Giải đáp chi tiết: BMS là gì cũng hệ thống BMS trong quản lý tòa nhà

Cuộc sống hiện đại thay đổi và phát triển theo xu hướng tiện lợi, nhanh chóng và an toàn hơn. Hệ thống các tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại ngày càng nhiều. Do đó, việc cần một hệ thống quản lý riêng là điều đương nhiêu. Chúng không chỉ mang lại sự tiện lợi giúp hoạt động vận hành được trơn tru. Mà còn giúp thay đổi mô hình và phong cách sống của người dân. Bài viết này thietbikythuat sẽ giải đáp giúp khách hàng hiểu BMS là gì cùng hệ thống BMS trong quản lý tòa nhà, văn phòng.

Tính năng của hệ thống quản lý BMS trong đời sống
Tính năng của hệ thống quản lý BMS trong đời sống

Khái niệm BMS là gì?

BMS là 3 từ viết tắt của cụm từ  “Building Management System”. Chúng có nghĩa là hệ thống quản lý tòa nhà. Và một thuật ngữ khác khá bổ biến chính là hệ thống quản lý tòa nhà thông minh iBMS. 

Về chức năng, hệ thống này đồng bộ giúp khách hàng có thể điều khiển. Đặc biệt, giúp quản lý dữ liệu của cả một tòa nhà, một hệ thống văn phòng… tiện lợi, nhanh chóng không cần tốn nhiều công sức. Bạn có thể kiểm tra và điều khiển được hệ thống điện nước từng căn hộ, điều hòa thông gió, hệ thống cảnh báo môi trường, phòng cháy – chữa cháy… 

Sản phẩm được sử dụng với các mục đích như vận hành thiết bị căn hộ. Chúng đảm bảo sớm phát hiện các vấn đề bất thường một cách nhanh nhất. Ngoài ra, chúng còn giúp bạn tiết kiệm nhiên liệu và tiết kiệm chi phí vận hành tòa nhà. 

Tìm hiểu về cấu trúc của hệ thống BMS

Hệ thống quản lý BMS và cấu trúc trong vận hành
Hệ thống quản lý BMS và cấu trúc trong vận hành

Về mức cấu trúc, hệ thống BMS có 3 mức cấu trúc điều khiển như sau:

Cấp 1: Cấp chấp hành

Cấp này gồm hệ thống đầu và hệ thống đầu ra. Trong đó, hệ thống đầu vào sẽ gồm: cảm biến, camera, đầu thẻ. Còn hệ thống đầu ra sẽ bao gồm quạt, điều hòa, đèn, còi và hệ thống chuông báo… 

Chức năng của hệ thống ở cấp chấp hành giúp đo lường. Giúp dẫn động cũng như có phương án chuyển đổi tín hiệu trong trường hợp cần thiết. Chúng giúp xử lý thông tin chính xác trước khi đưa đến các cấp vận hành tiếp theo. 

Cấp 2. Cấp điều khiển

Như tên gọi, ở cấp này chúng sẽ thực hiện các hoạt động điều khiển chính được tiếp nhận từ cấp 1. Các bộ điều khiển bạn có thể thấy gồm DDC, PLC, PXC và PAC… Sau khi dữ liệu được xử lý chúng sẽ truyền tiếp xuống bộ phận điều khiển giám sát. Bạn có thể thấy, hệ thống máy tính sẽ giúp đo lường và thực hiện một số thao tác cơ bản như điều chỉnh cần gạt… Ở cấp 2, chúng ta có thể gọi là cấp trường (tên tiếng Anh là Field Level). 

Cấp 3. Cấp điều khiển giám sát

Đây là mức độ cấp cuối cùng trong hệ thống này. Về chức năng, chúng giúp giám sát và vận hành một quá trình kỹ thuật. Cấp 3 giúp người sử dụng có thể cài đặt ứng dụng và vận hành sản phẩm cũng như đưa ra các hướng đi xử lý giúp theo dõi thao tác, giám sát vận hành và đặc biệt xử lý các tình huống bất thường có thể xảy đến. Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể cài đặt các công thức hoặc thuật toán từ trước để điều khiển và lập trình theo chúng. Một chú ý, ở cấp độ này việc điều khiển thường không cần quá nhiều đến hệ thống phần cứng mà chỉ tập trung vào việc xử lý phần mềm hoặc thông tin ứng dụng. .

Tìm hiểu về hệ thống BMS quản lý gì?

Đây chính là một ứng dụng nổi tiếng của BMS. Hệ thống quản lý BMS chính là hệ thống quản lý tòa nhà và cụ thể hơn chức năng của chúng giúp quản lý, giám sát và điều khiển các hệ thống dưới đây trong tòa nhà, hệ thống chung cư:

  • Điều khiển trạm phân phối điện năng
  • Điều khiển máy phát điện dự phòng
  • Điều khiển hệ thống cung cấp khí đốt
  • Điều khiển hệ thống điều hòa và thông gió
  • Điều khiển hệ thống chiếu sáng
  • Điều khiển hệ thống thông tin công cộng (âm thanh, màn hình, thông tin liên lạc,..)
  • Điều khiển hệ thống cấp, thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt
  • Điều khiển hệ thống báo cháy, báo khói và chữa cháy
  • Điều khiển hệ thống thang máy
  • Điều khiển hệ thống an ninh
  • Điều khiển hệ thống kiểm soát thẻ vào/ra
  • Điều khiển hệ thống điều khiển bãi đỗ xe

Tính năng nổi trội của hệ thống BMS

Là một hệ thống hiện đại và tiện nghi, chúng mang đến những thuận lợi đặc biệt và giúp giám sát hiệu quả cũng như đảm bảo an toàn cho cư dân trong một phạm vi lớn khó có thể tự kiểm soát. Dưới đây là các tính năng nổi trội do hệ thống BMS mang lại:

  • Đảm bảo tính động bộ và tính chính xác của các thiết bị thông minh trong toàn bộ tòa nhà, khu vực sử dụng hệ thống.
  • Bạn có thể điều khiển bằng việc sử dụng cáp điều khiển hoặc giao thức kết nối mạng.
  • Hệ thống giúp giám sát môi trường không khí, môi trường làm việc của con người, bất kỳ sự khác thường và vấn đề đe dọa sẽ có cảnh báo đến người dùng. 
  • Giúp quản lý dữ liệu và tín hiệu chương trình, quản lý các cơ sở hạ tầng và chương trình thông tin trong máy tính logic, khoa học. 
  • Hệ thống vận hành linh hoạt, có thể được mở rộng và đặc biệt sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu của người dùng. 

Lợi ích của hệ thống BMS là gì?

Sử dụng hệ thống giúp khách hàng tự động được các thủ tục phức tạp và giảm các hoạt động của cư dân mỗi khi ra vào hay thanh toán điện nước hoặc các vấn đề khác trong việc sinh sống và làm việc tại môi trường…

Một số tính năng nổi trội của hệ thống quản lý BMS
Một số tính năng nổi trội của hệ thống quản lý BMS

Hệ thống BMS có thể lưu trữ dữ liệu nhờ đó giúp quản lý tốt hơn các thiết bị và vật dụng trong toàn bộ tòa nhà. Đặc biệt, trong trường hợp phát sinh các sự cố không mong muốn đây sẽ là thiết bị phát hiện đầu tiên và đưa ra các cảnh báo đến khách hàng. Thiết bị còn giúp tiết kiệm chi phí cho người sử dụng và cư dân. Bạn thử tưởng tượng nếu như không có hệ thống này thì toàn bộ các hoạt động giám sát sẽ cần một số lượng lớn nguồn nhân sự như thế nào? 

Và cuối cùng, khách hàng có thể thực hiện tiến hành nâng cấp hệ thống linh hoạt và sử dụng tùy theo nhu cầu cũng như mục đích của bản thân mình. 

Ứng dụng hệ thống BMS là gì?

Cuộc sống hiện đại hơn cần các thiết bị, sản phẩm và ứng dụng tiện nghi để đem đến những trải nghiệm cùng phong cách sống chuyên nghiệp. Hệ thống BMS đang dần thay đổi cách con người sống và nghĩ về thế giới hiện đại. Chắc phải cuộc sống của chúng ta đang trở nên dễ dàng hơn nhờ những ứng dụng thông minh như này đúng không?  

Dưới đây là một số ứng dụng con người có thể linh hoạt vận dụng vào cuộc sống hiện nay:

  • Hệ thống các cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại, hay ngân hàng, công ty bảo hiểm.
  • Các tòa nhà hành chính công cộng; tòa nhà trong hệ thống bệnh viện, văn phòng, phòng ốc, trường học, trung tâm giải trí, đài truyền hình, sân bay, khu du lịch… 

Hy vọng các chia sẻ trong bài viết này đã giúp bạn hiểu BMS là gì cũng như hiểu vai trò của hệ thống CMS trong đời sống. Nếu còn điều gì mong muốn được giải đáp thêm. Hãy liên hệ đến thietbikythuat.com.vn để được giải đáp tận tình và chi tiết nhất nhé. Còn giờ, hãy trang bị ngay một hệ thống tiện ích tuyệt vời như thế này cho căn nhà, văn phòng hoặc tòa nhà của bạn ngay nhé!

 

 



Bài viết liên quan

Cấu tạo bên trong cảm biến nhiệt độ Pt100 So sánh cảm biến nhiệt độ PT100 và PT1000

So sánh cảm biến nhiệt độ PT100 và PT1000 giúp chúng ta không nhầm lẫn giữa các loại cảm biến RTD nhất là cảm biến PT100 luôn bị nhầm lẫn với can nhiệt hoặc NTC. Tôi một kỹ sư với hơn 20 năm kinh nghiệm, tôi may mắn được làm việc với hầu hết các…

Cảm biến dây rút Cảm Biến Dây Rút

Cảm biến dây rút một trong những cảm biến có thiết kế đơn giản nhưng lại được ứng dụng rộng rãi trong xe cẩu, cẩu trục, hệ thống thủy lực, thủy điện bởi không có một loại cảm biến nào khác làm việc hiệu quả và có giá thành phù hợp hơn. Bạn có bao…

Dây cảm biến nhiệt độ Dây Cảm Biến Nhiệt Độ

Dây cảm biến nhiệt độ là một loại dây dẫn được sử dụng để đo lường nhiệt độ của môi trường xung quanh hoặc của một vật thể cụ thể. Dây cảm biến nhiệt độ sẽ có một đầu kim loại làm nhiệm vụ đo nhiệt độ. Phần dây chính là phần lấy tín hiệu…