Biến trở là gì ? Điện Trở là gì ? Sự khác nhau giữa biến trở và điện trở , ứng dụng của biến trở trong thực tế và các câu hỏi liên quan tới biến trở.
Biến trở là gì ?
Biến trở hay còn được gọi là chiết áp với một điện trở có 3 cực. Trong đó, có một tiếp điểm có thể trượt hoặc xoay làm thay đổi giá trị điện trở tạo thành một bộ chia điện áp có thể điều chỉnh được. Nếu chỉ có hai đầu được sử dụng tức chỉ đưa ra một giá trị cố định thì lúc này biến trở hoạt động như một điện trở.
Biến trở được ký hiệu giống như thiết kế thực tế của nó với hai đầu điện trở và một đầu có thể chạy làm thay đổi giá trị của biến trở. Dù có một công dụng như nhau nhưng trên thực tế có rất nhiều loại biến trở khác nhau .
Tuỳ theo nhu cầu thực tế mà chúng ta chọn loại biến trở cho phu hợp . Ví dụ , trong bo mạch điện tử thì cần biến trở có thiết kế nhỏ gọn phù hợp với thiết kế của bo mạch. Còn trong điều khiển âm lượng thì biến trở cần có thiết kế to có núm xoay để dể dàng thao tác khi cần thay đổi âm lượng.
Cấu tạo của biến trở
Biến trở được cấu tao chính gồm 3 phần :
- Trục xoay để thay đổi giá trị điện trở
- Chân kết nối ngõ ra : 3 chân . Trong đó có một chân chạy
- Chổi thang ( vòng tròn màu đen ) làm bằng carbon cố định
Giả sử chúng ta có một biến trở 0-100 ohm thì tại hai đầu của biến trở luôn luôn đo được 100 ohm. Chân còn lại sẽ thay đổi giá trị biến trở từ 0…100 ohm tuỳ vào vị trí chúng ta xoay biến trở.
Các xác định chân chạy của biến trở
Các thiết bị cần có bao gồm :
- Biến trở bất kỳ
- Đồng hồ VOM đo được điện trở
Bước 1 :
Điều chỉnh thang đo của VOM tại vị trí đo điện trở ( Ω ) . Dùng 02 đầu đo của VOM đo bất kỳ 2 chân của biến trở . Thử xoay trục của biến trở xem giá trị điện trở có thay đổi hay không .
- Trường hợp 1 : Giá trị không thay đổi . Điều này chứng tỏ 2 chân này đang là hai chân cố định của biến trở .
Bước 2 : Thử lại bằng cách , Giữ que màu đỏ của VOM với biến trở , que màu đen nối với chân còn lại của biến trở .
Bước 3 : xoay trục của biến trở . Nếu VOM thay đổi giá trị điện trở thì chân nối với que màu đen chính là chân chạy của biến trở
Nếu khi xoay trục biến trở mà giá trị không thay đổi . Xem lại bước 1 . Có thể biến trở đã không còn hoạt động
- Trường hợp 2 : nếu giá trị điện trở thay đổi thì một trong hai chân là chân chạy .
Bước 2 : dùng que màu đen nối với chân còn lại của biến trở .
Bước 3 : xoay trục của biến trở
- Nếu VOM thay đổi giá trị thì chân kết nối với que màu đỏ chính là chân chạy
- Nếu VOM không thay đổi giá trị thì hai chân đang đo là chân cố định . Suy ra , chân còn lại là chân chạy của biến trở.
Ứng dụng của biến trở trong thực tế
Một ứng dụng được dùng nhiều trong thực tế là biến trở làm chiếc áp để thay đổi độ sáng của đèn LED hoặc đèn 220V . Trong đó, biến trở làm nhiệm vụ thay đổi điện áp để tăng giảm độ sáng của đèn.
Chúng ta dùng rất nhiều thiết bị khuếch đại âm thanh và điều chỉnh lớn nhỏ bằng các Volum . Thật ra, các volum này chính là các biến trở đôi với độ chính xác cao được các nhà chế tạo tích hợp để thay đổi âm lượng.
Trong công nghiệp, biến trở đóng vai trò quan trọng khi một thiết bị truyền tín hiệu 4-20mA hoặc 0-10V về trung tâm mà bị hư hỏng. Biến trở kết hợp với một bộ chuyển đổi biến trở sang 4-20mA sẽ được dùng để thay thế cho thiết bị hư hỏng để hệ thống được chạy tam thời.
Tìm hiểu thêm : bộ chuyển đổi biến trở sang 4-20mA
Tôi hy vọng rằng với chia sẻ biến trở là gì giúp mọi người có cái nhìn chi tiết hơn về các loại biến trở cũng như công dụng của biến trở trong thực tế. Kiến thức này dù rất căn bản nhưng có lẽ rất nhiều bạn đôi khi chưa hiểu rõ hoàn toàn. Tôi hy vọng rằng giúp được các bạn.
Kỹ Sư Cơ Điện Tử
Nguyễn Minh Hoà