Tìm hiểu những kiến thức liên quan tới độ pH là gì?

Độ pH có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của chúng ta. Độ pH của cơ thể có khả năng ảnh hưởng đến mọi tế bào của chúng ta. Vậy độ pH là gì? Độ pH phản ánh điều gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm những điều thú vị về độ pH nhé!

Độ pH là gì?

pH là chỉ số dùng để đo hoạt động của các ion hiđrô (H+) trong dung dịch. Nếu lượng ion H+ trong dung dịch nhiều thì dung dịch đó mang tính axit. Còn nếu như lượng ion H+ thấp thì dung dịch đó có tính bazơ. Trường hợp lượng H+ cân bằng với lượng hydroxit (OH-) thì dung dịch đó trung tính. Khi đó độ pH xấp xỉ là 7. Vậy nói tóm lại thì độ pH là chỉ số để xác định tính axit/bazơ của nước hoặc của một dung dịch nào đó.

Độ pH là gì?
Độ pH là gì?

Độ pH có công thức tính như thế nào?

Công thức chung dùng để tính độ pH là:

pH = -log [H+]

Trong đó ta có:

  • [H+] chỉ hoạt độ của ion H+ (đúng hơn là [H3O+] – hidronium). Chúng được đo theo đơn vị là mol/lít.
  • Log là logarit cơ số 10.
  • OH- biểu thị hoạt độ của ion OH- (ion hydroxit) và được đo theo đơn vị là mol/l.

Ngoài ra có một công thức cần ghi nhớ thêm là: [H+][OH−] = 10-14.

Độ pH phản ánh điều gì?

Trong dung dịch

Độ pH chuyên được dùng để phân biệt các loại dung dịch hay đặc tính của từng loại dung dịch. Theo quy ước thì chỉ số pH của nước là chuẩn nhất = 7. Như ở phần 1 đã có nói, đối với những dung dịch có pH < 7 là dung dịch mang tính axit. Còn nếu độ pH > 7 thì là dung dịch có tính bazo.

Giá trị pH là một biểu thức của tỷ lệ [H +] đến [OH‐] (nồng độ ion hydroxit). Chính vì vậy nếu [H +] lớn hơn [OH‐] thì dung dịch có tính axit. Còn nếu [OH‐] lớn hơn [H +] thì dung dịch là bazơ.

Trong cơ thể

Từ lúc mới sinh ra, cơ thể con người đã mang tính kiềm. Nếu mức pH từ 7.3 – 7.4 là mức tốt nhất để các tế bào trong cơ thể hoạt động một cách bình thường.

Độ pH của nước sinh hoạt là bao nhiêu thì phù hợp?

Độ pH của nước sinh hoạt là bao nhiêu thì phù hợp?
Độ pH của nước sinh hoạt là bao nhiêu thì phù hợp?

Theo tiêu chuẩn của bộ Y tế thì pH của nước sinh hoạt phải đảm bảo có nồng độ từ 6 – 8.5 mới đảm bảo được an toàn. Tuy nhiên như đã nói ở trên, nguồn nước có pH < 7 thì sẽ gây ra thừa axit trong cơ thể. Đó sẽ là nguyên nhân của các bệnh như tiểu đường, ung thư, các bệnh liên quan đường ruột… Do đó để tránh được tình trạng này thì nên sử dụng nước có chỉ số như sau:

  • Nước sinh hoạt có pH trung tính (pH xấp xỉ bằng 7).
  • Nước có tính kiềm (pH từ 7 – 9,5) tốt cho sức khỏe, đường ruột và phòng chống oxy hóa.

Nói tóm lại thì nước sinh hoạt có mức pH tốt nhất cho sức khỏe con người là 7 – 9,5.

Cách xác định nồng độ pH là gì?

Cách xác định nồng độ pH
Cách xác định nồng độ pH bằng quỳ tím

Cách xác định

Đặc điểm

Ưu điểm

Nhược điểm

Quỳ tím

  • Nếu quỳ tím từ màu tím ban đầu chuyển sang màu đỏ là dung dịch axit.
  • Nếu quỳ tím chuyển sang màu xanh thì đó là dung dịch kiềm.
  • Là phương pháp đơn giản, có chi phí thấp nhất
  • Không cần nhiều kiến thức chuyên môn để thực hiện.
  • Cho kết quả nhanh chóng.

Kết quả không được chính xác tuyệt đối 100%.

Máy đo pH

Là một thiết bị hiện đại và đưa ra kết quả chính xác.

  • Có thể xác định được chính xác các dung dịch khác nhau.
  • Thao tác tự động và hiển thị kết quả nhanh chóng ra màn hình.

Chi phí mua thiết bị khá cao.

Bút đo pH

  • Chuyên được sử dụng đo pH của nhiều loại đất khác nhau.
  • Bút sẽ đo dung dịch bằng cách nhúng đầu dò trong hỗn hợp và  đợi kết quả.

Có cấu tạo nhỏ gọn, dễ dàng sử dụng và bảo quản, vận hành.

Đối với máy đo thì bút đo pH cho ra kết quả có độ chính xác không tuyệt đối.

Test sera

  • Thiết bị test nước NO2, NO3, pH và nước cứng.
  • Bao gồm: 1 chai thuốc thử và 1 bảng màu.
  • Kiểm tra được nhanh chóng các chỉ số pH các môi trường nước thủy sản, bể bơi.
  • Giá thành khá rẻ.
  • Chỉ đo được nồng độ trong 1 vài môi trường nước cụ thể.
  • Không áp dụng kiểm tra được cho các loại dung dịch khác.

Độ pH ảnh hưởng như thế nào đến đời sống?

Ảnh hưởng đối với nguồn nước

  • pH ảnh hưởng rất nhiều đến vị của nước.
  • pH của nước liên quan nhiều đến tính ăn mòn của thiết bị, đường ống dẫn nước và dụng cụ chứa nước. Đặc biệt, trong môi trường pH thấp thì khả năng khử trùng của Clo mạnh hơn. Nếu pH > 8.5 mà trong nước có tồn tại hợp chất hữu cơ thì khi tiến hành khử trùng bằng Clo sẽ tạo thành hợp chất Trihalomethane gây ra ung thư.

Ảnh hưởng đến sức khỏe

pH ảnh hưởng như thế nào đến đời sống?
Độ pH ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
  • pH ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của con người. Nếu nguồn nước có pH < 7 thì phần lớn chứa ion gốc axit. Điều đó có thể làm hỏng men răng. Ngoài ra, nếu sử dụng nguồn nước có pH cao trong lâu ngày thì rất dễ gây ra bệnh sỏi thận, sỏi mật.
  • Da và tóc của người bình thường sẽ có giá trị pH ở ngưỡng 5.5. Chính vì vậy chúng ta nên chọn các mỹ phẩm hay dầu gội có độ pH < 7 để đảm bảo cho da và tóc khỏe mạnh.
  • Đối với các thực phẩm tươi sống thì chỉ số pH dao động ở mức 5.5 – 6.2. Trong trường hợp nếu độ pH < 5.3 thì rất có thể thực phẩm đã bị ôi thiu.

Nồng độ pH của một số dung dịch phổ biến

Độ pH của nước

Nước bao gồm nước ngọt, nước mặn, nước phèn hay nước lợ.. Ứng với mỗi thành phần nước sẽ đều có những chỉ số pH riêng. Ví dụ:

  • Độ pH của nước tinh khiết là: 7.
  • Nước sinh hoạt là 6 – 8,5.
  • Nước ăn uống là 6,5 – 8,5.

Độ pH của đất

Độ pH của đất
Độ pH của đất

Dưới đây là một vài độ pH của từng loại đất mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc:

  • Đất kiềm có pH = 7, phổ biến nhất ở miền Tây Nam Bộ, có ít dinh dưỡng và không phù hợp trồng trọt cây nông nghiệp.
  • Đất trung tính có pH = 7, thích hợp cho các cây trồng nhiệt đới.
  • Đất chua có pH < 7, tuy nhiên cây trồng sẽ thích hợp với pH từ 4 – 7. Nếu pH < 4 là đất phèn.

Độ pH của axit

Axit có mức pH dao động từ 0< pH<7 trong thang đo pH. Những hóa chất có tính axit phổ biến thường gặp trong phòng thí nghiệm là HCl và H2SO4.

Độ pH của sữa rửa mặt

Chỉ số pH trong sữa rửa mặt phải nhỏ hơn 7 mới được xem là an toàn và lý tưởng nhất từ 6 – 6,5.

Độ pH của nước tiểu

Mỗi người đều sẽ có độ pH trong nước tiểu là khác nhau. Việc đo pH trong nước tiểu sẽ phát hiện được các loại bệnh như suy thận, đái tháo đường, sỏi thận, viêm dạ dày do virus hp gây ra. Đối với người trưởng thành thì chỉ số pH trong nước tiểu sẽ dao động từ 4.6 – 8.

Độ pH của nước tiểu
Độ pH của nước tiểu

Độ pH của bazo

Bazo hay kiềm có độ pH từ 8.0 – 14. Một số chất hóa học mang tính bazơ phổ biến thường gặp gồm NaOH, KOH…

Độ pH của máu

Máu chảy qua tĩnh mạch phải có mức pH từ 7,35 – 7,45. Khi vượt quá phạm vi chỉ bằng một phần mười đơn vị ppm cũng có thể gây ra tử vong.

Cách điều chỉnh độ PH là gì?

Sử dụng bộ lọc trung hòa

Sử dụng bộ lọc trung hòa tức là việc sử dụng canxi cacbonat. Nếu như pH không quá thấp thì có thể dùng các bộ lọc có vật liệu chính là Calcite hoặc magnesia để nâng độ pH lên.

Điều chỉnh pH bằng hoá chất

Với quy mô lớn hoặc khi pH ở mức quá thấp thì thường dùng bơm định lượng để châm soda hoặc hỗn hợp Soda và Hypochlorite. Việc điều chỉnh bơm sẽ được tính toán dựa trên tình hình thực tế để có thể cân đối giữa các tham số như: lưu lượng bơm, độ pH, nồng độ dung dịch hoá chất để đảm bảo pH tăng ở mức vừa đủ. Khi nguồn nước bị ô nhiễm sắt hoặc nhiễm khuẩn thì việc điều chỉnh nồng độ dung dịch soda hay hypochlorite sẽ phức tạp hơn rất nhiều. Trong một số trường hợp thì có thể sẽ dùng Kali để nâng pH. Tuy nhiên phải tính toán kỹ lưỡng để không gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

Phương pháp thủ công

Đối với nước ao, nước hồ mưa nhiều ngày liên tục sẽ làm cho pH ở ao hồ xuống dưới mức 6,5. Lúc này thì người ta có thể rắc vôi bột lên để điều chỉnh pH.

Điều chỉnh độ pH
Điều chỉnh độ pH bằng phương pháp rắc vôi bột

Ngoài ra, cũng có thể dùng máy lọc nước có chứa các lõi lọc tạo kiềm, khả năng tạo nước điện giải và có độ khử oxy hóa cao để loại bỏ độc tố trong nước nhưng vẫn giữ được những khoáng chất tốt cho cơ thể.

Trên đây là toàn bộ thông tin về độ pH là gì? Những ảnh hưởng của độ pH đến đời sống mà thietbikythuat muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng bài viết trên mang tới cho bạn nhiều kiến thức về độ pH!



Bài viết liên quan

Cấu tạo bên trong cảm biến nhiệt độ Pt100 So sánh cảm biến nhiệt độ PT100 và PT1000

So sánh cảm biến nhiệt độ PT100 và PT1000 giúp chúng ta không nhầm lẫn giữa các loại cảm biến RTD nhất là cảm biến PT100 luôn bị nhầm lẫn với can nhiệt hoặc NTC. Tôi một kỹ sư với hơn 20 năm kinh nghiệm, tôi may mắn được làm việc với hầu hết các…

Cảm biến dây rút Cảm Biến Dây Rút

Cảm biến dây rút một trong những cảm biến có thiết kế đơn giản nhưng lại được ứng dụng rộng rãi trong xe cẩu, cẩu trục, hệ thống thủy lực, thủy điện bởi không có một loại cảm biến nào khác làm việc hiệu quả và có giá thành phù hợp hơn. Bạn có bao…

Dây cảm biến nhiệt độ Dây Cảm Biến Nhiệt Độ

Dây cảm biến nhiệt độ là một loại dây dẫn được sử dụng để đo lường nhiệt độ của môi trường xung quanh hoặc của một vật thể cụ thể. Dây cảm biến nhiệt độ sẽ có một đầu kim loại làm nhiệm vụ đo nhiệt độ. Phần dây chính là phần lấy tín hiệu…