Bật mí chi tiết về nguyên nhân và cách kiểm tra hiện tượng ngắn mạch

Ngắn mạch hay còn được gọi là mạch điện bị ngắn. Đây là việc các thiết bị điện đang hoạt động đột ngột bị dừng lại. Điều này có thể khiến đường dây điện gặp sự cố cháy nổ. Vậy thực tế ngắn mạch là gì? Nguyên nhân và lý do giải thích cho điều này là gì? Bài viết này cũng sẽ bật mí chi tiết cách kiểm tra hiệu quả nhất hiện nay.

Ngắn mạch điện liệu có nguy hiểm
Ngắn mạch điện liệu có nguy hiểm

Khái niệm ngắn mạch là gì?

Ngắn mạch có tên gọi khác là đoản mạch. Đây là hiện tượng chập điện ở mạch. Chúng diễn ra tại một thời điểm xác định cụ thể. Từ đó, làm cho tổng điện trở của mạch nhỏ đi nhiều lần. 

Dòng điện trong mạch sẽ tăng cao đột ngột, khi đó điện áp sẽ bị giảm xuống. Chúng đặc biệt có thể gây ra một số hậu quả nghiêm trọng. Hiện nay, dòng điện ngắn mạch theo thời gian thường được phân tích thành 2 loại có tính chu kỳ và không có tính chu kỳ. Trong đó, thành phần không có chu kỳ sẽ bị tắt sau một thời gian. Lúc này, chỉ còn lại thành phần chu kỳ. Hiện tượng này còn được biết đến với tên tiếng Anh là Short Circuit.

Phân loại ngắn mạch hiện nay

Có 4 dạng ngắn mạch điển hình, chúng gồm:

  • Ngắn mạch loại 3 pha: 3 pha bị chập nhau
  • Ngắn mạch loại 2 pha: 2 pha chập nhau
  • Ngắn mạch loại 1 pha: 1 pha chập đất hoặc chập dây trung tính
  • Ngắn mạch loại 2 pha nối đất

Trong số các loại mạch điện ngắn thì ngắn mạch 3 pha chính là nguy hiểm nhất

Hiện nay ngắn mạch cần được cô lập khỏi hệ thống, đặc biệt trong lưới điện áp trung bình. Sản phẩm cho phép có thể vận hành trong 2h. Trường hợp quá thời gian mà vẫn không thể phát hiện, bạn cần cắt điện ngay lập tức. Lúc này, bạn cần sử dụng máy biến áp 3 pha dạng tam giác.

Lưu ý quan trọng:

Hiện tượng này khá nguy hiểm, nếu như không phát hiện kịp thời, chúng có thể làm hư hỏng toàn bộ hệ thống điều khiển. Đặc biệt, các thiết bị sử dụng điện có thể bị hỏng. Từ đó, gây thiệt hại lớn cho gia đình, doanh nghiệp… Thậm chí chúng hoàn toàn có thể cướp đi tính mạng của con người.

Các thông số ngắn mạch quan trọng

Hiện tại có 3 thông số quan trọng để đánh giá và xếp loại về hiện tượng và dấu hiệu của điều này:

  • Thông số điện áp ngắn mạch
  • Thông số tổn hao ngắn mạch
  • Thông số dòng điện ngắn mạch

Ngắn mạch liệu có thực sự gây nguy hiểm?

Bất kể một sự cố hỏng hóc đều có thể khiến ảnh hưởng đến máy móc và thiết bị. Sự kiện đoản mạch điện có thể gây ra những phiền toái cho người sử dụng cũng như tạo ra một số hiểm họa nguy hiểm. Một số ví dụ chi tiết giúp khách hàng hiểu hơn điều này là:

Tiềm ẩn từ ngắn mạch điện
Tiềm ẩn từ ngắn mạch điện

Làm phát sinh nhiệt độ cao, từ đó gây nên cháy nổ.

Hiện nay, đoản mạch điện có thể tạo ra hiện tượng nổ, làm vỡ và làm biến dạng đối với thiết bị điện, đồ dùng điện. Điều này đến từ lực cơ khí của các phần tử từ trong thiết bị điện sử dụng.

Bên cạnh đó, ngắn mạch điện có thể làm sụt lưới điện áp. Thiết bị sẽ buộc bị ngừng hoạt động, chúng làm ảnh hưởng đến lao động sản xuất.

Làm mất công suất và mất điện đồng bộ.

Chúng gây ra mất công suất dòng điện, từ đó làm đồng bộ điện bị vô hiệu hóa. 

Lý do giải thích hiện tượng ngắn mạch

Có nhiều nguyên nhân chi tiết dẫn đến điều này. Để hiểu chi tiết điều này, bạn cần nắm được những nguyên nhân trực tiếp. Điều này giúp khách hàng thuận tiện trong quá trình sử dụng nhằm có thể phòng tránh.

  • Tường nhà có độ ẩm ướt cao. Từ đó, chúng có thể gây nên hiện tượng chập cháy.
  • Thiết bị điện hoạt động quá tải khiến mạch điện không thể đáp ứng được, từ đó gây nên sự cố đoản mạch.
  • Dòng điện tăng đột ngột, biến thiên liên tục cũng có thể gây nổ, xuất hiện tia lửa điện.

Có nhiều lý do hiệu quả giải thích cho điều này. Do vậy, khách hàng nên hết sức chú ý trong quá trình sử dụng điện. Bạn cần làm sao để đảm bảo đúng cách để hạn chế các sự cố hỏng hóc.

Cách kiểm tra ngắn mạch nhanh và hiệu quả là gì?

Kiểm tra mạch điện giúp khách hàng xác định được sự cố và nguyên nhân cho điều này. Từ đó sớm có phương án tốt nhất giải quyết sớm nhất. 

Dưới đây là chi tiết các bước để khách hàng tham khảo tiến hành thực hiện:

Cách kiểm tra nhanh, an toàn hiệu quả
Cách kiểm tra nhanh, an toàn hiệu quả

Bước 1: Xác định vị trí ngắt mạch

Hãy đến bảng điều khiển chính nhằm xác định vị trí của bộ ngắt mạch. Chúng thường được ký hiệu bằng đèn báo hiệu màu đỏ hoặc tông màu cam. Ngoài ra, nếu hệ thống điện của bạn là hệ thống đi trên đất, bạn có thể xác định được vị trí bị hỏng cần thiết nhanh nhất/

Bước 2: Kiểm tra dây nguồn của thiết bị

Trước tiên, bạn cần kiểm tra gây nguồn của thiết bị từ quan sát bằng mắt trực tiếp. Ngoài ra, sử dụng đồng hồ vạn năng hoặc ampe kế cũng là cách hữu ích. Sử dụng chúng là phương pháp nhanh và hiện đại nhất.

Trường hợp dây điện có về ngoài bị nóng chảy hoặc bị rò rỉ cách điện song không có kết quả đo bất thường trên đồng hồ vạn năng. Lúc này kết quả đo của đồng hồ vạn năng tạo ra kết quả giống với thông số của mạch điện. Điều này có nghĩa là hệ thống điện không bị ngắn mạch.

Bạn sẽ cần rút dây dẫn ra khỏi nguồn ra khỏi mạch bị hỏng. Sau đó, tiếp tục thực hiện mở công tắc nguồn. Trường hợp nếu các thiết bị điện vẫn tiếp tục hoạt động bình thường thì bạn có thể sử dụng mạch điện như cũ. Nếu điều này vẫn diễn ra, bạn sẽ cần phải tiến hành sửa chữa.

Bước 3: Tiến hành sửa chữa mạch điện 

Khách hàng tiến hành bật tắt từng công tắc đèn, công tắc thiết bị. Bạn thực hiện mở lần lượt mỗi công tắc. Trường hợp có công tắc làm cho hệ thống mạch bị ngắt. Đây chính là vị trí cần xác định. Khách hàng cần nhanh chóng tiến hành sửa chữa sự cố. Để đảm bảo an toàn, hiệu quả, chị em nên thực hiện đúng theo yêu cầu kỹ thuật.

Bật mí cách phòng chống hiện tượng ngắn mạch

Các biện pháp thông minh, đơn giản gợi ý cho khách hàng gồm:

  • Hãy sử dụng công tắc riêng để tránh gây hiện tượng chập thiết bị hàng loạt nguy hiểm đến mạch điện
  • Bạn cần ngắt điện sản phẩm. Nếu có thể hãy rút phích cắm với các thiết bị điện.
  • Lựa chọn loại dây dẫn điện có tiết diện phù hợp với từng dòng khác nhau. Từ đó, đảm bảo khả năng tải điện tốt nhất.
  • Bạn nên thông mạch với Aptomat (cầu dao tự động). Chúng sẽ giúp khả năng phòng chống mạch hiệu quả và an toàn hơn.

Hiện tượng quá tải điện nên hiểu là gì?

Quá tải điện là việc dòng điện bị vượt quá mức cho phép thông thường của các thiết bị và đường dây. Từ đó làm cho dây dẫn bị đóng ngắt liên tục. Thậm chí chúng còn có thể phát nổ, gây cháy và đặc biệt chập điện. 

Hiện tượng quá dòng không quá xa lạ. Chúng thường xuất hiện trên máy dòng và một số thiết bị điện khác. Đặc biệt, không phân biệt nguồn hoặc phụ tải kèm theo. 

Hiện tượng quá tải dòng điện là gì?

Cách đơn giản để nhận biết là việc vào ban đêm, bạn sử dụng nguồn điện vượt mức cho phép. Lúc này, aptomat sẽ bị nhảy về đêm. Khi đó, ổn áp bị nhảy liên tục khiến cho quá trình sử dụng bị gián đoạn. Đặc biệt, điều này có thể gây ảnh hưởng đến thiết bị máy móc.

Nguyên nhân chính gây quá tải điện

Điều này đến từ việc khách hàng sử dụng dây dẫn không đủ tải. Chi tiết như sau: Khi từng hộ gia đình có nhu cầu sử dụng điện, nhiều thiết bị được sử dụng làm tăng công suất. Như vậy, nếu bạn sử dụng đường dẫn từ một nguồn có tiết diện nhỏ, tức là hiệu quả dẫn điện sẽ thấp. Trong khi đó, công suất nguồn điện lại quá cao. Chúng sẽ gây ra hiện tượng quá tải. 

Sử dụng 1 ổ cắm điện nối cho nhiều thiết bị điện như nào?

Theo các tiêu chuẩn thiết kế hệ thống điện, 1 ổ cắm có thể cắm lên đến 8 lỗ. Lúc này công suất tối đa cho mỗi ổ cắm lên đến 3000w. Hiện nhiều hộ gia đình muốn cho việc sử dụng điện được tiện,  phương án tối ưu là sử dụng 1 ổ cắm chia ra cho nhiều nguồn khác nhau.

Cách phòng chống quá tải dòng điện là gì?

Hữu hiệu nhất là sử dụng cầu dao điện, CB Aptomat cụ thể cho từng thiết bị.

Cách khác hiệu quả đến từ việc nâng cấp CB, aptomat. Nhờ đó, bạn có thể đảm bảo phục vụ được nhu cầu sử dụng

Một số thiết bị như UPS Online hay ổn áp Lioa  cũng là phương án tuyệt vời.

Hy vọng các chia sẻ từ bài viết này hữu ích đến quý bạn đọc, bạn sẽ hiểu hơn về hiện tượng điện quá tải, mạch ngắn… Từ đó hiểu bản chất và có phương án hiệu quả để khắc phục. 

 



Bài viết liên quan

Cấu tạo của máy biến thế Máy Biến Thế: Cấu Tạo Và Nguyên Tắc Hoạt Động

Máy biến thế hay còn được gọi là máy biến áp là thiết bị được dùng rộng rãi trong thực tế nhất là ngành điện. Chúng ta thường thấy máy biến thế trên các trụ điện với chức năng là hạ thế điện áp cao sang điện áp thấp cho người dân sử dụng. Do…

Bộ chuyển đổi Profibus sang Profinet Bộ chuyển đổi Profibus sang Profinet

Bộ chuyển đổi Profibus sang Profinet là một thiết bị giúp kết nối và chuyển đổi dữ liệu giữa hai giao thức truyền thông công nghiệp phổ biến, Profibus và Profinet. Hệ thống tiêu chuẩn trong bộ lập trình PLC Siemens sử dụng Profibus để kết nối với các thiết bị ngoại vi. Tuy nhiên,…

So sanh Profinet và profibus PROFINET và PROFIBUS: Sự khác biệt, ưu nhược điểm và ứng dụng

Profinet và Profibus là hai chuẩn truyền thông phổ biến nhất hiện nay. Profinet là sự nâng cấp mạnh mẽ từ Profibus. Bạn có biết rằng Profinet có tốc độ truyền nhanh hơn Profinet gần 10 lần và thời gian phản hồ dưới 1ms hay không? Để làm được điều này bạn cần có các…