Nếu ví hệ thống mạng Internet là một ngôi nhà thì các tuyến cáp quang biển được xem là “cửa ngõ” để giúp chúng ta có thể kết nối với thế giới liên tục 24/24. Vậy cáp quang biển là gì? Cáp quang biển có đặc điểm và vai trò gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về cáp quang biển là gì nhé!
Cáp quang biển là gì?
Hiện nay, việc truyền tải thông tin trên toàn cầu chủ yếu dựa vào vệ tinh nhân tạo và cáp quang biển. Tuy nhiên, việc sử dụng cáp quang biển vẫn đang chiếm thế lớn và được sử dụng phổ biến hơn bởi tốc độ và độ tin cậy của nó cao hơn nhiều so với truyền hình vệ tinh. Cáp quang biển được hiểu đơn giản là hệ thống cáp quang đi qua tất cả các nước và châu lục ở trên thế giới bằng đường biển.
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều tuyến cáp quang khác nhau. Mỗi tuyến cáp lại có lộ trình đi riêng được đầu tư vô cùng quy mô bởi các tập đoàn thiết bị viễn thông lớn ở trên toàn châu lục. Chúng đồng thời cũng giao thoa với nhau để đảm bảo việc truyền tải thông tin được nhanh chóng hơn đến nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.
Đặc điểm của cáp quang biển là gì?
- Có lõi bằng sợi thủy tinh hoặc được làm bằng nhựa. Cáp quang biển được đặt ở dưới đáy biển và truyền dẫn tín hiệu bằng ánh sáng.
- Sợi cáp quang có đường kính trung bình khoảng 69mm và có khối lượng khoảng 10 kg/m.
- Ở những vùng biển có đặc thù riêng như khá sâu và phức tạp thì sợi cáp quang được dùng sẽ có kích thước và khối lượng nhỏ hơn.
- Cấu tạo của cáp quang biển bao gồm 2 phần chính là lõi cáp và vỏ cáp.
- Nhìn chung cáp quang biển gồm có 8 lớp là: Polyethylene, băng Mylar, dây kim loại, chắn nước bằng nhôm, đồng hoặc nhôm ống, Polycarbonate, thạch dầu khí và sợi quang học.
- Có thể chịu đựng được ở những môi trường nước biển mặn có nồng độ muối rất cao. Tuy nhiên nó lại không thể chịu được nhiệt độ quá lạnh. Thông thường không chịu được dưới nhiệt độ -800C hoặc đóng băng quanh năm.
- Nhờ vào diode phát sáng (LED) hoặc diode laser (LD) nên cáp quang biển có thể dẫn tín hiệu ở dưới dạng xung ánh sáng. Sau đó, cảm ứng quang chuyển xung ánh sáng ngược trở lại ở đầu phát để từ đó tạo thành dữ liệu truyền tải nhanh chóng đến nơi mong muốn.
- Cáp quang truyền tín hiệu bằng ánh sáng vì thế nên tốc đồ truyền tải dữ liệu rất nhanh, có thể tính bằng giây, khó bị nhiễu cũng như khó bị can thiệp hơn cáp đồng.
- Vì không có dòng điện chạy qua nên cáp quang khá an toàn và không gây cháy nổ.
- Cáp quang có dung lượng truyền tải cao và độ suy giảm tín hiệu rất thấp.
Vai trò của cáp quang biển là gì?
Trong những năm trở lại đây, người ta đã thử nghiệm rất nhiều kết nối qua vệ tinh trên diện rộng nhưng cáp quang biển vẫn giữ một vị trí cốt cán trong kết nối thông tin toàn cầu. Trong khi đó, các liên lạc qua vệ tinh chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn trong lưu lượng thông tin quốc tế toàn cầu. Khi so sánh, ta có thể thấy được lưu lượng truyền tải của các đường cáp quang biển có thể lên đến hàng terabit/s trong khi nhiều đường truyền vệ tinh mới chỉ đạt ở ngưỡng megabit/s với độ trễ cao hơn rất nhiều.
Vì có những ưu điểm vượt trội nên hiện nay tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên toàn thế giới việc kết nối Internet hoàn toàn phụ thuộc vào hệ thống cáp quang biển. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều hệ thống cáp quang biển khác nhau để có thể kết nối giữa nhiều quốc gia và khu vực lại với nhau. Một quốc gia thường hay dùng nhiều hệ thống cáp quang biển khác nhau để có thể dự phòng những rủi ro khi cáp quang xảy ra sự cố.
Những nguyên nhân khiến cáp quang biển bị đứt
Kể từ khi đi vào hoạt động, hệ thống cáp quang biển Việt Nam đã rất nhiều lần gặp phải sự cố. Có một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cáp quang biển bị đứt gãy và gặp sự cố như:
- Do mỏ neo hoặc tàu thuyền vô tình móc kéo vào sợi cáp quang. Đây thường là những nguyên nhân chính dẫn đến đứt cáp quang biển.
- Do thiên tai, động đất hoặc sóng thần.
- Do trộm cắp.
- Do cá mập cắn…
Các tuyến cáp quang biển hiện nay Việt Nam đang sử dụng
Tuyến cáp quang biển AAG
AAG là tên viết tắt của cụm từ Asia-America Gateway). Tuyến cáp quang biển này đã được đưa vào sử dụng năm 2009, với tổng chiều dài là khoảng 20.000 Km. Đây là tuyển cáp quang lớn và quan trọng bậc nhất tại Việt Nam. Tuyến cáp quang AAG cập bờ Việt Nam tại địa phận Vũng Tàu, nằm ở trong đoạn S1 và có chiều dài là 314 Km.
Tuyến cáp quang này được hầu hết các nhà mạng lớn ở Việt Nam khai khác như FPT, Viettel, VNPT và CMC… Đặc điểm của tuyến cáp quang biển AAG là:
- Dung lượng: 2.88 Terabit/s
- Chiều dài: 20.000 km
- Kết nối: Đông Nam Á với Mỹ.
Tuyến cáp quang biển APG
APG là tên viết tắt của cụm từ Asia Pacific Gateway, là tuyến cáp quang biển quốc tế được đưa vào vận hành chính thức từ giữa tháng 12 năm 2016. Tuyến cáp quang này có chiều dài khoảng 10.400 km được đặt ngầm ở dưới biển Thái Bình Dương. APG có khả năng cung cấp băng thông tối đa lên tới mức 54 Tbps. Tuyến cáp biển này có điểm kết nối ở Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Cáp quang Liên Á TGN – IA
Tuyến cáp quang TGN – IA (Tata TGN-Intra Asia) được đưa vào sử dụng lần đầu tiên vào đầu năm 2009. Tuyến cáp quang này có tổng chiều dài là 6.700 Km. Cáp quang Liên Á TGN – IA cập bến tại địa phận Vũng Tàu – Việt Nam.
Cáp quang biển SEA-ME-WE3 (hay SMW-3)
Hiện SMW-3 đang là tuyến cáp quang dài nhất thế giới. Đây là cầu nối internet giữa Đông Nam Á, Trung Đông và Tây Âu. Tuyến cáp quang SMW-3 được xây dựng bởi tập đoàn France Telecom và China Telecom. Và được quản lý bởi SigTel – một nhà điều hành mạng viễn thông thuộc chính phủ Singapore. Đặc điểm của cáp quang biển SEA-ME-WE3 là:
- Dung lượng: 320Gbp/s.
- Chiều dài: 39.000 km.
- Kết nối: Giữa khu vực Đông Nam Á, Trung Đông và Tây Âu.
Tuyến cáp quang biển AAE-1
Tuyến cáp quang AAE-1 (Asia Africa Europe-1) được Viettel đưa vào sử dụng vào tháng 7 năm 2017. Đây là tuyến cáp quang đầu tiên kết nối tất cả khu vực Châu Á, Trung Đông, Châu Phi và Châu Âu. Đặc điểm của tuyến cáp quang biển AAE-1 là:
- Dung lượng: 2,5 Tbps.
- Chiều dài: 23.000km.
- Kết nối: Hong Kong, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Singapore, Myanmar, Pakistan, Malaysia, Ấn Độ, Oman, UAE, Yemen, Arab Saudi, Qatar, Djibouti, Ai Cập, Hy Lạp, Ý và Pháp.
Tuyến cáp quang biển TVH
Tuyến cáp quang biển TVH đã được đưa vào sử dụng vào tháng 11/1995 và do VNPT quản lý. Đặc điểm của tuyến cáp quang biển TVH là:
- Dung lượng: 560Mb/s.
- Chiều dài: Chưa rõ…
- Kết nối: Hong Kong, Việt Nam và Thái Lan.
Trên đây là toàn bộ thông tin về cáp quang biển là gì? Những nguyên nhân khiến cáp quang biển bị đứt và các tuyến cáp quang biển hiện nay Việt Nam đang sử dụng mà thietbikythuat muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng bài viết mang tới cho bạn nhiều thông tin bổ ích về cáp quang biển!