Cài Đặt Cho Cảm Biến Đo Mức Điện Dung DLS – 35

Cài đặt cảm biến đo mức DLS - 35

DLS – 35 là loại cảm biến dùng để báo mức đầy và cạn của nguyên vật liệu trong bể chứa. Đây thuộc loại cảm biến có giá thành rẻ nhưng chất lượng của hãng Dinel. Vậy để cài đặt cảm biến đo theo ý muốn của mình thì làm thế nào? Các bạn hãy đọc bài viết này để biết nhé.

Cảm biến đo mức điện dung DLS – 35

Cảm biến đo mức điện dung DWLS – 53 được thiết kế để phát hiện giới hạn mức chất lỏng và các chất rắn có khối lượng lớn (đường, cát, hạt nhựa) trong bể chứa, ống, silo,…Cảm biến hoạt động dựa trên sự cảm nhận điện dung của các điện cực trên thanh hoặc dây cảm biến. Các thanh điện cực có thể được phủ một lớp cách điện để có thể thực hiện đo trong các môi trường kết dích hoặc dẫn điện.

Cảm biến đo mức điện dung DLS-35
Cảm biến đo mức điện dung DLS-35

Thông số kỹ thuật

Cấp nguồn: 7..34 Vdc

Đạt chuẩn bảo vệ: IP67, IP68

Các loại đầu ra NPN, PNP, Namur (cho khu vực dễ cháy nổ)

Có thể điều chỉnh được mức đo, trạng thái NO/NC, độ nhạy và độ trễ

Khoảng nhiệt độ: -40 độ đến 300 độ

Chịu được tới 50 bar tại 30 độ

Có các ren kết nối: G1’’; G ¾’’; M27x2; M30x1,5; NPT ¾, Tri-Clamp

Các phiên bản cho từng khu vực làm việc

  • DLS – 35N: cho khu vực bình thường, không dễ cháy nổ
  • DLS – Xi: cho các khu vực nguy hiểm dễ nổ
  • DLS – XiM: cho các mỏ khí Metan có nguy cơ nổ cao

Chiều dài điện cực: 0,1..6 m

Đường kính điện cực: 6..8 mm

Các loại DLS – 35: DLS – 35_-10; DLS – 35_-13; DLS – 35_-20; DLS – 35_-21; DLS – 35_-22; DLS – 35_-25; DLS – 35_-30; DLS – 35_-31; DLS – 35_-40; DLS – 35_-41; DLS – 35_-50.

Nếu bạn muốn biết thêm về từng loại của DLS – 35 có thể nhấn vào đây: Cảm biến điện dung DLS-35 | Cảm biến báo mức đầy cạn

Sơ đồ đấu dây DLS – 35

Thuộc loại cảm biến đo mức ON/OFF nên DLS – 35 nên chỉ cần đấu nối theo kiểu NPN hoặc PNP. Khi cảm biến được kích hoạt Relay bên trong sẽ đóng hoặc mở để truyền tín hiệu điều khiển đóng ngắt bơm, đèn hay loa báo.

Màu dây và các dạng đầu nối

Trước khi đấu nối dây, các bạn cần nhận biết chức năng của dây qua màu của chúng. Sẽ có 3 dây tương ứng với các chức năng sau:

  • Dây nâu BN là dây cấp nguồn (+) cho cảm biến
  • Dây xanh BU là dây cấp nguồn (-) cho cảm biến
  • Dây đen BK là dây tín hiệu dùng để truyền tín hiệu
DLS - 35 có 3 dây BK, BN, BU
DLS – 35 có 3 dây BK, BN, BU

DLS – 35 sẽ có tổng cộng 5 dạng đầu nối là A, B, C, D, V và H. Mỗi đầu nối sẽ có hình dạng khác nhau, các bạn có thể thấy ở các hình bên dưới.

Đối với dạng đầu nối A, B, D, V, H sẽ có sẵn dây cáp PVC cho nên bạn không cần phải chuẩn bị dây. Việc bạn chỉ cần là đấu nối theo sơ đồ

Các dạng có sẵn dây cáp PVC
Các dạng có sẵn dây cáp PVC

Đối với dạng đầu nối C sẽ khác so với các loại đầu nối khác. Sự dụng cáp kết nối M12, cho phép các bạn có thể gắn hoặc tháo dây cáp ra dễ dàng. Nhưng khi gắn vào các bạn cần lưu ý cắm đúng dây với đầu cắm tương ứng.

Dạng đầu nối M12
Dạng đầu nối M12

Thực hiện đấu nối

Sau khi đã nhận biết được màu và chức năng của 3 dây nối. Các bạn có thể dễ dàng đấu nối theo sơ đồ dàng cho NPN và PNP.

Đối với loại NPN, dây nâu đấu vào chân (+) của bộ nguồn 24V. Dây xanh đấu vào chân (-) của bộ nguồn 24V. Còn lại dây đen các bạn đấu vào đầu (-) của thiết bị cần điều khiển và ở đầu (+) của thiết bị nối với nguồn (+). Bên dưới mình sẽ thực hiện đấu vào một đèn báo 24V, các bạn có thể xem để dễ hiểu hơn.

Đấu nối kiểu NPN
Đấu nối kiểu NPN

Còn đối với loại PNP, cũng tương tự. Dây nâu vào chân (+) và dây xanh vào chân (-) bộ nguồn 24V. Con dây đen hơi khác một chút, các bạn đấu vào đầu (+) của thiết bị cần điều khiển và ở đầu (-) của thiết bị nối vào nguồn (-). Tương tự mình sẽ có một sơ đồ với đèn báo 24V như sau

Đấu nối kiểu PNP
Đấu nối kiểu PNP

Thực hiện cài đặt cho DLS – 35

DLS – 35 có thể cài đặt được mức đo mong muốn, tạo khoảng trễ, tăng/giảm độ nhạy và thay đổi trạng thái NO/NC. Để thực hiện các cài đặt đó chỉ cần bạn đặt bút từ vào 2 vị trí cài đặt trên đầu cảm biến và theo dõi trạng thái đèn báo.

Vị trí đặt và trạng thái đèn

DLS – 35 sẽ được cài đặt thông qua hai vị trí được ký hiệu (+)(-) trên mặt cảm biến. Tùy theo việc bạn muốn cài đặt, sẽ có thời gian đặt bút từ lên 2 vị trí đó khác nhau.

Đồng thời sẽ có 2 đèn Led để báo trạng thái xanhcam. Bạn cần theo dõi trạng thái đèn để nhận biết mình cài đặt đúng hay chưa.

Vị trí cài đặt (+), (-) và 2 đèn Led
Vị trí cài đặt (+), (-) và 2 đèn Led

Các trạng thái đèn được nêu ở bảng sau:

Đèn led chỉ

Màu Led

Trạng thái

Hoạt động (RUN)

Xanh

Chớp nhanh – Thực hiện đo mức

Tắt – Cài đặt không chính xác hoặc đang trong quá trình cài đặt

Chớp xen kẽ 2 đèn – Lỗi khi cài đặt

Trạng thái (STATE

Cam

Sáng – cảm biến được kích hoạt

Tắt – cảm biến không được kích hoạt

Chớp 3 lần – Cài đặt được xác nhận

Sáng đồng thời 2 Led – Khi đặt bút từ vào vị trí cài đặt và xác nhận cài đặt

Trạng thái NO/NC

Đây là 2 trạng thái bạn có thể lực chọn để phù hợp với mục đích sử dụng của mình

Trạng thái NO, relay bên trong cảm biến là thường mở và sẽ đóng để báo mức đầy. Có nghĩa là khi vật liệu đo dâng lên chạm đến mức nhất định trên thanh điện cực, đèn cam sẽ báo sáng. Trong trường hợp chưa chạm vào đèn sẽ tắt.

Cách hoạt động của trạng thái NO
Cách hoạt động của trạng thái NO

Trạng thái NC, relay bên trong cảm biến thường đóng và sẽ mở để báo mức cạn. Khi vật liệu đo giảm xuống chạm đến mức nhất định trên thanh điện cực, đèn cam sẽ báo sáng. Khi vẫn còn ở trên mức đèn sẽ tắt.

Cách hoạt động trạng thái NC
Cách hoạt động trạng thái NC

Các bước cài đặt

Bạn có thể thực hiện khá nhiều cài đặt để phù hợp với mong muốn của mình. Các cài đặt cũng như các bước thực hiện mình sẽ nêu ngay sau đây.

Cài đặt nhanh

Cảm biến sẽ được kích hoạt ngay lập tức khi vật liệu đo vừa chạm vào (NO) hoặc vừa ngưng chạm (NC) vào cảm biến. Cài đặt phù hợp cho các bạn không đòi hỏi khắc khe về mức đo. Hay ở trong môi trường khó để thực hiện được cài đặt mức đo hoàn chỉnh. Đối với trạng thái NO bạn có thể thực hiện

Bước 1:

Để bình chứa hoặc ống ở mức cạn, sao cho không chạm vào thanh điện cực của cảm biến

Bước 2:

Đặt bút từ lên vị trí (-) trong ít nhất 5 giây. Trước tiên, cả 2 đèn đều sáng. Sau 3 giây, đèn cam chớp 3 lần và sau khoảng 2 giây đèn cam chớp 3 lần một lần nữa. Ngay sau khi đèn cam dừng chớp bạn có thể bỏ bút từ ra.

Cài đặt nhanh cho DLS - 35
Cài đặt nhanh cho DLS – 35

Bước 3:

Bạn có thể thử bằng cách đổ chạm thanh điện cực. Nếu đèn Led cam sáng bạn đã thực hiện đúng

Nếu bạn muốn đặt trạng thái NC bạn chỉ cần thực hiện ngược lại. Đặt bút từ vào vị trí (+) các trạng thái đèn cũng tương tự.

Cài đặt mức đo

Nếu bạn muốn cảm biến được kích hoạt ở mức đo mà bạn mong muốn, đây là các bước cài đặt dành cho trạng thái NO

Bước 1:

Đặt mức đo trong bình chứa sao cho vừa chạm vào thanh điện cực để cảm biến được kích hoạt. Đèn cam khi này sẽ sáng

Bước 2:

Đặt bút từ lên vị trí (-) trong ít nhất 2 giây. Cho đến khi cả 2 đèn Led cùng sáng, khi này bạn bỏ bút từ ra. Sau đó, bạn sẽ thấy rằng đèn cam sẽ chớp 3 lần để xác nhận cài đặt.

Cài đặt mức cho DLS - 35 (1)
Cài đặt mức cho DLS – 35 (1)

Bước 3:

Tăng mức trong bình chứa đến mức đo mà bạn mong muốn

Bước 4:

Đặt bút từ lên vị trí (+) trong ít nhất 2 giây. Cho đến khi cả 2 đèn Led sáng, khi này bạn bỏ bút từ ra. Sau đó, đợi đèn cam chớp 3 lần để xác nhận cài đặt.

Cài đặt mức cho DLS - 35 (2)
Cài đặt mức cho DLS – 35 (2)

Bước 5:

Kiểm tra cài đặt bằng cách giảm mức bình chứa. Sau đó, thực hiện tăng mức bình chứa đến khoảng đo bạn cài đặt, nếu đèn sáng tại mức đó bạn đã cài đặt thành công.

Đối với trạng thái NC bạn chỉ cần thực ngược lại. Đặt vào vị trí (+) khi vừa chạm cảm biến và đặt vào vị trí (-) khi đặt ở mức mong muốn.

Cài đặt độ nhạy

Thực chất việc cài đặt mức đo là do việc tăng/giảm các điện dung trong thanh điện cực. Độ nhạy được cài đặt cũng tương tự vậy. Việc tăng giảm độ nhạy sẽ giúp cảm biến có thể nhận biết nhanh hay chậm mức đo. Thậm chí ngay cả khi bạn chưa chạm vào thì cảm biến đã được kích hoạt. Nếu trong trường hợp bạn cần thay đổi độ nhạy để phù hợp với điều kiện làm việc của mình, các bạn có thể làm như sau:

Nếu bạn muốn tăng độ nhạy của DLS – 35. Bạn chỉ cần đặt bút từ vào vị trí (+) trong khoảng thời gian từ 0,2 giây cho đến 2 giây. Khi đèn cam chớp 3 lần có nghĩa cài đặt được xác nhận. Bạn có thể thực hiện nhiều lần để tăng độ nhạy lên cao.

Cài đặt tăng độ nhạy cho DLS - 35
Cài đặt tăng độ nhạy cho DLS – 35

Trong trường  hợp bạn muốn giảm chỉ cần thực hiện ngược lại. Đặt vào vị trí (-) và cũng có thể thực hiện nhiều lần.

Lưu ý khi lắp đặt cảm biến DLS – 35

  • Khi lắp thẳng đứng cần quan trọng đến khoảng cách giữa các cảm biến và từ cảm biến đến thành bình. Đặt sao cho toàn bộ thanh điện cực ở bên trong bình chứa.
  • Khi lắp ngang cần lắp cảm biến ở nơi không có dòng chảy của vật liệu cần đo. Nếu có thì sử dụng thêm thanh chắn cảm biến.
  • Nếu lắp trong đường ống nên cách bề mặt dưới của ống 5 mm. Nếu có chổ uốn nên lắp cảm biến vào vị trí đó.

Các hướng dẫn lắp đặt sẽ được viết rõ ràng hơn trong hướng dẫn sử dụng. Các bạn có thể tham khảo thêm.

Lời kết

Những điều bạn cần biết khi sử dụng cảm biến đo mức điện dung DLS – 35 đã được mình nêu bên trên. Đây thực sự là loại cảm biến đo mức báo đầy, báo cạn đa năng và dễ sử dụng trên thị trường. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn sử dụng DLS – 35 tốt nhất có thể.

Các bài viết cùng chủ đề

Hướng Dẫn Cài Đặt Cảm Biến Đo Mức Điện Dung DLS – 27

Có thể bạn quan tâm

Chat Zalo
Hotline: 0978795566