Bộ điều khiển nhiệt độ Giá Rẻ ATR144-ABC

zyro image 16

 

Bộ điều khiển ATR144
Bộ điều khiển ATR144

Tổng quan về bộ điều khiển ATR144 của hãng Seneca Bộ điều khiển ATR – 144 là phiên bản mới nhất của bộ điều khiển Pixsys. Bổ điều khiển này nổi bật với màn hình sáng đảm bảo khả năng hiện thị tối ưu của môi trường làm việc công nghiệp và với 2 hàng led thì bộ có thể cung cấp thêm thông tin cho người vận hành cũng như nhiều chưc năng.

ATR -144 có thể lập trình bằng NFC với ứng dụng MyPixsys trên những điện thoại dùng hệ điều hành android (các dòng sản phẩm mới nhất của Pixsys cũng có thể kết nối), kết nối trực tiếp không cần nguồn hay dây dẫn và cho phép lập trình ngay tại chỗ.

Nội Dung Chính

Thông số kỹ thuật của ATR 144

  • Kích thước: 32x 47x 73 mm
  • Nguồn điện: 230 VAC hoặc 24 VDC ± 15% – Điện áp cách ly lên đến 2.5KV
  • Input: 0-20mA, 4-20mA, 0-20Vdc,…
  • Output: Gồm hai đầu ra relay 5A- 250V và một đầu ra SSR
  • Công suất thiêu thụ 5W
  • Trọng lượng 120g

Kí hiệu các chân của bộ điều khiển ATR144

Picture20

  • Gồm 2 chân ngõ ra relay Q1 và Q2 (5A 230v) (relay 3 chân 3,4,5 và relay 2 chân 6,7) và chân SSR (chân 8,9) 12V, 25mA
  •  Ngõ vào của bộ điều khiển gồm chân 8,9,10,11,12. Ngõ vào rất đa dạng giúp bộ điều khiển có thể kết nối được với nhiều cảm biến như PT100, PT500, PT1000, Ni100, Ni120, PTC 1K, NTC 10K, NTC2252,…Và những cảm biến xuất ra tín hiệu 0-1V, 0-5V, 0-60V, 0-20 or 4-20 mA.

 

Các phím chức năng của bộ điều khiển ATR-144

Picture21

Mặt trước của bộ điều khiền gồm 4 nút bấm màu xanh và 1 mần hình LCD hiện thị số và trạng thái điều khiển của bộ điều khiển.

Phím FNC là phím:

                    Dùng để vào danh mục chức năng

                    Dùng kết kết thúc một cấu hình nà đó khi cài đặt xong

Phím là SET phím:

                    Dùng để xác nhận một cài đặt hoặt một cảnh báo

                    Nhấn để sửa đổi giá trị của bộ diều khiển

Phím mũ tên lên và xuống là phím: 

                     Dùng để tăng/giảm giá trị cài đặt chuyển thông số cài đặt hoặc chuyển nhóm thông số cài đặt theo hướng cuộn lên/xuống của bộ điều khiển để hiển thị gồm con số dể thể hiện giá trị đo được và giá trị cài đặt, và nhửng chữ thể thể hiện chững năng, chế độ của bộ điều khiển.

Các kí tự, biểu tượng trên màn hình LCD có ý nghĩa là gi?

Kí hiệu

                                            Chức năng

         Số

Thể hiện giá trị đo, tham số, nhóm tham số

 

      Probe

Hiển thị điểm đặt, tham số trong quá trình cấu hình

         C

Hiển thị khi output 1 được kích hoạt. Thường dùng trong cấu hình van điều khiển

        A1

Bật khi cảnh báo 1 hoạt động

        A2

Bật khi cảnh báo 2 hoạt động

        T

Bật khi bộ điều khiển đang thực hiện quá trình tự động điều chỉnh

        M

Bật khi chức năng thủ công hoạt động

       R

Bật khi bộ điểu khiến giao tiếp truyền thông. Nhấp nháy khi điểm đặt từ xa được kích hoạt.

 

Trường hợp thực tế thường gặp sử dụng bộ điều khiển ATR 144­ – ABC

Bài toán đặt ra?

Quy đổi từ -1 – 0bar sang -1000 – 0 ra màn hình hiển thị và điều khiển bơm để mực áp suất khí trong bình áp xuất luôn giữ áp suất từ – 0,5 đến -0.55 bar (tương ứng hiển thị -500 – -550)

Về phần cứng gồm:

Đấu nối phần cứng:

Tổng quan về bộ điều khiển ATR144 của hãng Seneca kết nối với các thiết bị khác.

Picture22

Cách đấu dây:

  • Để đấu dây đầu tiên cần phải quy ước chân ngõ vào và chân ngõ ra của bộ điều khiền đối với cảm biến áp suất 2 dây và cho dòng điện biên thiên từ 4- 20 mA thì ta sử dụng chân số 9 và chân số 12 của bộ điều khiển để kết nối với 2 dây của cảm biến. Chân số 9 nối với đầu ( – ) còn chân 12 nối với đầu ( + ).
  • Đầu ra của bộ điều khiển chúng ta sử dụng relay Q2 tương ứng với chân số 6 và chân số 7 và nối với rơ le của máy bơm.
  • Nguồn của bộ điều khiển được nối với chân số 1 và chân số 2.

Các bước thiết lập phần mền để điều khiển:

Bước 1. Nhấn giữ phím FNC 3 giây rồi nhập mật khẩu là 1234

Picture23

 

 

Bước 2 . Tiếp theo chọn  mục “Analogue input”   và thiết lập

Picture24

Bước 3: Trong mục này thì chúng ta thiết lập tín hiệu đầu vào của cảm biến là dòng 4 – 20 mA

Picture25

Bước 4: Nhấn mũi tên lên tới mục “ lower linear input” và nhập số -1000 (giới hạn dưới của cảm biến )

Picture26

 

Bước 5: Tương tự như vậy ta nhấn mũi tên đi lên để nhập giới hạn trên là 0. Và nhất FNC để kết thúc thiết lập phần “Analogue input”  

Picture27

 

Bước 6: Nhấn phím mũi tên đi lên để tiếp tục thết lập “ command output” ở phần này ta thiết lập chân ngõ ra là Q2

Picture28

 

Bước 7: Tiếp theo ta chuyển qua thiết lập “Alarm” ở mục này

Picture29

 

Bước 8: Ta thiết lập độ trễ biến thiên là 50 (đề bài là 500 -550 thì khoảng trễ sẽ là 50)

Picture30

 

Bước 9: Ta thiết lập độ trễ biến thiên là 50 (đề bài là 500 -550 thì khoảng trễ sẽ là 50)

 

Picture31

 

 

Bước 10: Tiếp theo nhấn mũi tên đi lên để thiết lập giới hạn cho Alarm chúng ta sõ chọn nằm ngoài khoảng 0 – 1000 ở đây mình sẽ chọn là -1010 – 30 .

Capture32

Và cuối cùng nhấn FNC 2 lần để trở về màn hình làm việc và nhấn SET để thiết lập mức cảnh báo, như đề bài mình sẽ nhập giá trị là -500.

Picture33

 

 

Mình sử dụng đồng hồ VOM để xuất ra dòng điện 4 – 20 mA để kiểm tra

Capture34

Như vậy là chúng ta đã thành công giải quyết bài toán.

Thông tin liên hệ

Để biết thêm thông tin hoặc câu hỏi thắc mắc gì các bạn có thể liên hệ với số điện thoại sau để được giải đáp!

Tư vấn – Kỹ thuật

Kỹ sư cơ điện tử

Zalo / Hotline : 0975116329 – Mr Trọng

 

Có thể bạn quan tâm

Chat Zalo
Hotline: 0978795566