PLC là bộ điều khiển lập trình có khả năng quản lý và vận hành các yếu tố trong công nghệ điện tử. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu cấu tạo PLC là gì cùng các vấn đề quan trọng khác như thành phần, ứng dụng và các dòng sản phẩm nổi bật.
Cấu tạo của PLC là gì?
Các phần cứng và phần mềm của PLC tương tác với nhau để tạo thành hệ thống hoàn chỉnh. Về cấu tạo, chúng khá tương đồng với một máy tính tiêu chuẩn. Tuy nhiên chúng có sự khác biệt ở khâu thiết kế. Khi chúng dựa trên nguyên tắc của độ tin cậy cao, sự khắc nghiệt cùng khả năng bảo trì tốt.
Hệ thống PLC hoạt động như thế nào?
CPU – Bộ xử lý trung tâm chính là trái tim của hệ thống PLC. Chúng gồm thành phần điều khiển và bộ xử lý trung tâm. Chức năng của sản phẩm này nằm ở khả năng tương tác các hệ thống phần cứng.
Thiết bị đầu vào nhận dữ liệu sau đó, thông qua bộ xử lý chúng đi đến đầu ra. Chương trình xử lý thông tin trên nguyên tắc tuần hoàn. Kết quả là dữ liệu được xuất ra thông qua các thiết bị đầu ra.
Bộ thiết bị đầu cuối có vai trò xây dựng chương trình PLC. Chúng giúp tải lên chương trình, giám sát các hoạt động một cách hiệu quả và trơn tru.
Một bộ phận nữa không thể không nhắc đến là bộ nguồn. Chúng đảm nhiệm trách nhiệm cung cấp và quản lý các chức năng của phần cứng PLC.
Bảng phân loại PLC có gì?
Tiêu chí so sánh |
PLC cố định |
PLC mô-đun |
PLC phân tán |
Hiệu suất CPU |
Khá thấp |
Từ trung bình đến cao |
Khá cao |
Dung lượng bộ nhớ |
Thấp |
Trung bình đến lớn |
Lớn |
Nguồn cấp |
Dạng nhúng |
Dạng Mô-đun |
Dạng Mô-đun |
Chỉ số I/O |
Dạng nhúng |
Dạng Mô-đun |
Dạng Mô-đun |
KN Truyền thông |
Dạng Nhúng |
Dạng Mô-đun |
Dạng Mô-đun |
Bộ lắp đặt |
Dạng Khối |
Dạng Rack, Back plane, Rail hoặc Chassis. |
Dạng Rack, Back plane, Rail hoặc Chassis. |
Kích thước |
Khá nhỏ |
Từ trung bình đến lớn |
Từ trung bình đến lớn |
Khả năng linh hoạt |
Không có |
Tạm ổn |
Ổn |
Tính ứng dụng |
Ứng dụng đơn giản |
Ứng dụng với sản phẩm quy mô trung bình |
Ứng dụng với quy mô lớn |
Giá thành sản phẩm |
Thấp |
Vừa phải |
Cao |
Tìm hiểu về loại PLC cố định
PLC cố định gồm nhiều thành phần được tích hợp vào bên trong 1 thiết bị duy nhất. Các thành phần của chúng gồm:
- Bộ nguồn.
- CPU.
- Bộ nhớ.
- I/O.
Đặc điểm chung của PLC cố định là gì?
Về bộ xử lý CPU: hiệu suất khá thấp.
Kích thước bộ nhớ chương trình hạn chế với dữ liệu khá nhỏ.
Nguồn cung cấp dạng nhúng.
Công thức lắp đặt dạng khối.
Kích thước vật lý giới hạn.
Sản phẩm được ứng dụng với số lượng đầu ra và đầu vào thông tin hạn chế.
Ưu điểm của PLC cố định là gì?
Ưu điểm nằm ở việc thiết kế dành riêng cho các dự án tự động hóa nhỏ và vừa phải. Do đó, khách hàng khi chọn đúng loại PLC cố định phù hợp sẽ tiết kiệm được nguồn ngân sách lớn. Ngoài ra, chúng còn sở hữu một số đặc tính nổi bật như:
- Kích thước sản phẩm nhỏ là lý do để chúng không chiếm nhiều không gian.
- Sản phẩm có thể linh hoạt được gắn kết nhanh chóng mà không tốn nhiều diện tích.
Nhược điểm của PLC cố định là gì?
Nhìn chung, hiệu suất xử lý của sản phẩm CPU khá thấp, nên tốc độ xử lý dữ liệu giới hạn. Chúng không linh hoạt số lượng đầu ra và vào.
Tìm hiểu về loại PLC mô-đun
Sản phẩm phù hợp với các thiết bị hay ứng dụng đòi hỏi bộ xử lý công suất cao. Các sản phẩm ứng dụng PLC này cần bộ xử lý công suất cao. Đặc biệt, số lượng đầu ra và vào khá nhiều. Các lĩnh vực sử dụng thiết bị này gồm: sản xuất, thực phẩm, khai thác…
Đặc điểm chung của PLC mô-đun là gì?
Về bộ xử lý CPU: hiệu suất đạt giá trị từ trung bình đến cao.
Kích thước bộ nhớ đạt giá trị từ trung bình đến lớn.
Kích thước vật lý sản phẩm từ trung bình đến lớn.
Tính linh hoạt đạt giá trị cao
Khả năng mở rộng tùy chỉnh tốt
Tính ứng dụng: quy mô từ trung bình đến cao với số lượng lớn.
Ưu điểm của PLC dạng mô-đun so với dạng cố định là gì?
PLC mô-đun có bộ nhớ lớn, khả năng xử lý dữ liệu tốt. Ngoài ra, số lượng đầu vào và ra nhiều hơn. Chúng có thể tùy chọn truyền thông giao tiếp. Nhờ đó, sản phẩm xử lý tốt các ứng dụng với quy mô lớn và độ phức tạp cao.
Nhược điểm của PLC dạng mô-đun là gì?
Sản phẩm có kích thước lớn nên chiếm hữu khá nhiều không gian sử dụng. Ngoài ra, việc lắp đặt khá phức tạp hơn PLC cố định. Bên cạnh đó, chi phí khách hàng bỏ ra sẽ nhiều hơn để vận hành.
Tìm hiểu về loại PLC phân tán
Đây là dạng PLC cao cấp, cải tiến các hạn chế của 2 dòng PLC trước đó. Chúng có thể kết nối các thành phần ở vị trí khác nhau bằng khả năng truyền thông tốc độ cao.
Hệ thống PLC phân tán được ứng dụng các nhà máy lớn và cơ sở chế biến. Ưu điểm nổi bật khi chúng không bị giới hạn về không gian.
Đặc điểm chung của PLC phân tán là gì?
Về bộ xử lý CPU: hiệu suất cao.
Kích thước bộ nhớ đạt giá trị lớn.
Kích thước vật lý sản phẩm từ trung bình đến lớn.
Tính linh hoạt đạt giá trị cao
Khả năng mở rộng tùy chỉnh tốt
Tính ứng dụng: quy mô từ trung bình đến cao với số lượng lớn.
Chi phí lắp đặt cao
Ưu điểm của PLC phân tán là gì?
Khả năng xử lý dữ liệu chính xác với tốc độ nhanh chóng. Chúng đảm bảo tiết kiệm ngân sách và chi phí lắp đặt sản phẩm. Đây chính là 2 ưu điểm nổi bật của sản phẩm.
Nhược điểm của PLC phân tán là gì?
PLC phân tán có những hạn chế như kích thước và không gian lắp đặt lớn. Bạn cần nhiều công sức để thực hiện hệ thống này. Ngoài ra, chi phí sở hữu được cho là cao hơn với các thiết bị nhỏ.
Hy vọng khách hàng hiểu PLC là gì cũng như các dòng sản phẩm PLC phổ biến hiện nay. Nếu quý khách còn bất kỳ phân vân nào để sản phẩm này hãy liên hệ đến chúng tôi để sớm nhận được phản hồi nhé.