Cảm biến siêu âm phát hiện vật cản nói chung. Hay cảm biến siêu âm đo khoảng cách, cảm biến siêu âm đo mức nước là các ứng dụng của cảm biến này trong thực tế.
Vậy nên mới thấy, một con cảm biến thường rất đa năng đúng không nào? Chúng tuỳ thuộc vào thiết kế và xây dựng hệ thống của chúng ta.
Bài viết này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu từng ứng dụng cụ thể của cảm biến siêu âm này nhé!
Cảm biến siêu âm phát hiện vật cản
Cảm biến siêu âm phát hiện vật cản. Đây là ứng dụng trong các dây chuyền công nghiệp. Chúng được lắp đặt trên các băng ca, hoặc ở những điểm giao nhau. Nhằm mục đích phát hiện ra sản phẩm lỗi và phân loại chúng.
Có bạn đặt câu hỏi, với ứng dụng đơn giản như vầy sao không dùng các loại cảm biến như tiệm cận hay là cảm biến quang là được rồi. Cần chi phải dùng đến cảm biến siêu âm chi cho tốn kém?
==> Thực ra thì nếu là môi trường sạch, bình thường, và sản phẩm cũng bình thường thì chúng ta cũng không cần dùng siêu âm làm gì. Nhưng, nếu môi trường đầy bụi, và bị ảnh hưởng từ trường, sản phẩm có nhiều kích thước, lỗi khó phát hiện …thì chúng ta dùng cảm biến siêu âm là chuẩn xác.
Hơn nữa, cảm biến siêu âm cho ta phản hồi rất nhanh và chính xác cao. Đem đến những lợi ích to lớn cho hệ thống trong việc gia tăng hiệu suất.
Ứng dụng: Cảm biến siêu âm phát hiện vật cản hay được sử dụng trong robot dò đường…
Cảm biến siêu âm đo khoảng cách
Đo khoảng cách trong thực tế có nhiều cách đo lắm. Ví dụ như dùng thước đo nè…Nhưng trong công nghiệp thì sao? Đo bằng thước liệu có khả thi về nhân lực lẫn hiệu quả hay không?
Hi, mình chỉ đùa thôi. Trong công nghiệp cảm biến siêu âm là một phương pháp đo khoảng cách đáng cân nhắc và lựa chọn bên cạnh dùng phương pháp rẻ tiền hơn như cảm biến quang.
Vì sao mình đề cao cảm biến siêu âm hơn cảm biến quang trong vấn đề đo khoảng cách?
Là vì quang không thể nào xuyên bụi được. Nhưng siêu âm thì có đó. Quang thời gian phản hồi chậm, ngược lại siêu âm thì phản hồi rất nhanh.
Nói chung những đặc tính của cảm biến siêu âm cũng chính là ưu điểm của chúng khi so sánh với những thiết bị khác.
Chỉ có vấn đề về chi phí đầu tư mới là rào cản lớn để có thể sử dụng cảm biến siêu âm trong ứng dụng này. Nhưng một số đặc thù như trên mình đã chia sẻ, thì cảm biến siêu âm là hợp lý nhất.
Cảm biến siêu âm đo mức nước
Đo mức nước ở đây, mình muốn nói đến vấn đề đo mức nước nói chung trong công nghiệp. Ngoài những phương pháp đo từ xưa đến nay ai ai đều biết như: dùng phao đo mức, dùng cảm biến điện dung đo mức, hay thậm chí dùng cảm biến áp suất để đo mức nước…
Thì sự xuất hiện của cảm biến siêu âm trong việc đo mức nước đem đến cho chúng ta một lựa chọn ưu việt hơn.
Vì sao mình nói thế? Vì rõ ràng nó thế. Đùa thôi, chứ chúng ta phải phân tích ra mới thấy được đâu là ưu nhược điểm của chúng.
Ví dụ: Chúng ta cần đo mức của một hồ chứa nước thải hoặc bồn chứa hoá chất ăn mòn…
Thì những phương pháp đo mức kiểu tiếp xúc. Liệu là một kỹ thuật, bạn có dám lắp đặt các cảm biến điện dung hay phao hay que để mà đo mức không?
Tất nhiên là không rồi. Vì trong nước thải tồn tại những hoá chất có khả năng ăn mòn que đo. Ảnh hưởng đến giá trị đo và độ bền của que đo.
Do đó những phương pháp đo mức tiếp xúc là bất khả thi trong trường hợp này. Chúng ta sẽ sử dụng đến phương pháp đo mức không tiếp xúc. Cụ thể ở đây là sử dụng cảm biến siêu âm đo mức nước.
Thật vậy, hiện nay cảm biến siêu âm được sử dụng rất nhiều trong các hệ thống đo mức nước như: đo hoá chất, đo nước thải, đo dầu, đo nước…
Nhưng cảm biến siêu âm cũng có nhược điểm là không chịu được áp suất cao và nhiệt độ cao. Khi gặp những trường hợp như thế này, thì cảm biến radar sẽ là một cứu cánh.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này!