Một thuật ngữ thường xuyên xuất hiện là điện áp định mức. Chúng có nhiều ý nghĩa trong các thiết bị và vật dụng tiêu thụ điện. Vậy thực tế điện áp định mức là gì? Bài viết này không chỉ giúp quý khách hiểu hơn về khái niệm này mà còn bật mí thông tin về khoảng cách an toàn điện. Cùng thietbikythuat tìm hiểu ngay các kiến thức quan trọng ngay phía dưới đây nhé!
Tổng quan về điện áp định mức
Điện áp định mức là gì?
Thuật ngữ này có tên gọi khác là điện áp danh định. Hiện được biết đến với ký hiệu là Uđm hoặc Udđ. Thông qua trị số điện áp định mức, người thiết kế điện sẽ căn cứ để tạo nên bộ lưới điện phù hợp. Nhờ đó, quá trình sử dụng thiết bị và vật dụng tiêu thụ điện hiệu quả hơn.
Hiện nay, điện áp định mức là giá trị quyết định khả năng tải của lưới điện. Đặc biệt, kết cấu, thiết bị và mức giá cho các thành phần của lưới điện.
Bạn thường biết đến 2 loại điện áp phổ biến là điện áp dây và điện áp pha. Trong đó:
- Điện áp dây là phần chênh lệch điện áp giữa 2 dây pha
- Điện áp dây là phần chênh điện áp giữa dây pha và dây trung tính (hoặc dây tiếp đất).
Các cấp điện áp điển hình
Tại lưới điện Việt Nam, hiện có 4 cấp lưới điện chính gồm:
- Điện hạ áp với trị số 0.38/0.22 kV. Đây là lưới điện quan trọng khi trực tiếp cấp điện cho các thiết bị sử dụng.
- Điện áp trung thế với giá trị: 6- 10 – 15 – 22 – 35 kV.
- Điện cao áp với giá trị từ 110v-220V.
- Điện áp cao thế với trị số 110-220V.
- Siêu áp cao cấp với giá trị 500kV.
Đặc điểm cấp điện áp trên thế giới
So với lưới điện Việt Nam, điện áp trên thế giới có nhiều mức đa dạng hơn. Xuất hiện thêm bậc điện áp 60 – 150 – 330 – 400 – 750kV. Điều này được giải thích do tính kinh tế và sự khác biệt giữa các cấp điện áp. Thông thường, khi điện áp cao thì dòng điện sẽ nhỏ. Như vậy chi phí cách điện sẽ cao trong khi phí dây dẫn không đáng kể.
Cấp lưới điện dưới 1000V còn có lý do đến từ tính an toàn cho người sử dụng. Đây là lý do có nước vẫn sử dụng lưới điện 100V.
Tìm hiểu về điện áp vận hành
Giá trị điện áp vận hành có thể lớn hoặc nhỏ hơn điện áp định mức. Tuy nhiên, chúng thường có một khoảng giá trị giới hạn trong mức cho phép. Trong đó, giới hạn trên được xác định thông qua điều kiện an toàn với đường cách điện bên dưới.
Giá trị Umax thường là Umax= 1,1.Udđ với 6Kv < Udđ , 220Kv. Hoặc Udđ = 500kV thì = l,05.Udđ.
Giới hạn Umin được quyết định bởi điều chỉnh điện áp ở trạm biến áp. Chúng cần đạt mức đủ để đạt được điện áp đầu ra của biến áp. Mức giới hạn cho phép trong khoảng 5 đến 10%.
Umin =0.9 * Udđ khi Udđ <220kV và Umin = 0.95*Udđ khi Udđ= 500 kV.
Hiện tượng sụp đổ điện áp khá nguy hiểm. Chúng xảy ra khi điện áp ở nút tải xuống thấp dưới 70%.
Khoảng cách an toàn điện
Việc tìm hiểu khoảng cách an toàn điện có nhiều ý nghĩa quan trọng. Chúng đảm bảo lưới điện được thiết lập và lắp đặt đúng theo các quy định Pháp Luật về tính an toàn. Ngoài ra, giảm thiểu các tai nạn điện đáng tiếc xảy ra.
Theo đó, điều khoản 1 điều 51 có quy định rất rõ về khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp. Bạn có thể tham khảo bảng giá trị bên dưới, tương ứng với từng loại dây:
Điện áp |
<22kV |
35kV |
66-110kV |
220kV |
||
Loại dây |
Dây bọc |
Dây trần |
Dây bọc |
Dây trần |
Dây trần |
Chung |
Khoảng an toàn |
1.0m |
2.0m |
1.5m |
3.0m |
4.0m |
6.0m |
Điều 51 khoản 4 quy định về khoảng cách an toàn giữa điểm gần nhất của thiết bị, dụng cụ đến công trình lưới điện cao áp. Chúng được thể hiện trong bảng mô tả sau đây:
Giá trị điện áp |
Đến 22kV |
35kV |
66kV |
110kV |
500KV |
Khoảng an toàn |
4.0m |
4.0m |
6.0m |
6m |
8m |
Bài viết này đã giúp quý khách hiểu điện áp định mức là gì? Hiểu chính xác thuật ngữ này, bạn sẽ biết cách sử dụng và thiết kế lưới điện hiệu quả. Ngoài ra, biết các quy định an toàn về khoảng cách lưới điện có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp. Nhờ đó đảm bảo tính an toàn trong thi công lưới điện và đáp ứng tiêu chuẩn của Luật pháp Việt Nam.