Cách phân biệt tụ đề và tụ ngậm đơn giản mà hiệu quả

Nếu bạn là người biết về các thiết bị điện tử như điều hòa, tủ lạnh, máy giặt, máy bơm nước….Thì chắc chắn bạn đã nghe nói đến tụ điện. Đây là một trong những linh kiện quan trọng nhất của những thiết bị này. Bạn sẽ thấy một tụ khá lớn được kết nối với một đầu dây ra của motor điện. Khi quan sát các động cơ điện AC một pha của máy bơm nước, máy điều hòa không khí….Bạn thường thấy có 2 loại tụ điện là “tụ đề” (capa đề) hoặc “tụ ngậm” (capa ngậm).

Chữ “capa”  là viết tắt của từ “capacitor” trong tiếng Anh (nghĩa là tụ điện). Sự phân biệt này rất có ý trong trường hợp bạn cần sử. Ví dụ như sửa máy bơm nước, bạn cần phân biệt được những loại tụ này, đọc đúng trị số của chúng để chọn mua một loại phù hợp với thiết bị của bạn. Nếu bạn chọn sai, khi lắp vào máy, mô tơ có thể sẽ hoạt động không đúng. Từ đó dẫn đến làm giảm chất lượng motor, hoặc tụ sẽ bị cháy ngay khi vừa thay vào.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trong việc phân biệt 2 loại tụ điện này: tụ đề và tụ ngậm

Tụ đề hay capa đề

Tụ đề được sử dụng để làm tăng mô-men (moment) khởi động cho mô-tơ trong một khoảng thời gian ngắn. Bên cạnh đó, cho phép mô-tơ có thể dừng và chạy một cách nhanh chóng. Đây thường là tụ không phân cực. Giá trị điện dung của tụ đề từ 25 ~ 30 microfaras (khi làm việc ở 220V), hoặc là sẽ có 4 mức điện áp làm việc là: 125V, 165V, 250V và 330V. Nếu giá trị điện dung từ 70 microfaras (uF) trở lên.

Tụ đề hay còn gọi là capa đề
Tụ đề hay còn gọi là capa đề

Khi khởi động mô-tơ, tụ đề thường sẽ làm lệch pha dòng điện đặt vào cuộn đề trong mô-tơ. Điều này sẽ làm cho mô-tơ đủ mô-men để tăng tốc đến khoảng ¾ tốc độ tối đa. Khi đã đạt đến số vòng quay tối đa tụ này sẽ được ngắt ra khỏi mạch bằng một công tắt ly tâm (centrifugal switch) đặt bên trong mô-tơ.

Khi cần thay thế, bạn cần quan tâm đến giá trị điện dung và điện áp của tụ đề để chọn được một tụ đề phù hợp. Giá trị điện áp phải bằng hoặc cao hơn tụ đề cần thay thế. Đồng thời, giá trị điện dung phải gần với tụ cần thay thế.

Tụ ngậm hay capa ngậm

Tụ ngậm được sử dụng để làm việc liên tục trong suốt thời gian hoạt động của mô-tơ. Loại tụ này thường được chế tạo bằng vật liệu phim polypropylene và không phân cực. Giá trị của tụ ngậm thường thường sẽ thay đổi từ 1.5 ~ 100 microfarads. Điện áp làm việc trong khoảng từ 370V đến 440V. Tụ ngậm thường được sử dụng trong các động cơ điện một pha để làm lệch pha điện áp đặt cuộn dây thứ hai. Đặc biệt, đồng thời giúp đảm bảo hiệu suất hoạt động của motor.

Tụ ngậm hay còn được gọi là capa ngậm
Tụ ngậm hay còn được gọi là capa ngậm

Khi cần thay tụ ngậm, bạn cũng cần quan tâm đến các trị số của tụ. Vì nếu bạn thay sai  giá trị sẽ dẫn đến từ trường xoay sinh ra bởi các cuộn dây trong mô-tơ không đồng đều. Từ đó sẽ làm cho rô-to (rotor) “giật” tại các vị trí từ trường không đồng điều này. Từ đó sẽ khiến cho mô-tơ chạy mau nóng, ồn, tiêu thụ nhiều năng lượng hơn và dẫn đến hỏng mô-tơ. Những trị số khi chọn tụ ngậm thay thế là giá trị điện áp ghi trên thân tụ và giá trị điện dung (giá trị điện áp của tụ mới phải bằng hoặc cao hơn tụ cần thay, và đồng thời, giá trị điện dung phải gần với tụ cần thay thế).

Quy ước phổ biến về cách đọc các thông số của tụ không phân cực (tụ đề và tụ ngậm)

  • Một tụ nếu ghi: 333K – 100V – tức là, điện dung của tụ là C = 33 x 103 pF = 33 nF, điện áp để đánh thủng là Umax – 100V. Còn chữ “K” trên tụ biểu thị sai số của tụ (+/- 10%).
  •  Một tụ nếu ghi: .022 K – 100V – tức là, điện dung của tụ là C = 0.022 µF = 22 nF (sai số +/- 10%). Còn điện áp để đánh thủng Umax = 100V
  • Một tụ nếu có ghi: 104 – tức là, điện dung của tụ là C = 10 x 104 pF = 100 nF. Còn chữ “j” (có lúc là “J”) trên tụ chỉ sai số điện dung là +/- 5%
  • Một tụ nếu được ghi: 2A104j – tức là, điện dung của tụ là C = 10 x 104 pF = 100 nF. Còn sai số điện dung +/- 5%, và chữ “A” trên tụ chỉ điện áp Umax = 100V

Hy vọng những kiến thức trong bài viết này về tụ đề và tụ ngậm hữu ích đến quý bạn đọc. Đây đều là những điều khách hàng cần quan tâm để hiểu. Từ đó biết cách phân biệt giữa hai loại tụ phổ biến hiện nay là tụ đề và tụ ngậm. 



Bài viết liên quan

Rogowski RC150-060-100-300 cho điện 3 pha Biến dòng Rogowski RC150 Đo Tải 4000A

Biến dòng Rogowski RC150 vừa đáp ứng yêu cầu đo dòng từ vài chục ampe cho tới hàng nghìn ampe với độ chính xác cao. Chỉ duy nhất 1 cuộn dây Rogowski có thể đo dòng từ nhỏ tới lớn mà không cần chọn tải tương ứng. Với ngõ ra 100mV/kA tương ứng 1000A cho…

Điện trở sấy là gì Review điện trở sấy là gì: Tìm hiểu điện trở sấy tủ điện

Điện trở sấy là gì. Tại sao điện trở sấy được dùng nhiều trong công nghiệp. Tất cả sẽ được giải đáp trong bài chia sẻ này. Điện trở sấy là một thiết bị được sử dụng để chuyển đổi điện năng thành nhiệt năng. Nói cách khác đây là thiết bị có thể làm…

Lắp đặt cảm biến phát hiện nước theo chiều thẳng đứng Cảm biến phát hiện nước – Nước Trong Dầu

Cảm biến phát hiện nước ra đời nhằm cảnh báo khi có nước tới một vị trí nào đó trong bồn chứa hoặc phát hiện sự rò rỉ nước. Cảm biến hoạt động như một công tắc, khi không có nước cảm biến sẽ ở trạng thái Tắt – tức là OFF. Khi có nước…