Một số vấn đề gặp phải khi vận hành hệ thống xử lý nước công nghiệp

Doanh nghiệp ngày càng phát triển nhưng nguồn nước sạch lại càng hạn chế. Nguồn cung cấp nước không đủ đòi hỏi cần có biện pháp xử lý nước kịp thời. Tuy nhiên, trong quá trình xử lý, các doanh nghiệp ít nhiều sẽ gặp những khó khăn. Bài viết dưới đây sẽ nêu lên 1 số vấn đề gặp phải khi vận hành hệ thống xử lý nước công nghiệp. Các bạn hãy lưu ý nhé!

Quy trình xử lý nước cho hoạt động công nghiệp

Nước lấy từ lòng sông

Nguồn nước được lấy từ lòng sông vào bể trộn cơ khí. Lúc hút nước vào, bể trộn có đặt hệ thống chắn rác. Hạn chế toàn bộ rác thải đi vào bể trộn. Từ đó bảo vệ được các thiết bị và nâng cao hiệu quả làm sạch của các công trình xử lý đơn vị. Cụ thể là làm giảm hàm lượng cặn và độ màu của nước.

Quá trình xử lý ở bể trộn

Tại bể trộn cơ khí: Nước được cho vào hóa chất keo tụ trợ lắng. Đó là PAC hoặc Polyme. Bể trộn sẽ làm cho hóa chất keo tụ tạo bông, hòa trộn với nhau, tạo sự ổn định. Sau đó nước được chuyển qua bể keo tụ tạo bông. Lúc này, các hạt keo mịn phân tán vào trong nước. Tìm và kết dính với các hợp chất trong nước để việc tạo bông nhanh lắng lại.

Quy trình xử lý trong bể trộn
Quy trình xử lý trong bể trộn

Nước từ bể keo tụ được tạo bông qua bể lắng: Dưới tác dụng của trọng lực, các bông cặn lắng xuống đáy. Tiếp đó, lượng bùn ở bể lắng được bơm ra ngoài vào hồ chứa bùn. Bùn sau khi được lắng lại được đem đi xử lý theo quy định. Ứng dụng của chúng có thể làm phân bón, than tổ ong. Lượng nước phía trên được chuyển cho trở lại bể lắng.

Quá trình xử lý ở bể lọc

Nước ở bể lọc sẽ được xử lý. Trong bể lọc có lượng cát lớn, cát nhỏ và than hoạt tính rất lớn. Chúng có tác dụng khử mùi cho nước. Bên cạnh đó, cặn sẽ được giữ lại, vi khuẩn cũng bị loại trừ. Nước có màu sắc sạch và không còn bị đục.

Nước sau khi lọc là nước đã sạch gần như hoàn toàn. Sau đó nước được đưa đến bể chứa nước sạch. Lúc này, hóa chất Clo sẽ được đưa vào với liều lượng theo tiêu chuẩn. Mục đích là ngăn ngừa sự xuất hiện, sinh sản của vi trùng, vi tảo trong nước. Và giữ cho bồn chứa được sạch sẽ. Ngăn ngừa sự bám dính bám của vi khuẩn, tảo lên thành bể.

Nước sạch được phân phối đến người dân
Nước sạch được phân phối đến người dân

Cuối cùng, nước sạch được phân phối cho người dân sử dụng. Thông qua mạng lưới ở trạm bơm cấp 2.

Một số vấn đề gặp phải khi vận hành hệ thống xử lý nước công nghiệp

Các hệ thống xử lý nước công nghiệp thường được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài. Nhập khẩu nguyên chiếc và có sử dụng bộ điều khiển đi kèm. Chính vì vậy, người vận hành bị phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật từ nhà sản xuất. Họ không thật sự hiểu và nắm được công nghệ. Vậy nên khi gặp sự cố thường không biết cách giải quyết. Gây rất nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp.

Một số vấn đề khi xử lý nước công nghiệp
Một số vấn đề khi xử lý nước công nghiệp

Chúng ta có thể kể đến 1 số vấn đề khi vận hành hệ thống xử lý nước công nghiệp như sau:

  • Các cụm máy bơm chạy luân phiên chưa hợp lý. Hoặc hệ thống bơm chạy quá nhiều hoặc quá ít. Tất cả đều dẫn đến việc tuổi thọ của máy bơm bị giảm. Vấn đề gặp phải là bạn không thể hiệu chỉnh hay sửa đổi gì. Chúng không thể hợp lý theo mong muốn của bạn.
  • Áp suất và lưu lượng nước qua màng lọc không ổn định. Từ đó khiến cho chất lượng và hiệu suất xử lý nước không đạt yêu cầu.
  • Tất cả những vấn đề gặp phải của hệ thống xử lý nước công nghiệp đều nghiêm trọng. Chúng khiến chi phí vận hành, bảo trì, sửa chữa tăng lên rất cao.

Như vậy, việc vận hành một hệ thống cao cấp không phải là điều đơn giản. Đặc biệt là trong hệ thống xử lý nước công nghiệp. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều kiến thức bổ ích. Hãy chờ đón bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé!



Bài viết liên quan

Cấu tạo của máy biến thế Máy Biến Thế: Cấu Tạo Và Nguyên Tắc Hoạt Động

Máy biến thế hay còn được gọi là máy biến áp là thiết bị được dùng rộng rãi trong thực tế nhất là ngành điện. Chúng ta thường thấy máy biến thế trên các trụ điện với chức năng là hạ thế điện áp cao sang điện áp thấp cho người dân sử dụng. Do…

Bộ chuyển đổi Profibus sang Profinet Bộ chuyển đổi Profibus sang Profinet

Bộ chuyển đổi Profibus sang Profinet là một thiết bị giúp kết nối và chuyển đổi dữ liệu giữa hai giao thức truyền thông công nghiệp phổ biến, Profibus và Profinet. Hệ thống tiêu chuẩn trong bộ lập trình PLC Siemens sử dụng Profibus để kết nối với các thiết bị ngoại vi. Tuy nhiên,…

So sanh Profinet và profibus PROFINET và PROFIBUS: Sự khác biệt, ưu nhược điểm và ứng dụng

Profinet và Profibus là hai chuẩn truyền thông phổ biến nhất hiện nay. Profinet là sự nâng cấp mạnh mẽ từ Profibus. Bạn có biết rằng Profinet có tốc độ truyền nhanh hơn Profinet gần 10 lần và thời gian phản hồ dưới 1ms hay không? Để làm được điều này bạn cần có các…