Máy phát điện xoay chiều và cách phân biệt giữa 2 loại máy phổ biến

Một dạng sản phẩm điển hình

Nhu cầu về máy phát điện xoay chiều xuất hiện ở cả gia đình và cơ quan sản xuất , kinh doanh. Trường hợp bạn là một kỹ thuật viên mới bước chân vào nghề, việc tìm hiểu bài viết này là điều vô cùng quan trọng. Nhờ đó, bạn hiểu hơn về khái niệm và cách phân loại 2 dòng máy phát điện phổ biến hiện nay. 

Máy phát điện xoay chiều là gì?
Khái niệm về máy phát điện xoay chiều là gì?

Khái niệm về máy phát điện xoay chiều 

Hiện nay, máy phát điện xoay chiều được dùng để chuyển đổi năng lượng dạng cơ học thành điện năng. Các máy phát điện thường sử dụng 1 từ trường quay trong một hệ thiết bị cố định. Tuy nhiên, đôi lúc, khách hàng cũng dùng máy phát 1 chiều tuyến tính với phần từ trường đứng yên còn phần bao chuyển động.

Chúng còn có thể được gọi là phát điện xoay chiều. Trường hợp sử dụng nam châm vĩnh cửu để tạo ra từ trường được gọi là magneto. 

Tuốc pin hơi nước được sử dụng nhằm để tăng độ hoạt động của máy phát điện xoay chiều khi sử dụng trong nhà máy điện. Nhờ đó, chúng có tên gọi là máy điện tua pin. Trong các nhà máy điện,máy phát điện 3 pha 50 Hz, 60 Hz thường được dùng để tạo ra năng lượng điện lớn. 

Đặc điểm trong cấu tạo máy phát điện xoay chiều 

Cấu tạo của máy phát điện xoay chiều khá đơn giản. Chúng gồm 2 phần chính là phần cảm và phần ứng.

Phần cảm có cấu tạo bởi 1 nam châm điện nhằm tạo ra từ trường, chúng còn được gọi là Roto. 

Phần ứng chính là stator. Ngoài các bộ phận này, chúng còn có bộ phận như đầu phát máy, hệ nhiên liệu, hệ thống làm mát máy và bộ xả nguyên liệu. Một số bộ phận quan trọng như bộ ác quy nạp điện, khung trục chính và kênh điều khiển control panel.

Nguyên lý hoạt động máy phát điện xoay chiều là gì?

Hiện tượng cảm ứng điện từ là nguyên lý để máy phát điện xoay chiều có thể hoạt động và vận hành. Chúng xuất hiện khi số lượng đường sức từ qua một tiết diện của cuộn dây dẫn thay đổi. Nam châm quay tròn giúp số lượng đường sức từ tăng hoặc giảm liên tục. Nhờ vậy, dòng điện trong cuộn dây liên tục thay đổi. Điều này là cơ sở để máy phát điện xoay chiều hoạt động.

Máy phát điện xoay chiều có cấu tạo như thế nào?
Đặc điểm cấu tạo của sản phẩm này như thế nào?

Công dụng chính của máy phát điện xoay chiều là gì?

Máy phát điện xoay chiều có nhiều tác dụng trong đời sống và sản xuất. Công dụng chính của sản phẩm này ở việc cung cấp lượng điện năng cần thiết trong trường hợp nguồn điện bị hỏng hoặc lỗi. Đặc biệt, máy phát điện có thể chỉnh lưu hoặc hiệu chỉnh lượng điện áp mỗi ngày.

Hiện nay, cuộc sống ngày càng hiện đại hóa, việc ứng dụng điện trong đời sống không thể không diễn ra. Do đó, nhu cầu về điện năng ngày càng tăng lên. Trong trường hợp bị mất điện, cuộc sống và sản xuất sẽ ra sao? Lúc này, vai trò của máy phát điện xoay chiều được phát huy tối đa. Nhờ vậy, hoạt động của đời sống không bị ngưng trệ. Các quá trình sản xuất được diễn ra bình thường. Đây là giải pháp tối ưu để giảm thiểu các ảnh hưởng do mất điện hoặc thiếu điện. 

Các loại máy phát điện xoay chiều hiện nay gồm gì?

Như các bạn đã biết, máy phát điện xoay chiều gồm 2 loại chính là máy 1 pha và máy ba pha. Chúng ta sẽ cùng lần lượt đi tìm hiểu từng loại máy này nhé!

Một dạng sản phẩm điển hình
Một dạng sản phẩm điển hình

Loại 1: Máy phát điện xoay chiều 1 pha

Đặc điểm trong cấu tạo:

Máy có cấu tạo gồm 2 bộ phận chính là phần cảm và phần ứng:

  • Đối với phần cảm chúng có tên gọi khác là Roto. Chức năng chính dùng để tạo ra từ thông biến thiên qua nam châm điện.
  • Đối với phần ứng hay còn gọi là Stator. Phần này gồm nhiều cuộn dây có cùng kích thước. Trong đó phần ứng luôn đứng yên, đây là lý do tại sao chúng được gọi là stator.

Về nguyên lý hoạt động, khi roto quay, từ thông bắt đầu biến thiên. Nhờ đó lúc này xuất hiện suất điện động cảm ứng. Suất điện động này tạo ra dòng điện cảm ứng trong mạch dây.

Loại 2: Loại máy xoay chiều 3 pha

Máy gồm 1 hệ thống đi kèm với 3 dòng điện xoay chiều. Đặc biệt chúng có cùng biên độ hoạt động nhưng góc lệch pha với nhau với khoảng ⅔.

Tương tự như máy phát điện 1 pha, máy phát điện 3 pha cũng có cấu tạo với 2 phần chính là:

  • Phần chuyển động (roto): gồm nam châm điện có thể quay quanh 1 trục cố định. Sản phẩm này quay góp phần tạo ra lượng điện biến thiên liên tục.
  • Phần stator là phần đứng yên gồm các cuộn dây dẫn. Bên cạnh đó, máy còn một số bộ phận khác như bộ chỉnh lưu, bạc lót, giá đỡ và cánh quạt cùng hệ thống nắp đậy.

Nguyên lý hoạt động quan trọng của máy không nên bỏ qua là gì?

Máy phát điện xoay chiều 3 pha được vận hành dựa theo nguyên tắc hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi nam châm quay, điện áp suất hiện ở ngay 2 đầu của cuộn dây. Điện áp này sinh ra góp phần tạo nên một dòng điện xoay chiều trong mạch.

Một số ưu điểm nổi bật

Máy phát điện xoay chiều góp phần tiết kiệm nhiên liệu khi phát điện xoay chiều 1 pha.

Máy có thiết kế chắc chắn, khả năng chống rung tốt. Đặc biệt linh hoạt và dễ để điều khiển. Máy có thể hoạt động tốt ở nhiều môi trường, ngay cả ở thời tiết có mưa gió. Đặc biệt, sản phẩm dễ dàng được vận hành. Khi hoạt động liên tục trong một khoảng thời gian, máy sẽ được làm mát bằng hệ thống quạt gió. Nhờ vậy kéo dài tuổi thọ và thời gian sử dụng. Bạn có thể sử dụng dòng sản phẩm này tại công ty, hệ thống nhà xưởng hoặc khu công nghiệp. Tuy nhiên một nhược điểm chính ở việc chế độ bảo dưỡng và sửa chữa khá phức tạp. 

Máy phát điện xoay chiều trong kĩ thuật là gì?

Trong kỹ thuật, máy phát điện xoay chiều dùng để sử dụng và tạo ra các dòng điện xoay chiều. Chúng sẽ có một số đặc điểm chính như sau:

  • Khả năng tạo ra dòng điện với cường độ lớn đến 10kA.
  • Hiệu điện thế sử dụng lớn, lên đến 10,5 kV.
  • Công suất sử dụng lớn đến 110 MW.
  • Kích thước máy sử dụng có đường kính 4m và chiều dài là 20m.
  • Các cánh để bạn sử dụng máy như dùng động cơ nổ, dùng tua bin nước hoặc dùng cánh quạt gió. 

Tác dụng của dòng điện xoay chiều hiện nay là gì ?

Dòng điện xoay chiều có 3 tác dụng chính là tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng và tác dụng từ. Ngoài ra chúng còn có thể có tác dụng hóa học và sinh học được ứng dụng trong các phản ứng hóa sinh và điều trị bệnh… 

Một trong những ứng dụng của dòng điện xoay chiều
Một trong những ứng dụng của dòng điện xoay chiều

Thiết bị kiểm soát nguồn điện từ là gì?

Trên các máy phát điện xoay chiều hiện đều có sự hiện diện của bộ phần điều khiển. Tuy nhiên, để đảm bảo nguồn điện đạt chất lượng và độ ổn định cao nhất, bạn cần đến sự xuất hiện của một thiết bị nhằm kiểm soát nguồn điện xoay chiều.

Lúc này, các hệ số như công suất, hệ số suất điện động hoặc công suất phản kháng.. sẽ được đảm bảo đúng giá trị hiệu dụng.

Các tác dụng chính của thiết bị kiểm soát nguồn điện là:

  • Theo dõi và đo lường chỉ số điện.
  • Chẩn đoán, phát hiện kịp thời những bất thường khi dòng điện hoạt động
  • Có thể gửi dữ liệu về hệ thống điều khiển.
  • Tác dụng trong việc tăng giảm dây chuyền sử dụng dòng điện.
  • Máy có thể tăng khả năng khai thác tối đa việc vận hành máy phát điện.

Máy phát điện xoay chiều có ứng dụng gì?

Máy phát điện xoay chiều giúp cung cấp điện năng cho gia đình, các hộ kinh doanh và doanh nghiệp sản xuất. Nhờ vậy nền kinh tế được đảm bảo và đời sống được ổn định.

Trong hoạt động sản xuất, máy phát điện là giải pháp lý tưởng khi bị ngắt điện. Nhờ vậy, chúng ta không lo lắng các hoạt động kinh doanh bị gián đoạn khi không có điện. Đây là thiết bị lý tưởng để nền kinh tế được vận hành theo một hướng tích cực và đảm bảo nhất. Các sản phẩm này ngày càng được cải thiện chất lượng, nhờ đó chúng có thể vận hành tốt thiết bị có điện năng trên 1000W.

Sự khác biệt giữa máy phát điện 1 pha và 3 pha là gì?

Về điểm giống nhau:

Đối với máy phát điện xoay chiều 1 pha: công suất thường quyết định đến việc phần stator và roto giống hoặc khác nhau. Tuy nhiên, thông thường khi công suất thấp, phần cảm ứng với stator hay còn gọi là phần đứng yên. Còn phần ứng sẽ là phần quay (Roto). Trường hợp công suất cao thì điều này sẽ diễn ra ngược lại. 

Trong khi đó, máy phát điện xoay chiều 3 pha thì phần cảm luôn là roto và phần ứng là stator. 

Về điểm khác nhau:

Thứ nhất về công suất, máy phát 3 pha có công suất cao trong khi máy phát điện 1 pha công suất vô cùng nhỏ.

Thứ hai và thiết bị điện tích hợp, máy phát 3 pha có thể cấp điện cho cả thiết bị dùng 3 pha hoặc 1 pha. Trong khi máy phát 1 pha chỉ có thể dùng cho thiết bị điện 1 pha.

Thứ ba về đặc điểm cuộn dây, máy phát 3 pha có 3 cuộn dây giống nhau về kích thước và thông thường được đặt lệch nhau góc với số đo là 120 độ. Tuy nhiên, máy phát 1 pha có số cuộn dây tùy thuộc vào công suất điện tiêu thụ.

So sánh về các loại máy phát điện xoay chiều phổ biến hiện nay
So sánh về các loại máy phổ biến hiện nay

Những lưu ý khi sử dụng máy phát điện xoay chiều là gì?

Với một thiết bị hiện đại như sản phẩm này, khách hàng cần phải có một số kiến thức vận hành nhất định. Điều này giúp cho thiết bị hoạt động được tốt hơn vàhạn chế sự cố hay rủi ro xảy ra khi dùng sản phẩm. Cụ thể như sau:

Đầu tiên, bạn cần kiểm tra các thiết bị cắm điện, các kết nối điện để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Tiếp theo, khách hàng chọn máy phát điện có chế độ vận hành phù hợp với nhu cầu. Nhờ đó, giúp tránh lãng phí hoặc thiếu hụt

Bạn cần biết cách phân bổ công suất của máy phát điện sao cho phù hợp nhất

Tiếp tục duy trì mức điện áp, tần số, công suất hoạt động trong phạm vi cho phép.

Khách hàng cần chú ý đến âm thanh phát ra, các kết nối như rơ le, 

Cách chọn mua máy phát điện xoay chiều thông minh

Bạn cần căn cứ vào mục đích sử dụng và khả năng tài chính của doanh nghiệp mình.

Đối với hộ gia đinh hoặc hộ kinh doanh có quy mô vừa và nhỏ, khách hàng nên sử dụng máy phát 1 pha. Bởi chúng có giá thành vừa phải, đảm bảo phù hợp với quy mô. Ngoài ra, chúng có thể trực tiếp sử dụng với các nguồn tải 1 pha mà không cần sự hiện diện của máy chuyển đổi.

Ngược lại với nhà xưởng có quy mô lớn, bạn cần các thiết bị điện xoay chiều 3 pha. Điều này nhằm đảm bảo hoạt động không bị ảnh hưởng và đáp ứng đủ nhu cầu vận hành. Chúng có thể hoạt động trong một thời gian dài và ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài. Khách hàng hãy kết hợp với bộ chuyển đổi để tăng thêm tính chủ động. 

Thietbikythuat khuyên người dùng nên nhờ tư vấn từ các kỹ sư điện hoặc kỹ thuật viên để quá trình lắp đặt đảm bảo an toàn hơn. Nếu như còn thắc mắc gì, hãy để lại thông tin để chúng tôi kịp thời tư vấn và giải đáp cho quý vị nhé!

 

 

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
Hotline: 0978795566