Nếu để ý, trên các thiết bị điện mà bạn mua như công tơ, ampe kế… thì bạn sẽ thấy hiển thị ký hiệu RMS. Vậy RMS thực chất là gì? Chúng có ý nghĩa như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về RMS nhé!
RMS là gì?
RMS là tên viết tắt của cụm từ Root Mean Square là một khái niệm được dùng trong các công việc đo lường và kỹ thuật điện. Giá trị này được tính là căn bậc 2 của trung bình bình phương của dòng điện và dòng điện xoay chiều.
Công suất RMS hay còn được gọi với cái tên khác là công suất hiệu dụng hoặc công suất thực sự của thiết bị, máy móc. Đây là thông số được người dùng khá quan tâm. Thông thường nó sẽ được nhà sản xuất ghi rõ trên các thiết bị.
Ngoài ra thì công suất đầu ra đỉnh PMPO cũng là thông số được khá nhiều người quan tâm. Đây là công suất âm thanh phát ra là lớn nhất trong một khoảng thời gian là ngắn nhất.
TRUE RMS là gì?
True RMS có tên gọi đầy đủ là True Root Mean Square. Chúng còn có tên gọi khác là giá trị hiệu dụng thực. True-RMS được dùng phổ biến trong kỹ thuật điện. Là thuật ngữ dùng để diễn tả độ chính xác của các giá trị điện trong thực tế.
Hiện nay có rất nhiều thiết bị có tính năng TRUE RMS ví dụ như: Vạn năng kế, đồng hồ ampe kìm.
Công thức tính RMS là gì?
Đối với dạng sóng hình sin:
Với dạng sóng hình sin và có giá trị hiệu dụng là 1A, ta có công thức như sau:
- Giá trị MAX = 1.414A.
- Giá trị trung bình = 0.9A.
- Hệ số dạng sóng = Giá trị RMS/Giá trị trung bình = 1.11.
Đối với dạng sóng không phải là hình sin:
Trong trường hợp, giá trị hiệu dụng bằng 1A với dạng sóng không hình sin ta có công thức:
- Giá trị Max = 2.6A.
- Giá trị trung bình = 0.55A.
- Hệ số dạng sóng = Giá trị RMS/Giá trị trung bình = 1.82.
Tác dụng của True RMS và RMS trong ampe kìm
Thiết bị đo RMS và True-RMS có thể xác định được chính xác giá trị đo các dạng sóng sin chuẩn và cả các dạng sóng không phải dạng hình sin. Khi tính toán, nếu có đồng hồ đo điện True-RMS sẽ cho độ chính xác cao hơn, luôn có sai số thấp hơn khi dạng sóng không phải hình sin.
Cũng giống như trong ampe kìm, những chiếc đồng hồ vạn năng sẽ có RMS có độ chính xác cao hơn so với những chiếc đồng hồ không có RMS. Ngoài ra thì RMS còn được sử dụng ở cả trong ampe kìm.
Công dụng của RMS là gì?
RMS có thể đo được điện áp một chiều hoặc dòng điện xoay chiều của nhiều công cụ khác nhau như đồng hồ vạn năng, ampe kìm hay máy hiện sóng cầm tay. Trong đó thì chỉ có đồng hồ vạn năng và ampe kìm được được sử dụng phổ biến hiện nay. Do nó mang đến khả năng đo vô cùng chính xác cả ở dạng sóng AC hình sin và không hình sin.
- Đối với sóng hình sin: Đây là loại sóng thuần khiết. Chúng có đặc điểm là không bị biến dạng, có sự chuyển tiếp đối xứng giữa các đỉnh và thung lũng.
- Sóng không phải là hình sin: Đây là sóng có hình dạng dạng méo, không đều, mạch xung, có nhiều hình dạng khác nhau như gai nhọn, hình vuông, răng cưa, hình tam giác…
Một số thiết bị có sử dụng True RMS
Đồng hồ vạn năng HIOKI
- Đồng hồ vạn năng HIOKI có xuất xứ từ Nhật Bản.
- Là loại thiết bị kỹ thuật số với khả năng đo dải rộng.
- Đo lường các dạng sóng một cách chính xác.
- Được thiết kế với các quy trình sản xuất hiện đại, nghiêm ngặt đến từ trụ sở của công ty.
- Sản phẩm được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất với chất lượng cao.
Ampe kìm HIOKI
- Là loại sản phẩm cao cấp có chức năng đo True RMS hiện đại và có độ chính xác cao.
- Thiết kế sản phẩm với độ bền cao, chịu được nhiệt độ trong khoảng từ -25 – 65 độ C.
- Thiết bị có khả năng chống bụi bẩn và chống nước vô cùng tốt. Chính vì vậy nó có thể làm việc trong không gian hạn chế.
- Có khả năng đo dòng điện với điện áp lên tới 1700V.
- Được sử dụng phổ biến trong công tác đo các thiết bị điện cũng như năng lượng mặt trời.
Đồng hồ đo vạn năng APECH
- Được xuất xứ từ Đài Loan.
- Có nhiều chức năng đa dạng như đo dòng điện, đo tụ điện, điện trở, kiểm tra diode…
- Do sử dụng tính năng True-RMS nên thiết bị có độ chính xác cực kỳ cao.
- Mức độ giảm sai số 40% so với các loại đồng hồ khác.
Nơi đo True RMS
Hiện nay các mạch có rất nhiều sóng không phải hình sin nên để đo thông số cần các máy đo có chức năng True-RMS. Chẳng hạn như:
- Ổ đĩa tốc độ biến đổi;
- Chấn lưu điện;
- Máy tính;
- Môi trường trạng thái rắn.
Trong những môi trường này, dòng điện trong mạch xảy ra ở dạng xung ngắn và méo hơn là ở dạng sóng hình sin tiêu chuẩn. Dạng sóng ảnh hưởng đến việc đọc dòng điện, độ chính xác của các giá trị điện đo được.
Trên đây là toàn bộ thông tin về RMS là gì, công thức tính RMS mà thietbikythuat muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng bài viết mang tới cho bạn nhiều thông tin bổ ích về RMS!