Vén màn những bí mật về cảm biến mực nước mà bạn không nên bỏ lỡ

Các loại cảm biến chuyên dụng để xác định nước hoặc chất lỏng được gọi là cảm biến mực nước. Một số loại sản phẩm thông dụng nhất hiện nay gồm có cảm biến đo mức nước, cảm biến lưu lượng và cảm biến áp suất nước. Bài viết này sẽ vén màn những bí mật về cảm biến mực nước. 

Cảm biến đo mực nước
Cảm biến đo mực nước

Chi tiết khái niệm của cảm biến mực nước là gì ?

Tên gọi khác của cảm biến mực nước là cảm biến đo lượng mực nước. Chúng được dùng để đo lường các loại chất lỏng khác nhau. Nhờ thiết kế hiện đại và tiện nghi, chúng có thể dễ dàng thích nghi trong nhiều môi trường đa dạng.

Một số sản phẩm thông dụng
Một số sản phẩm thông dụng

Khả năng ứng dụng của cảm biến đo mực nước

Cảm biến mực nước có nhiều ứng dụng như đo lường chất lỏng đa dạng như nước, nước thải, nước ngọt, nước giải khát… Chúng có thể được ứng dụng trong các loại nước sinh hoạt hàng ngày hoặc chất thải công nghiệp. Một số dòng nước thải cao cấp hơn sẽ giúp khách hàng đo lường chất thải hóa học. Một số chất có khả năng ăn mòn mạnh như axit, chất độc đều có thể được xác định với dụng cụ này. 

Một số loại cảm biến có thể đo lượng từ xa giúp bạn xác định lượng trong các silo, bể chứa nước cỡ lớn. 

Bật mí chi tiết các loại cảm biến mực nước hiện nay?

Tìm hiểu chi tiết các dòng sản phẩm giúp khách hàng có cái nhìn tổng quan nhất. Lúc đó, bạn có thể dễ dàng lựa chọn loại sản phẩm phù hợp với mục đích sử dụng và nhu cầu của bản thân. Dưới đây là 5 loại cảm biến mực nước đa dạng nhất hiện nay cùng chi tiết ưu nhược điểm.

Loại 1: Cảm biến mực nước dạng siêu âm

Về chất lượng và giá thành, sản phẩm này luôn đứng ở vị trí top đầu. Tuy nhiên “đắt xắt ra miếng” chính là câu khẳng định chính xác nhất cho loại sản phẩm này. Khả năng ứng dụng rộng rãi cùng chức năng chuyên biệt chắc chắn sẽ gây ấn tượng mạnh đến khách hàng. 

Chi tiết về nguyên lý làm việc:

Về nguyên lý hoạt động, chúng hoạt động dựa trên nguyên lý làm việc thu phát sóng điện từ. Khi cảm biến hoạt động, sóng điện từ sẽ truyền từ môi trường chất lỏng để chạm vào thành bể. Loại chất lỏng này cần đo và được phản xạ lại cảm biến.

Chi tiết về các ưu điểm của cảm biến:

  • Sản phẩm có thể hoạt động tốt trong nhiều môi trường đa dạng.
  • Sản phẩm cảm biến siêu âm có tuổi thọ trung bình khá cao. Đặc biệt, độ bền lớn nhất trong tất cả các dòng sản phẩm hiện nay.
  • Trị số sai số khá thấp, chúng đảm bảo đo lường chính xác và phản hồi kết quả nhanh chóng.
  • Sản phẩm là dòng cảm biến được tích hợp sẵn màn hình hiển thị hiện đại.

Chi tiết các nhược điểm cơ bản của cảm biến:

  • Cảm biến có giá thành hơi cao so với các dòng cảm biến khác trên thị trường.
  • Sản phẩm không phù hợp đối với các quy mô đo lường nhỏ lẻ.
  • Để hoạt động tốt, bạn cần tuân thủ một số cách thức lắp đặt cụ thể.
Nguyên lý hoạt động của cảm biến mực nước là gì
Nguyên lý hoạt động của cảm biến mực nước là gì

Loại 2: Cảm biến đo mức nước dạng điện dung

Chúng giúp đo lường mực nước liên tục thông qua dây cảm biến. Loại dây này được lắp từ đỉnh đến đáy của thùng chứa hoặc bể chứa. Chúng giúp đo lường chất lỏng hoặc chất rắn dạng bột hoặc hạt. Tuy nhiên, Với thế mạnh là chuyên dùng để đo lường chất lỏng và có cả chất rắn dạng bột dạng hạt. Tuy nhiên cần có sự tiếp xúc để kết quả hiển thị tốt nhất.

Nguyên lý hoạt động của cảm biến điện dung là gì? 

Sản phẩm hoạt động dựa trên hoạt động sau: que điện cực sẽ được gắn vào bên trong ống, phần ống này sẽ được gắn vào trong lòng thùng chứa đo mức. Chúng sẽ chuyển thành tín hiệu dòng điện áp. Về nguyên tắc, sản phẩm cần phải được lắp từ đỉnh cho đến phần đáy.

Các ưu điểm nổi bật của cảm biến mực nước dạng điện dung:

  • Nổi bật nhất ở giá thành hợp lý, dễ tiếp cận.
  • Chúng thích hợp với các silo, bể chứa có chiều cao.
  • Sản phẩm có sai số thấp giúp đảm bảo đo lường chính xác trong quá trình hoạt động.
  • Sản phẩm có tiêu chuẩn chống nước và chống bụi.

Một số nhược điểm của cảm biến mực nước dạng điện dung:

  • Vì sản phẩm đo trên nguyên lý tiếp xúc, do đó bạn cần chọn cảm biến có chiều dài lớn hoặc bằng so với chiều cao của thùng chứa. 
  • Sản phẩm có kết cấu rườm rà, gặp nhiều khó khăn trong khi lắp đặt.
  • Bạn nên trang bị thêm màn hình hiển thị giá trị đo lường để đảm bảo tăng hiệu quả sử dụng.

Loại 3: Cảm biến mực nước dạng thủy tĩnh

Hệ thống bồn chứa có quy mô vừa và nhỏ thích hợp để sử dụng loại sản phẩm này. Bạn có thể tiết kiệm một nguồn chi phí nhất định khi sử dụng sản phẩm. Chúng có thể đo lường và xác định các dạng chất lượng trong bồn chứa, bể chứa… 

Nguyên lý hoạt động của cảm biến dạng thủy tĩnh

Thiết bị hoạt động dựa trên sự thay đổi áp suất thông qua việc thay đổi của mực nước. Chúng cứ xuống sâu 10m nước thì sẽ tăng áp suất lên giá trị là 1 bar. Đây chính là đơn vị chuẩn đo lường của mực nước ở dạng thủy tĩnh. 

Các ưu điểm chính của cảm biến thủy tĩnh:

  • Sai số trong khi đo lượng sản phẩm khá thấp, chỉ 0.1%.
  • Sản phẩm có gõ ra dạng analog 4-20ma, chúng có thể dễ dàng truyền đi với khoảng cách khá xa.
  • Lớp màn bảo vệ giúp đo lường trong các loại chất lỏng, nhờ đó khả năng ăn mòn tốt và hiệu quả hơn. 

Các nhược điểm khác của cảm biến mực nước thủy tĩnh:

  • Về thiết kế, sản phẩm có kết cấu khá rườm rà, thùng chứa có độ cao bao nhiêu thì bạn cần phải đặt chiều dài dây cảm biến bấy nhiêu.
  • Khách hàng cần trang bị thêm màn hình hiển thị sản phẩm.

Loại 4: Cảm biến mực nước dạng xoay

Cảm biến nước dạng xoay là dòng sản phẩm đặc thù khi chúng có chức năng báo đầy. Chúng được dùng để sử dụng đo mực nước dạng bột mịn hoặc dạng hạt đặc thù. Sản phẩm có kết cấu khá nhỏ gọn và đặc biệt tính tiện lợi là vô cùng cao. 

Về nguyên lý hoạt động của cảm biến nước dạng xoay:

Vận tốc của cảm biến dạng xoay có đặc thù bởi yếu tố vận tốc không đổi. Cảm biến ngừng xoay khi chúng mực nước chạm vào cánh xoay. 

Các ưu điểm của dòng cảm biến cánh xoay hiện nay:

  • Thiết kế có kết cấu nhỏ gọn, đặc biệt tiện lợi trong quá trình lắp đặt và sử dụng.
  • Sản phẩm có thể đo lường chất lỏng và cả chất rắn
  • Sản phẩm có thể dùng trong các ứng dụng với nhiệt độ và áp suất cao.
  • Sản phẩm có tiêu chuẩn chống bụi và chống nước tốt

Hy vọng các thông tin cung cấp từ bài viết này sẽ giúp các bạn nhận được nhiều thông tin hữu ích về cảm biến mực nước. Nếu bạn có thêm phân vân hoặc mong muốn được giải đáp chi tiết hơn hãy liên hệ đến chúng tôi hoặc để lại bình luận bên phía dưới bài viết này nhé! 



Bài viết liên quan

Cảm biến siêu âm Các loại cảm biến đo mực nước liên tục phổ biến nhất hiện nay

Cảm biến đo mực nước liên tục là thiết bị để đo mực nước. Vị trí đo ở trong bồn, sông, hồ, suối,… Thiết bị đo với độ chính xác rất cao. Vậy cụ thể cảm biến này là gì? Chúng được phân loại như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài…

Cấu tạo của máy biến thế Máy Biến Thế: Cấu Tạo Và Nguyên Tắc Hoạt Động

Máy biến thế hay còn được gọi là máy biến áp là thiết bị được dùng rộng rãi trong thực tế nhất là ngành điện. Chúng ta thường thấy máy biến thế trên các trụ điện với chức năng là hạ thế điện áp cao sang điện áp thấp cho người dân sử dụng. Do…

Bộ chuyển đổi Profibus sang Profinet Bộ chuyển đổi Profibus sang Profinet

Bộ chuyển đổi Profibus sang Profinet là một thiết bị giúp kết nối và chuyển đổi dữ liệu giữa hai giao thức truyền thông công nghiệp phổ biến, Profibus và Profinet. Hệ thống tiêu chuẩn trong bộ lập trình PLC Siemens sử dụng Profibus để kết nối với các thiết bị ngoại vi. Tuy nhiên,…