5 điều không thể bỏ lỡ về phương pháp gia công đặc biệt?

Các phương pháp gia công đặc biệt ra đời nhằm đáp ứng những nhu cầu mới. Đặc biệt của người sử dụng mà các phương pháp gia công truyền thống không thể giải quyết được. Vậy thế nào là phương pháp gia công đặc biệt? Chúng xuất phát từ đâu? Những cách phân loại phổ biến nhất hiện nay là gì? Những đặc trưng cần lưu ý của phương pháp này? Các ưu điểm của chúng ra sao. Tìm hiểu ngay bài viết này để cập nhật câu trả lời nhé! 

Nguồn gốc xuất hiện của phương pháp đặc biệt này như thế nào?

Trước tiên, chúng ta cùng nhau nhắc một chút về các phương pháp gia công truyền thống. Những phương pháp gia công truyền thống đã xuất hiện từ rất lâu đời. Chúng được ứng dụng cho tới tận ngày nay. Những phương pháp này có thể kể đến như: tiện, phay, bào, sọc, doa, khoan,… Đặc điểm chung của các phương pháp này là dùng dụng cụ cắt để tách phoi (ba dớ) ra khỏi bề mặt của vật cần gia công thông qua các biến dạng phá hủy. Lưỡi cắt của các dụng cụ cắt sẽ có dạng hình học xác định hoặc không xác định.

Những điều cần biết về phương pháp gia công đặc biệt
Những điều cần biết về phương pháp đặc biệt này

Thế nào là phương pháp gia công đặc biệt?

Tuy nhiên những phương pháp truyền thống này không thực sự có hữu ích khi áp dụng để gia công các chi tiết. Chúng có thể là lỗ sâu, vật liệu cứng, vật thể phức tạp,. Chính là lý do đó mà chúng ta cần đến những phương pháp gia công khác để đáp ứng được những nhu cầu phức tạp hơn. Từ đó ”Các phương pháp gia công đặc biệt” đã ra đời, luôn luôn được đổi mới và phát triển.

Những phương pháp này được hiểu đơn giản là những phương pháp sử dụng để lấy đi hoặc thêm vào một phần kim loại từ bề mặt của vật thể gia công. Chúng ra đời để bổ xung thêm hoặc thay thế một số phương pháp gia công truyền thống. Ví dụ đơn giản như, khi sử dụng phương pháp gia công đặc biệt để cắt. Phương pháp áp dụng không phải là sử dụng dụng cụ cắt thông thường để cắt kim loại. Thay vào đó sẽ sử dụng các dạng năng lượng như: cơ, điện, nhiệt, hóa…. để thực hiện công việc này.

Tại sao nên sử dụng gia công đặc biệt
Tại sao nên sử dụng gia công đặc biệt

Những ưu điểm của các phương pháp gia công đặc biệt

So với những phương pháp gia công truyền thống, thì phương pháp này sẽ có những ưu điểm sau:

  • Việc gia công có thể  tiến hành một cách dễ dàng mà không cần sử dụng đến những dụng cụ chuyên dùng hay các loại vật liệu mài (ngoại trừ các phương pháp CƠ – ĐIỆN – HÓA)
  • Các vật liệu cần gia công có thể được tiết kiệm đáng kể, và sẽ đặc biệt có ý nghĩa hơn đối với các ngành gia công đá quý, trang sức, vật liệu hiếm và đắt tiền.
  • Độ chính rất cao, và gia công được những chi tiết khó hơn. Ví dụ, chúng ta có thể dễ dàng gia công các lỗ nhỏ và cực nhỏ trên chi tiết gia công mà  độ chính xác đòi hỏi rất cao từ 2÷5μm.
  • Trong hoạt động công nghiệp, việc áp dụng những phương pháp gia công đặc biệt có khả năng hoàn toàn cơ khí hóa và tự động hóa, và cho năng suất rất cao.
  • Chúng có thể áp dụng để gia công hầu hết các loại vật liệu có trên thị trường ngày nay. Ví dụ, các phương pháp này có thể gia công được các loại vật liệu kim loại. Hay phi kim loại mới vừa được phát triển với độ bền, độ cứng, độ dẻo cao….
  • Những phương pháp mới này giúp gia công được các chi tiết có hình dạng hình học phức tạp, mà những phương pháp gia công truyền thống không thể làm được.

Phân loại các phương pháp gia công đặc biệt

Các phương pháp gia công đặc biệt có thể phân loại dựa trên các nhóm chính như CƠ – NHIỆT – ĐIỆN – HÓA.

  • Nhóm cơ: là một trong những phương pháp gia công kim loại đặc biệt bằng việc sử dụng năng lượng cơ. Về bản chất, phương pháp này giống như những phương pháp gia công truyền thống, thê như chúng ta sẽ không dùng dụng cụ mà dùng đến các dòng hạt mài hay dòng lưu chất (hoặc cả 2 loại). Nguyên lý hoạt động là, các dòng hạt này sẽ chuyển động với tốc độ rất cao, tạo nên sự mài mòn ở bề mặt chúng ta cần gia công.
  • Nhóm điện: là nhóm sử dụng năng điện điện hóa để bóc tách vật liệu. Nhóm này có thể nói là đối lập với phương phương pháp gia công mạ điện.
  • Nhóm nhiệt: Nhóm này có nguyên lý chính là sử dụng năng lượng nhiệt để tác động vào những bề mặt cần gia công với diện tích tiếp xúc rất nhỏ. Bằng việc này sẽ giúp lớp bề mặt vật liệu bị tách ra khỏi chi tiết gia công thông qua việc nóng chảy và bay hơi.
  • Nhóm hóa: có đặc điểm là sử dụng các chất ăn mòn hóa học với mục đích lấy đi phần kim loại từ chi tiết gia công. Ví dụ điển hình là sử dụng axit để lấy đi kim loại nơi cần gia công trên bề mặt.

Những đặc điểm nổi bật của các phương pháp gia công kim loại đặc biệt

Một số những thông số kỹ thuật chúng ta thu được như sau, khi sử dụng phương pháp gia công kim loại đặc biệt:

  • Độ nhám bề mặt trong giới hạn từ 0.81÷6.1μm
  • Tốc độ gia công đạt từ 100÷1000 vòng/phút
  • Độ chính xác lên đến 0.05÷0.08mm

Phương pháp cơ là gì?

Dưới đây là một bảng các chỉ số quang trọng của gia công đặc biệt theo phương pháp cơ. Bạn sẽ được cung cấp các số liệu trên những tiêu chí như:

  • Độ nhám của bề mặt
  • Công suất riêng
  • Vận tốc gia công vật liệu
  • Độ chính xác 
  • Cuối cùng là năng suất bóc kim loại
Bảng thông số kỹ thuật của phương pháp gia công đặc biệt - Phương pháp cơ
Bảng thông số kỹ thuật của phương pháp cơ

Phương pháp điện hóa là gì?

Gia công điện hóa là gì?
Gia công điện hóa là gì?

Phương pháp nhiệt là gì?

Phương pháp gia công đặc biệt băng nhiệt và các chỉ số quan trọng
Phương pháp nhiệt và các chỉ số quan trọng

Phương pháp hóa là gì?

Phân biệt gia công hóa và gia công quang hóa
Phân biệt gia công hóa và gia công quang hóa

Trong các thiết bị bay ngày nay, người ta thường sử dụng những vật liệu có độ bền rất  cao, ví dụ như: hợp kim Titan, các loại thép siêu bền hoặc độ bền cao, các loại vật liệu phi kim loại (Composite, sợi thủy tinh, . . .). Sử dụng những phương pháp gia công cắt gọt truyền thống là rất khó khăn, vì vậy cần áp dụng một số phương pháp gia công đặc biệt. Trên thế giới hiện nay, Song song với các vật liệu mới được phát minh, người ta luôn phải tìm kiếm các phương pháp gia công mới để gia công những vật liệu này. Mong muốn cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích, hãy liên hệ đến thietbikythuat.com.vn bạn nhé! 

 



Bài viết liên quan

Cấu tạo bên trong cảm biến nhiệt độ Pt100 So sánh cảm biến nhiệt độ PT100 và PT1000

So sánh cảm biến nhiệt độ PT100 và PT1000 giúp chúng ta không nhầm lẫn giữa các loại cảm biến RTD nhất là cảm biến PT100 luôn bị nhầm lẫn với can nhiệt hoặc NTC. Tôi một kỹ sư với hơn 20 năm kinh nghiệm, tôi may mắn được làm việc với hầu hết các…

Cảm biến dây rút Cảm Biến Dây Rút

Cảm biến dây rút một trong những cảm biến có thiết kế đơn giản nhưng lại được ứng dụng rộng rãi trong xe cẩu, cẩu trục, hệ thống thủy lực, thủy điện bởi không có một loại cảm biến nào khác làm việc hiệu quả và có giá thành phù hợp hơn. Bạn có bao…

Dây cảm biến nhiệt độ Dây Cảm Biến Nhiệt Độ

Dây cảm biến nhiệt độ là một loại dây dẫn được sử dụng để đo lường nhiệt độ của môi trường xung quanh hoặc của một vật thể cụ thể. Dây cảm biến nhiệt độ sẽ có một đầu kim loại làm nhiệm vụ đo nhiệt độ. Phần dây chính là phần lấy tín hiệu…