Cách Đấu Dây Cảm Biến Áp Suất 4-20mA Với PLC – Biến Tần

Việc sử dụng cảm biến áp suất 4-20mA mà không biết cách đấu dây cảm biến áp suất 4-20mA với PLC – Biến Tần là thiếu sót của nhà cung cấp thiết bị cảm biến áp suất . Chính vì thế tôi sẽ hướng dẩn cách đấu dây cảm biến áp suất 4-20mA với PLC hay Biến Tần hoặc các bộ điều khiển khác liên quan tới cảm biến áp suất 4-20mA .

cách đấu đây cảm biến áp suất suất 4-20mA
Cách đấu dây cảm biến áp suất 4-20mA

Tôi sẽ lấy ví dụ cảm biến áp suất 4-20mA của hãng Georgin – Pháp đại diện cho tất cả các loại cảm biến phổ biến trên thị trường có ngõ ra tín hiệu 4-20mA – 2 dây . Với hình ảnh trên thì phần kết nối màu đen theo tiêu chuẩn ISO 4400 mà nhiều hãng đang sử dụng với 4 chân ( 4 pin ) .

Chúng ta thấy rằng cảm biến có 4 chân nhưng trên thực tế chúng ta chỉ sử dụng 2 chân là chân số 1 và chân số 2 . Hầu hết các cảm biến có mặt trên thị trường đều dùng chân số 1 và chân số 2 như một sự quy ước chung vậy , ngoại trừ một vài hãng có quy định riêng .

Hướng dẩn cách đấu dây cảm biến áp suất 4-20mA với PLC – Biến Tần

Cảm biến áp suất 4-20mA có cách đấu dây hết sức đơn giản nếu như chúng tra hiểu được bản chất của dòng điện . Việc sử dụng 4 chân nhưng chỉ có 2 dây là tín hiệu đưa về đồng nghĩa là cảm biến không có nguồn nuôi gây bối rối cho nhiều người mới tiếp xúc với cảm biến áp suất có tín hiệu ngõ ra 4-20mA .

cách đấu dây cảm biến áp suất 4-20mA Georgin SR1

Cách đấu dây cảm biến áp suất 4-20mA với PLC hoặc biến tần

Do cảm biến chỉ có hai dây tín hiệu đưa về PLC nên việc lắp trực tiếp vào PLC thường không thể thực hiện được trừ một số PLC có khả năng đọc được tín hiệu 4-20mA không nguồn ( passive ) . Chính vì thế chúng ta phải lắp nối tiếp nguồn 24Vdc giữa cảm biến & PLC để có nguồn nuôi cho cảm biến .

Nguồn cấp 24Vdc sẽ được đấu với nguồn Dương của cảm biến áp suất 4-20mA , điện áp sẽ truyền từ chân Dương của cảm biến sang Âm theo hình mũi tên về PLC hoặc biến tần . Còn chân Âm của PLCchân Âm của Nguồn 24Vdc sẽ được đấu với nhau để tạo thành một vòng kín .

Theo cách đấu này chúng ta vừa cấp nguồn nuôi cho cảm biến vừa truyền được tín hiệu 4-20mA dạng 2 dây về PLC hoặc biến tần mà vẫn đảm bảo được không suy giảm tín hiệu . Một số PLC và biến tần có khả năng đọc trực tiếp tín hiệu 4-20mA 2 dây từ cảm biến áp suất thì chúng ta chỉ mắc Chân Dương của cảm biến áp suất với chân Dương của PLC , chân Âm của cảm biến với chân Âm của PLC .

Tại sao PLC hoặc biến tần có khả năng đọc trực tiếp tín hiệu 4-20mA của cảm biến áp suất ?

Sở dĩ các PLC và biến tần đời mới có thể đọc được tín hiệu 4-20mA từ cảm biến áp suất là do Chân Dương của các thiết bị này có khả năng phát ra một nguồn áp nằm trong phạm vi nguồn cấp của cảm biến áp suất . Còn các PLC hoặc biến tần không có khả năng tự phát nguồn thỉ chúng ta đều phải đấu dây theo cách trên .

Hy vọng với hướng dẩn của tôi sẽ giúp ích cho mọi người đang tìm hiểu cũng như mới lắp đặt lần đầu . Nếu cần tư vấn kỹ hơn mọi người có thể Comment bên dưới để được hướng dẩn chi tiết .

Chúc mọi người thành công !

Kỹ Sư Cơ Điện Tử 

Nguyễn Minh Hoà

Mobi : 097879.55.66

Mail : hoa.nguyen@huphaco.vn 



Bài viết liên quan

Cấu tạo bên trong cảm biến nhiệt độ Pt100 So sánh cảm biến nhiệt độ PT100 và PT1000

So sánh cảm biến nhiệt độ PT100 và PT1000 giúp chúng ta không nhầm lẫn giữa các loại cảm biến RTD nhất là cảm biến PT100 luôn bị nhầm lẫn với can nhiệt hoặc NTC. Tôi một kỹ sư với hơn 20 năm kinh nghiệm, tôi may mắn được làm việc với hầu hết các…

Cảm biến dây rút Cảm Biến Dây Rút

Cảm biến dây rút một trong những cảm biến có thiết kế đơn giản nhưng lại được ứng dụng rộng rãi trong xe cẩu, cẩu trục, hệ thống thủy lực, thủy điện bởi không có một loại cảm biến nào khác làm việc hiệu quả và có giá thành phù hợp hơn. Bạn có bao…

Dây cảm biến nhiệt độ Dây Cảm Biến Nhiệt Độ

Dây cảm biến nhiệt độ là một loại dây dẫn được sử dụng để đo lường nhiệt độ của môi trường xung quanh hoặc của một vật thể cụ thể. Dây cảm biến nhiệt độ sẽ có một đầu kim loại làm nhiệm vụ đo nhiệt độ. Phần dây chính là phần lấy tín hiệu…