Sét là một hiện tượng thiên nhiên rất nguy hiểm xuất hiện vào các mùa giông bão. Nguồn điện có công suất lớn từ tia sét có thể gây hại tới tài sản, sức khỏe hay tính mạng con người. Để phóng tránh những tác hại do sét gây ra, nhiều nhà, chủ đầu tư đã lắp đặt hệ thống chống sét cho công trình của mình. Để biết thêm các thông tin về cột chống sét và hệ thống chống sét là gì thì mời các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Khái niệm cột chống sét
Cột chống sét (hay cột thu lôi) đầu tiên được chế tạo vào năm 1752. Do1 nhà khoa học người Mỹ Benjamin Franklin tại Philadelphia. Nó được chế tạo từ 1 thanh kim loại. Chúng được gắn trực tiếp trên chóp một tòa nhà. Ngoài ra có sự kết hợp với 1 dây dẫn điện dẫn trực tiếp tới mặt đất hoặc “đất”. Khi tia sét đánh vào công trình xây dựng thì sẽ đánh vào cột chống sét, qua dây dẫn sẽ được truyển thẳng xuống đất, bởi vậy không gây hại trực tiếp tới công trình. Để tăng thêm độ an toàn, người ta đã lắp thêm vỏ ngoài bằng sứ để giảm bớt ảnh hưởng từ sét tới công trình.
Nguyên lý hoạt động của cột thu lôi là gì?
Khi có giông bão, các đám mẫy sẽ tích điện âm, còn mặt đất sẽ tích điện dương, môi trường ở giữa sẽ có hiện điện thế rất lớn và hình thành sét. Tia sét thường đánh vào những nơi có địa hình cao, những mũi nhọn, vì vậy mà người ta thường lắp đặt các cột chống sét nhọn trên đỉnh các tòa nhà. Sau khi bị đánh, thông qua dây dẫn, dòng điện sẽ được truyền trực tiếp tới mặt đất. Tại đây, dòng điện sẽ được trung hòa vì dòng điện mang điện tích âm, còn mặt đất mang điện tích dương.
Những lưu ý khi làm cột thu lôi
- Lắp đặt cột trống sét ở các bị trí cao nhất so với tòa nhà, để tăng khả năng bảo vệ.
- Cột chống sét thược được làm từ thép tráng kẽm, có bán kính khoảng 30mm và chiều dài hơn 2m.
- Dây dẫn nối từ cột chống sét xuống đất thường được làm từ đồng trần hoặc các loại cáp thoát sét chống nhiễu.
Hệ thống chống sét đánh thẳng
Cấu hình của chống sét đánh thẳng gồm 3 phần: đầu kim thu sét, dây dẫn sét, hệ thống tiếp đất.
Các đặc điểm nổi bật của hệ thống chông sét này bao gồm:
- Các cọc tiếp địa:
- Dây tiếp đất.
- Ốc siết cáp hoặc mối hàn hóa nhiệt Cadweld: dùng để liên kết các cọc tiếp địa lại với nhau.
- Chống sét đánh thẳng bằng công nghệ tiêu tán đám mây điện tích không cho hình thành tia tiên đạo sét (dissipation array system). Nhược điểm lớn nhất của công nghệ này chính là giá thành cao. Vì vậy nó chỉ được sử dụng ở một số công trình quan trọng.
- Chống sét đánh thẳng bằng công nghệ phát tia tiên đạo sớm ( Early Streamer Emission ).
Hệ thống chống sét lan truyền
Thường được lắp tại đầu đường dây vào trạm biến áp để cắt xung điện sét xuống đất.
Cấu hình của loại này gồm có 3 phần: Van cắt sét, Dây dẫn sét, Hệ thống tiếp đất.
Cấu tạo của thiết bị cắt lọc sét thường bao gồm:
- Van cắt sét sơ cấp được lắp đặt ở vị trí phía trước
- Bộ lọc sóng hài và nhiễu ( nằm giữa)
- Van cắt sét thứ cấp được lắp đặt ở vị trí phía sau
Van cắt sét sơ cấp và thứ cấp sản xuất từ ô xýt kim loại, thường là ô xit kẽm. Chúng có thể dẫn điện ở điện cáp cao và sẽ trở thành vật cách điện ở điện áp thấp. Khi điện áp càng cao thì dòng điện thông mạch càng lớn. Và điện áp càng giảm thì dòng thông mạch càng giảm. Bộ lọc sóng hài và nhiễu được tạo ra từ cuộn kháng điện I và các tụ lọc.
Như vậy thông qua bài viết này, chúng ta đã có thể hiểu hơn về cột chống sét và các hệ thống chống sét. Hi vọng bạn có thể lắp đặt cho mình hệ thống phù hợp để đảm bảo an toàn cho ngôi nhà và công trình của bạn.