Tìm hiểu về mạch điện là gì và mô hình mạch điện

Mạch điện có lẽ không còn quá xa lạ đối với mỗi người bởi những ứng dụng của nó vào trong cuộc sống rất nhiều. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về mạch điện là gì? Mô hình của mạch điện như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về mạch điện là gì nhé!

Mạch điện là gì?

Mạch điện là gì?

Mạch điện là một tập hợp các linh kiện hay là các phần tử điện được lắp đặt, kết nối với nhau thông qua các dây dẫn. Những sản phẩm sử dụng nguồn điện sẽ tạo thành một vòng kín. Trong đó thì dòng điện có thể chạy qua một thiết bị hay một mạng điện để chúng thực hiện những chức năng nào đó.

Mạch điện thường bao gồm các loại phần tử như: Nguồn điện, phụ tải (tải) và dây dẫn.

Mạch điện có bao nhiêu loại?

Mạch điện được chia thành ba loại là:

  • Mạch điện tử: Trong các thiết bị điện tử đều sẽ được cấu tạo hệ thống mạch điện, chứa nhiều phần tử và các linh kiện điện tử khác nhau. Ví dụ như mạch điện trong các thiết bị tivi, máy giặt, máy tính, đèn chiếu sáng gia đình… được xem là mạch điện tử thuần túy. Còn đối với những mạch điện của ô tô, lò vi sóng… là dạng lai.
Ví dụ về mạch điện trong Tivi
  • Mạch điện truyền dẫn năng lượng: Đây là thành phần có trong hệ thống lưới điện quốc gia. Chúng có chức năng chính là giúp truyền dẫn năng lượng theo một nhánh nào đó. Ví dụ: Trong hệ thống điện quốc gia thì đường dây 500kv Bắc – Nam có mạch 1 và mạch 2 là dạng mạch điện truyền dẫn năng lượng.
  • Mạch điện công nghiệp: Mạch điện công nghiệp sẽ thực hiện khả năng truyền năng lượng đến các thiết bị cần nguồn điện ví dụ như đèn chiếu sáng, động cơ motor… Đồng thời, mạch năng lượng truyền dẫn có thể có mạch tín hiệu điều khiển nhằm thực hiện nhiệm vụ đóng cắt việc cấp năng lượng tới các thiết bị. Mạch điện công nghiệp được sử dụng phổ biến trong các thiết bị điện cơ tại nhà máy, nhà xưởng, tàu bè hay cầu đường…

Mô hình của mạch điện là gì?

Điện trở

Mô hình của mạch điện – Điện trở

Trong quá trình tiêu thụ điện năng thì điện trở sẽ có khả năng biến đổi điện năng từ dạng năng lượng này sang các dạng năng lượng khác. Ví dụ như cơ năng, nhiệt năng và quang năng.

Đơn vị của điện trở là Ohm (được ký hiệu là Ω).

Công thức tính công suất điện trở tiêu thụ là: p = RI2.

Nguồn điện áp

Nguồn điện áp đặc trưng cho khả năng duy trì và tạo nên một điện áp ở trên hai cực của nguồn.

Nguồn dòng điện

Nguồn dòng điện P(t) đặc trưng cho khả năng tạo nên và sự duy trì một dòng điện cung cấp cho mạch ngoài của nguồn điện.

Nguồn dòng điện 1 chiều

Điện dung

Điện tích q sẽ tích lũy ở trên tụ điện nếu đặt điện áp Uc lên hai đầu tụ điện. Trong trường hợp nếu điện áp biến thiên thì sẽ có dòng điện chuyển dịch qua tụ điện.

Như vậy, điện dung C là đại diện đặc trưng cho sự tích lũy năng lượng điện trường (phóng thích điện năng) bên trong tụ điện. Điện dung có đơn vị là Fara, được ký hiệu là F.

Điện cảm

Điện cảm

Cuộn cảm hay còn được gọi với cái tên khác là cuộn từ, cuộn từ cảm. Đây là một loại linh kiện thụ động được tạo ra từ một dây dẫn điện với vài vòng quấn. Chúng sẽ sinh ra từ trường khi có dòng điện chạy qua. Cuộn cảm có một độ tự cảm (hay là từ dung) L được đo bằng đơn vị Henry (ký hiệu là H).

Trên đây là toàn bộ thông tin về mạch điện là gì? Mô hình của mạch điện mà Thietbikythuat muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng bài viết trên mang tới cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích!



Bài viết liên quan

Cấu tạo của máy biến thế Máy Biến Thế: Cấu Tạo Và Nguyên Tắc Hoạt Động

Máy biến thế hay còn được gọi là máy biến áp là thiết bị được dùng rộng rãi trong thực tế nhất là ngành điện. Chúng ta thường thấy máy biến thế trên các trụ điện với chức năng là hạ thế điện áp cao sang điện áp thấp cho người dân sử dụng. Do…

Bộ chuyển đổi Profibus sang Profinet Bộ chuyển đổi Profibus sang Profinet

Bộ chuyển đổi Profibus sang Profinet là một thiết bị giúp kết nối và chuyển đổi dữ liệu giữa hai giao thức truyền thông công nghiệp phổ biến, Profibus và Profinet. Hệ thống tiêu chuẩn trong bộ lập trình PLC Siemens sử dụng Profibus để kết nối với các thiết bị ngoại vi. Tuy nhiên,…

So sanh Profinet và profibus PROFINET và PROFIBUS: Sự khác biệt, ưu nhược điểm và ứng dụng

Profinet và Profibus là hai chuẩn truyền thông phổ biến nhất hiện nay. Profinet là sự nâng cấp mạnh mẽ từ Profibus. Bạn có biết rằng Profinet có tốc độ truyền nhanh hơn Profinet gần 10 lần và thời gian phản hồ dưới 1ms hay không? Để làm được điều này bạn cần có các…