúng cách cho máy bơm nước giếng khoan

Cửa hút phải được nối với ống hút cắm trực tiếp xuống giếng. Thao tác này phải được đảm bảo ngậm nước đủ và cách đáy 50cm để không hút cả cát lên.
Cửa xả được nối với ống xả và bạn hãy đổ nước mồi cho máy bơm vào cửa xả. Nếu ống xả không di chuyển được thì phải thiết kế van 1 chiều vào 1 ống phụ để đổ nước vào cửa xả thông qua ống phụ.
Đổ đầy nước rồi quan sát xem nước có bị rút đi không. Nếu nước không bị rút có nghĩa là cửa hút đã kín.
Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ cho các bạn những kiến thức về cách sửa chữa máy bơm nước giếng khoan. Hy vọng những kiến thức đó sẽ giúp bạn khắc phục được những tình huống thực tế cho đời sống. Chúc các bạn ứng dụng thành công!
Bài viết liên quan
Cảm biến phát hiện nước trong dầu đang giúp hàng trăm doanh nghiệp giải quyết vấn đề nước và dầu lẫn cùng nhau gây thiệt hại về kinh tế lẫn máy móc vận hành khi sử dụng dầu lẫn nước. Hiện tượng dầu lẫn trong nước khiến nhiều chủ doanh nghiệp xăng dầu, nhà máy…
Nếu bạn đang tìm hiểu về SSR 3 pha thì trong bài viết này bạn sẽ biết được SSR 3 pha là gì? Tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng của SSR 3 pha trong công nghiệp hiện đại. “Tại sao nên sử dụng SSW 3 pha trong hệ thống…
SSR 1 pha còn được gọi là relay bán dẫn 1 pha hay rơ le bán dẫn 1 pha. “SSR 1 pha” là viết tắt của thuật ngữ “Single Phase Solid State Relay”. Solid State Relay là một thiết bị điện tử có khả năng chuyển đổi điện năng đến tải mà không sử dụng…