Top 3 Tụ Điện Thông Dụng Nhất

tụ điện

Trên thị trường hiện nay có 2 loại tụ điện cơ bản chính là: tụ giấy, tụ gốm và tụ hóa hay một số những loại có thể gặp như tụ mica màng mỏng, tụ bạc mica, tụ siêu hóa,…

Tụ gốm: loại tụ này được làm bằng ceramic, phía bên ngoài có bọc keo hoặc nhuộm màu.

Tụ giấy: có bản cực là lá nhôm và điện môi là giấy tẩm dầu cách điện

Dưới đây là TOP 3 TỤ ĐIỆN THÔNG DỤNG NHẤT VÀ CÁCH ĐỌC THÔNG SỐ TRÊN CÁC TỤ ĐIỆN

Tụ Mica

tụ điện Mica
Tụ điện Mica được được bao bọc lớp nhựa bên ngoài

Tìm hiểu về tụ Mica

Tụ Mica màng mỏng cấu tạo với các lớp điện môi là mica nhân tạo hay nhựa có cầu tạo màng mỏng (thin film) như Mylar, Polycarbonate, Polyester, Polystyrene (ổn định nhiệt 150 ppm / C).

Cách đọc giá trị tụ Mica

Phần đầu chỉ mức điện áp:

+ 1H =50V.

+ 2A = 100V.

+ 2D = 200V.

+ 2E = 250V.

+ 2G = 400V.

Tụ điện dán

tự điện dán
Các loại tụ điện dán thường được sử dụng nhất

Tìm hiểu Tụ điện dán

  • Tụ dán (hay tụ điện dán smd) về cơ bản giống như tụ điện thông thường. Tuy nhiên về hình dáng bên ngoài thay vì có chân thì nó được làm liền thành một khối ở hai đầu.
  • Tụ dán được sử dụng với số lượng lớn trong sản xuất các thiết bị điện tử.
  • Sau điện trở dán thì tụ dán là linh kiện điện tử được sử dụng phổ biến.
  • Có nhiều loại tụ dán từ gốm, tantalum, điện phân…Trong đó tụ dán gốm được sử dụng nhiều nhất

Cách đọc giá trị tụ dán

Bề mặt tụ dán thường có màu nâu hoặc màu vàng, nên có thể dựa vào màu sắc để phán đoán được linh kiện điện tử là tụ điện.

Tuy nhiên giá trị của tụ dán không được xác định bằng cách nhìn trực quan. Rất nhiều người nghĩ giá trị tụ điện sẽ được đánh giá dựa vào kích thước, nhưng thực chất nó không phải là yếu tố để xác định điện dung vì mỗi tụ điện có số lớp khác nhau tùy thuộc vào nhà sản xuất.

Cách duy nhất để xác định giá trị tụ dán là dựa vào đồng hồ đo điện dung.

Nhưng một số tụ dán có số trên bề mặt tương tự như điện trở dán (số có 3 chữ số).

Tụ giấy

tụ điện giấy
Cấu tạo tụ điện giấy

Tìm hiểu về tụ giấy:

Tụ giấy có bản cực là lá nhôm và điện môi là giấy tẩm dầu cách điện

 Tụ giấy và tụ gốm có trị số ghi bằng ký hiệu

Cách đọc giá trị Tụ giấy

  • Lấy hai chữ số đầu nhân với 10(Mũ số thứ 3 )
  • Ví dụ tụ gốm bên phải hình ảnh trên ghi 474K nghĩa là
    Giá trị = 47 x 10 4  = 470000 p ( Lấy đơn vị là picô Fara)
               = 470 n Fara  = 0,47  µF
  • Chữ K hoặc J ở cuối là chỉ sai số 5%  hay 10% của tụ điện .

Cách đọc giá trị điện dung trên tụ điện mica, Tụ điện dán, Tụ điện giấy

Cách đọc : Lấy hai chữ số đầu nhân với 10(Mũ số thứ 3 )

  • Ví dụ tụ gốm bên phải hình ảnh trên ghi 474K nghĩa là
    Giá trị = 47 x 104 = 470000 p ( Lấy đơn vị là picô Fara)
    = 470 n Fara = 0,47 µF
  • Chữ K hoặc J ở cuối là chỉ sai số 5% hay 10% của tụ điện .

Ý nghĩa của giá trị điện áp ghi trên thân tụ

  • Ta thấy rằng bất kể tụ điện nào cũng được ghi trị số điện áp ngay sau giá trị điện dung, đây chính là giá trị điện áp cực đại mà tụ chịu được, quá điện áp này tụ sẽ bị nổ.
  • Khi lắp tụ vào trong một mạch điện có điện áp là U thì bao giờ người ta cũng lắp tụ điện có giá trị điện áp Max cao gấp khoảng 1,4 lần.
  • Ví dụ mạch 12V phải lắp tụ 16V, mạch 24V phải lắp tụ 35V. vv…

 

Có thể bạn quan tâm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
Hotline: 0978795566