Sơ đồ mạch điện là gì? Những điều cần biết về sơ đồ mạch điện hoàn chỉnh 

Hiểu một cách đơn giản, sơ đồ mạch điện là bản vẽ thiết kế của toàn bộ hệ thống. Chúng được ứng dụng trong điện dân dụng và điện công nghiệp. Để hiểu chính xác sơ đồ mạch điện là gì, các thành phần cần có trong sơ đồ hoàn chỉnh, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Sơ đồ mạch điện là gì?

Sơ đồ mạch điện là hình vẽ biểu diễn mạch điện thông qua các ký hiệu của các bộ phận. Chúng được sử dụng cho việc thiết kế, xây dựng và bố trí trong thi công. Điều này đảm bảo tính logic và khoa học khi bạn xây dựng nhà ở và công trình công nghiệp. 

Sơ đồ mạch điện là gì vậy?
Sơ đồ mạch điện là gì vậy?

Ký hiệu trên sơ đồ mạch điện 

Bảng ký hiệu sơ đồ mạch điện công nghiệp cơ bản
Bảng ký hiệu sơ đồ mạch điện công nghiệp cơ bản

Mỗi một ký hiệu sẽ biểu diễn một đối tượng khác nhau trên sơ đồ. Dòng điện một chiều được kí hiệu là một nét gạch ngang. + đại diện cho cực dương. Dấu – đại diện cho cực âm. Bạn có thể tham khảo bảng mô tả các ký hiệu trên sơ đồ mạch điện phía dưới:

Vai trò các thiết bị trong mạch điện là gì?

Đầu tiên bạn cần tham khảo các thông số điện áp định mức của thiết bị điện. Lựa chọn điện áp tụ điện và điện trở có giá trị phù hợp. 

Sau đó xác định vai trò cụ thể của từng thiết bị trong hệ thống mạch. Bên cạnh đó, một số linh kiện cần được gắn theo đúng chiều âm và dương. Nếu gắn sai, chúng khó lòng có thể hoạt động được. Để tìm ra sự phân cực, bạn có thể căn cứ vào chân kim loại dài hơn của linh kiện. 

Xác định chức năng hệ mạch trong sơ đồ

Căn cứ để thực hiện điều này dựa trên sơ đồ mạch điện và chức năng từng thiết bị. Nhờ đó, quý khách xác định được hiệu suất của từng hệ mạch trong toàn bộ sơ đồ. 

Ngoài dân dẫn, sơ đồ mạch cần biểu thị nhiều thiết bị khác
Ngoài dân dẫn, sơ đồ mạch cần biểu thị nhiều thiết bị khác

Kinh nghiệm thi công, lắp đặt mạng điện an toàn 

Bản sơ đồ mạch điện hoàn chỉnh có thể giúp việc thi công và lắp đặt mạng điện trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý tới những điều sau đây:

Đảm bảo dây điện an toàn 

Lúc này, dây điện cần được bảo vệ bởi hệ thống ống luồn dây điện. Điều này đảm bảo giới hạn khả năng xâm nhập và ảnh hưởng bởi các loài động vật gặm nhấm. Tuy nhiên, việc thiết kế và thi công dây điện âm tường ngày càng phổ biến. Nên thực tế khả năng dây chịu tác động từ môi trường ngoài ngày càng ít hơn.

Khi lắp đặt, khoảng cách an toàn từ các sứ cách điện đến dây dẫn an toàn  thường phải lớn hơn 2m. Khi nối dây dẫn bạn nên nối so le và có băng dính điện quấn ở ngoài mấu nối. Điều này giúp giảm thiểu tình trạng chập điện hay cháy điện ngoài mong muốn.

Ưu tiên sử dụng cầu dao, aptomat

Aptomat giúp đảm bảo tính an toàn trong mạch điện
Aptomat giúp đảm bảo tính an toàn trong mạch điện

Đây là hệ thống ngắt điện tự động, chúng giúp đảm bảo an toàn cho người dùng. Cơ chế hoạt động bởi cường độ dòng điện tăng đột ngột khiến dây dẫn ở cầu chì nóng lên. Khi đó nguồn điện sẽ được ngắt tự động. Hoặc những biến đổi đột ngột của lưới điện sẽ được aptomat phản ứng lại bằng cách sập cầu dao.

Trên đây là những kiến thức giúp bạn hiểu sơ đồ mạch điện là gì và những thành phần quan trọng của chúng. Đặc biệt bạn đã biết các kinh nghiệm để thi công và lắp đặt mạng điện an toàn tại nhà và trong công nghiệp. Nếu thấy bài viết hay, hãy chia sẻ để có nhiều người biết đến hơn nhé 



Bài viết liên quan

Cấu tạo của máy biến thế Máy Biến Thế: Cấu Tạo Và Nguyên Tắc Hoạt Động

Máy biến thế hay còn được gọi là máy biến áp là thiết bị được dùng rộng rãi trong thực tế nhất là ngành điện. Chúng ta thường thấy máy biến thế trên các trụ điện với chức năng là hạ thế điện áp cao sang điện áp thấp cho người dân sử dụng. Do…

Bộ chuyển đổi Profibus sang Profinet Bộ chuyển đổi Profibus sang Profinet

Bộ chuyển đổi Profibus sang Profinet là một thiết bị giúp kết nối và chuyển đổi dữ liệu giữa hai giao thức truyền thông công nghiệp phổ biến, Profibus và Profinet. Hệ thống tiêu chuẩn trong bộ lập trình PLC Siemens sử dụng Profibus để kết nối với các thiết bị ngoại vi. Tuy nhiên,…

So sanh Profinet và profibus PROFINET và PROFIBUS: Sự khác biệt, ưu nhược điểm và ứng dụng

Profinet và Profibus là hai chuẩn truyền thông phổ biến nhất hiện nay. Profinet là sự nâng cấp mạnh mẽ từ Profibus. Bạn có biết rằng Profinet có tốc độ truyền nhanh hơn Profinet gần 10 lần và thời gian phản hồ dưới 1ms hay không? Để làm được điều này bạn cần có các…