DLS – 27 là loại cảm biến đo mức điện dung dạng que được sử dụng khá phổ biến trong công nghiệp. Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách lắp đặt, đấu nối dây, cũng như cách cài đặt dành cho cảm biến DLS – 27. Hy vọng sau khi đọc bài viết này bạn sẽ có thể sử dụng loại cảm biến này một cách tốt nhất cho công việc của mình.
Cảm biến đo mức điện dung DLS – 27
DLS – 27 được thiết kế và sản xuất bởi hãng Dinel cộng hòa Séc. Thuộc loại cảm biến ON/OFF để báo đầy, báo cạn được dùng trong các bình chứa, ống dẫn, silo,… Thiết bị sẽ sử dụng điện dung ở que cảm biến để đo hằng số điện môi của môi trường xung quanh. DLS – 27 có thể dùng để đo mức các loại chất lỏng, các chất rắn dạng hạt, nhỏ và mịn trong các môi trường khác nhau. Với đầu ra dạng relay PNP và NPN cho phép cảm biến điều khiển các đèn và còi để cảnh báo.
Thông số kỹ thuật DLS – 27
Nguồn cấp: 7..36 Vdc (Loại chống cháy nổ: 8..9 Vdc)
Lớp bảo vệ: IP 67
Đầu ra PNP, NPN, Mamur (loại chống cháy nổ)
Có thể điều chỉnh độ nhạy và độ trễ
Được làm bằng chất liệu thép không gỉ
Kết nối ren: M27x2; M30x1,5; G3/4’’ hoặc Tri clamp
Khoảng nhiệt độ hoạt động: -40 độ..300 độ
Các phiên bản dành cho các khu vực
- DLS – 27N: dành cho khu vực không cháy nổ
- DLS – 27Xd: dành cho môi trường bụi, dễ cháy
- DLS – 27Xi: dành cho khu vực nguy hiểm dễ nổ, tính năng chống cháy nổ
- DLS – 27XiM: dành cho khu vực mỏ có khí metan dễ cháy, có nhiệt độ cao
Chiều dài que điện cực: 0,5..6 m
Đường kính que điện cực: 6..8 mm
Các loại DLS – 27: DLS – 27_-10; DLS – 27_-11; DLS – 27_-20; DLS – 27_-21; DLS – 27_-22; DLS – 27_-30; DLS – 27_-31; DLS – 27_-40.
Nếu các bạn cần biết thêm về từng loại của DLS – 27 có thể nhấn vào đây: Cảm biến báo mức đầy cạn công nghiệp | DLS-27 cảm biến mức điện dung
Các lưu ý khi lắp đặt DLS – 27
Cảm biến đo mức điện dung DLS – 27 có thể được lắp cố định ở vị trí thẳng đứng, ngang hoặc nghiêng vào thành bình, bể chứa,…Được cố định bằng mặt bích, đai ốc hoặc Tri Clamp.
Sau đây là một vài lưu ý khi lắp đặt DLS – 27
Khi lắp cảm biến theo phương thẳng đứng. Cần lưu ý đến những khoảng cách liên quan đến chiều dài điện cực. Như là khoảng cách giữa các cảm biến, khoảng cách cảm biến đến thành bể. Để xác định các khoảng cách đó, các bạn có thể dựa vào công thức bên dưới để xác định
Khi lắp cảm biến theo phương nằm ngang. Các bạn nên để cho toàn bộ điện cực của cảm biến nằm bên trong bình chứa. Đồng thời tránh để ở vị trí các dòng vật liệu được bơm vào. Trong trường hợp, bắt buộc có dòng vật liệu, các bạn nên có tấm che chắn bên trên cho cảm biến để tránh sai số khi đo.
Khi lắp cảm biến vào đường ống. Các bạn lưu ý, nên đặt khoảng cách tối thiểu giữa phần đáy của thanh điện cực và thành dưới của ống là 5 mm. Trong trường hợp ống có chỗ uốn cong, các bạn nên đặt cảm biến tại vị trí này.
Cảm biến nên được lắp tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời. Nếu phải để bên ngoài, cần có đồ che chắn cho cảm biến. Nên lắp thêm ống bảo vệ cho phần cáp PVC của cảm biến.
Đấu nối dành cho DLS – 27
Trước khi đi vào cách đấu nối, mình sẽ giới thiệu đến các bạn các dạng đầu nối của DLS – 27. Chúng có cấu tạo khác nhau, những thật ra đều có chung cách đấu nối dây là NPN, PNP, Mamur.
Các dạng đầu nối
Cảm biến điện dung DLS – 27 sẽ có 3 loại đầu nối đó là dạng B, dạng C và dạng D
Dạng B và dạng D sẽ có sẵn dây cáp được đấu nối với các chân cảm biến. Vì thế, các bạn không cần phải chuẩn bị dây cho việc đấu nối nữa. Điều khác nhau đến từ hình dạng đầu nối cáp vào cảm biến, các bạn có thể thấy hình bên dưới
Loại cáp này sẽ có 3 loại dây
- Dây cấp nguồn dương BN có màu nâu
- Dây cấp nguồn âm BU có màu xanh
- Dây tín hiệu BK có màu đen
Dạng C là loại đặc biệt hơn khi có thể tháo rời dây cáp ra. Khi cắm cáp vào các chân trên cảm biến các bạn cần chú ý cắm đúng chân có số với màu tương ứng. Với chân 1 là chân dương cắm với dây nâu, chân 3 là chân âm cắm với dây xanh và cuốn cùng chân 4 là chân tín hiệu cắm với dây đen.
Sơ đồ đấu dây
Sau khi đã nhận diện được màu dây của cảm biến ứng với các chức năng gì. Thì bạn có thể dễ dàng đấu nối cho cảm biến theo các sơ đồ sau.
Đấu nối PNP và NPN, đây là dạng đấu nối khá đơn giản. Relay bên trong cảm biến sẽ hoạt động khi cảm biến phát hiện vật. Khi đó sẽ có tín hiệu truyền về để điều khiển còi hoặc đèn báo.
- NPN có dây tín hiệu nối với nguồn (-) khi relay hoạt động. Nên đầu dây âm của thiết bị điều khiển sẽ nối vào đây và đầu dây dương của thiết bị nối vào nguồn (+).
- Đối với PNP dây tín hiệu bây giờ được nối với nguồn (+) khi relay hoạt động. Nên bạn chỉ cần nối đầu dây dương thiết bị vào dây tín hiệu và đầu dây âm vào nguồn (-).
- Đấu nối Namur dành cho các loại hoạt động ở khu vực dễ cháy nổ. Sẽ chỉ có 2 dây được đấu nối. Khi cảm biết phát hiện sẽ có dòng truyền về kích hoạt thiết bị hoạt động. Với 2 dây nâu BN dương và dây xanh BU âm.
Cài đặt cho DLS – 27
Trong trường hợp lắp cảm biến DLS – 27 theo phương thẳng trong một bình chứa. Bạn muốn đèn báo khi đạt được một mức nào đó. Đồng thời, không muốn đèn tắt mở liên tục khi mức luôn dao động ở khoảng đặt gọi là khoảng trễ. Cảm biến DLS – 27 có thể cài đặt trường hợp như trên thông qua việc vặn 2 chiết áp trên đầu cảm biến.
Chức năng chiết áp và đèn trạng thái
Chiết áp ký hiệu S: Dùng để cài đặt độ nhạy của cảm biến thông qua đó cài đặt mức đo mong muốn
Chiết áp ký hiệu H: Dùng để cài đặt độ trễ của cảm biến để việc đóng ngắt sẽ bị trễ đi so với mức đo mong muốn
Bạn có thể quan sát cảm biến hoạt động hay không thông qua trạng thái đèn Led được đặt giữa 2 chiết áp. Khi đèn sáng hoặc tắc cho thấy Relay bên trong DLS – 27 đã hoạt động hay chưa (tùy loại NO hay NC).
Nếu bạn muốn dùng DLS – 27 để báo mức đầy có thể chọn loại NO thường mở. Khi vật liệu tăng lên chạm mức đo mong muốn Relay sẽ hoạt động đèn sáng.
Còn nếu bạn muốn dùng DLS – 27 để báo mức cạn có thể dùng loại NC thường đóng. Khi vật liệu giảm xuống bên dưới mức đo mong muốn Relay sẽ hoạt động đèn tắt.
Các bước cài đặt
Hai trường hợp khác nhau nhưng vẫn có thể cài đặt tương tự nhau. Để thực hiện cài đặt cho cảm biến DLS – 27, các bạn làm như sau:
Bước 1:
Đấu nối dây cho cảm biến NPN, PNP hoặc Namur như mình đã nêu bên trên. Dùng vít dẹt vặn rời 2 ốc trên đầu cảm biến. Sau khi lấy 2 ốc ra bạn sẽ thấy được vị trí H và S để vặn chiết áp. Dùng vít dẹt phù hợp với kích thước chiết áp để điều chỉnh.
Bước 2:
Đặt cảm biến vào vật liệu cần đo. Đặt sao cho vật liệu ngập toàn bộ thanh điện cực của cảm biến. Khi này, đèn báo sẽ được kích hoạt sáng lên hoặc tắt (tùy loại NO hay NC). Điều này cho thấy rằng cảm biến đã được kích hoạt.
Bước 3:
Tiến hành vặn chiết áp S theo chiều dấu (-) được ký hiệu bên trên chiết áp (cùng chiều kim đồng hồ). Vặn cho đến khi thấy đèn báo tắt hoặc mở (tùy loại NO hay NC), cho thấy rằng cảm biến không hoạt động tại mức đó nữa. Việc vặn này nhằm mục đích đưa cảm biến về độ nhạy thấp nhất, để từ đó cài đặt mức đo.
Bước 4:
Đặt mức vật liệu đến khoảng mong muốn. Tại đây các bạn tiến hành vặn chiết áp S theo chiều ngược lại (ngược chiều kim đồng hồ) cho đến khi đèn báo tắt hoặc mở (tùy loại NO hay NC). Việc vặn này giúp cảm biến tạo được độ nhạy phù hợp tại khoảng đo mong muốn.
Bước 5:
Sau khi cài đặt xong các bạn vặn ốc chiết áp lại như ban đầu. Tiến hành kiểm tra lại mức đo thông qua trạng thái đèn Led. Nếu muốn đặt lại khoảng đo khác các bạn có thể thực hiện lại các bước trên.
Nếu bạn muốn cài đặt độ trễ cho DLS – 27 bạn có thể vặn chiết áp H theo chiều dấu (+) (cùng chiều kim đồng hồ) để tăng. Ngược lại, nếu muốn giảm vặn theo chiều dấu (-) để giảm. Hai thông số này có mối liên hệ với nhau là độ trễ càng thấp thì độ nhạy càng cao. Vì thế để tối ưu độ trễ nên quay chiết áp độ trễ H từ ¼ đến ¾ số vòng quay của chiết áp độ nhạy S.
Lời kết
Ở bài viết này mình đã gửi đến các bạn hướng dẫn để sử dụng cảm biến điện dung DLS – 27. Nếu các bạn có thời gian thì có thể đọc qua hướng dẫn của DLS – 27 để hiểu hơn về loại cảm biến này nhé. Chúc các bạn thực hiện thành công.
Bài viết chủ đề liên quan