Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các thiết bị điện hiện đại giúp ích cho đời sống. Tuy nhiên mỗi thiết bị lại có một lượng điện năng tiêu thụ khác nhau. Và để hiểu rõ hơn về điện năng tiêu thụ và cách tiết kiệm điện thì hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Các khái niệm có liên quan đến điện và điện năng
Công suất điện là gì?
Công suất điện còn có tên gọi khác là công suất tiêu thụ điện. Đây là đại lượng đặc trưng cho tốc độ sử dụng năng lượng của một thiết bị điện. Công suất điện có giá trị đúng bằng điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ trong một đơn vị thời gian. Hay bằng tích hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.
Điện năng tiêu thụ là gì?
Từ khái niệm trên, ta có thể hiểu rằng thiết bị điện nào có công suất tiêu thụ càng cao thì khả năng tiêu tốn điện năng càng lớn. Thiết bị có điện năng tiêu thụ càng lớn thì sẽ mất càng nhiều tiền điện khi sử dụng.
Mỗi thiết bị điện sẽ có mức điện năng sử dụng khác nhau. Mọi người hãy để ý và theo dõi thông số nhé!
Điện năng là gì?
Điện năng chính là lượng năng lượng điện dùng để cung cấp cho một thiết bị điện bạn đang sử dụng. Hiện nay, tại Việt Nam có 2 loại điện năng phổ biến là 110V và 220V.
Công thức tính công suất tiêu thụ điện
Chúng ta có công thức tính tiêu thụ điện năng như sau:
P = A/t = U.I
Trong đó:
- P là công suất tiêu thụ (W)
- A là điện năng tiêu thụ (J)
- t là thời gian (s)
- U là hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch (V)
Nếu nắm bắt được công suất tiêu thụ của từng thiết bị điện thì bạn sẽ chọn được thiết bị tiết kiệm điện. Từ đó phù hợp với nhu cầu sử dụng của mọi người hơn. Tuy nhiên cũng đừng vì thế mà lựa chọn những thiết bị có công suất thấp quá nhé! Vì sẽ khiến công việc của bạn không đạt hiệu suất như ý.
Công thức tính điện năng tiêu thụ
Ta có công thức tính như sau:
A = U.q = U.I.t
Trong đó:
- A là điện năng sử dụng của đoạn mạch (J)
- U là hiệu điện thế đoạn mạch (V)
- I là cường độ dòng điện trong mạch( A)
- t là thời gian sử dụng điện (s)
- q là lượng điện tích chạy trong mạch (C)
Cách thức tính điện năng tiêu thụ trên thực tế
Trên thực tế, chúng ta dễ dàng tính toán được đại lượng này của một thiết bị điện thông qua công thức sau:
A = P.t
Trong đó:
- P là công suất tiêu thụ (W)
- t là thời gian tiêu thụ điện (h)
- A là điện năng thực tế sử dụng được (J)
Ví dụ giúp các bạn hình dung rõ hơn về công thức trên như sau:
Ví dụ 1: 1 bóng đèn có công suất điện là 100W. Hãy tính điện năng mà bóng đèn này tiêu thụ trong 8h. Ta có thể tính như sau: A = P.t = 100. 8. 3600 = 2880000 (J) = 800 (W)
Ví dụ 2: 1 bàn là trên có ghi 220V – 1000W cùng mắc vào ổ điện 220V ở gia đình hoạt động trong 2h liền. Ta có thể tính như sau: A = P.t = 1000. 2. 3600 = 7200000 (J) = 2200 (W) = 2,2 (kW)
Cách xác định công suất tiêu thụ của một thiết bị điện
Hiện nay, các sản phẩm điện tử hay điện dân dụng đều phải được dán nhãn năng lượng hay tem thông số kỹ thuật. Để người dùng cho thể biết và chọn mua thiết bị cho phù hợp. Hơn nữa, đó là cơ sở để ta có thể tính toán được điện năng sử dụng trong quá trình sử dụng.
Các mức tiêu thụ điện thường thấy:
- Tivi: Tivi 14 inch công suất 40W, dùng 25 giờ tiêu thụ 1 KW. Tivi 18 inch công suất 65W dùng 15,4 giờ tiêu thụ khoảng 1KW.
- Nồi cơm điện: Công suất 500W dùng 2 giờ tiêu thụ 1KW. Công suất 750W dùng 1,3 giờ tiêu thụ 1 KW.
- Máy sấy tóc: Công suất 1.000W dùng liên tục trong 1 giờ sẽ tiêu thụ 1KW.
- Máy giặt cửa trước: Công suất 1.240W dùng trong 1 giờ sẽ tiêu thụ 1,24 KW.
- Máy lạnh: Máy giặt hiện nay có công suất dao động từ 800 đến 850W, các máy 12.000 BTU có công suất 1.500W. Nếu hoạt động 1 giờ đồng hồ, máy lạnh 12.000 BTU sẽ tiêu tốn khoảng 1,5 số điện.
Cách thức tiết kiệm điện năng tiêu thụ cho người dân
Để có thể tiết kiệm được điện năng mà thiết bị điện tiêu thụ thì ta cần có những biện pháp tiết kiệm đúng đắn. Ngoài việc chọn mua sản phẩm phù hợp thì bạn hãy ghi nhớ những lời khuyên sau nhé!
- Tắt nguồn của các thiết bị điện khi không sử dụng, không nên để ở chế độ chờ. Bởi các thiết bị điện vẫn sẽ tiêu thụ tới 10% lượng điện năng khi hoạt động ở chế độ chờ.
- Bạn chỉ nên bật điều hòa ở nhiệt độ 24 – 25ºC. Mức nhiệt độ thấp hơn sẽ khiến gia đình bạn tiêu thụ nhiều điện năng hơn và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của các thành viên.
- Bạn nên sắm những thiết bị điện có thể điều chỉnh được công suất làm việc. Ví dụ như quạt có các mức độ gió, đèn điện có các mức điều chỉnh độ sáng,…
- Lựa chọn các thiết bị có tính năng tự động tắt nguồn sau khi sử dụng.
- Nên lựa chọn các thiết bị điện có từ 4 đến 5 sao trên nhãn năng lượng đã được Bộ Công Thương chứng thực. Hay các sản phẩm sử dụng công nghệ tiên tiến Inverter. Sẽ tiết kiệm được điện năng sử dụng đó nha các bạn.
- Sử dụng bàn là hay bàn ủi điện với thời gian nhanh nhất có thể. Tránh để thiết bị chạy nhiều sẽ gây tổn hao điện năng rất lớn.
Hướng dẫn cách xem tem năng lượng điện
Trên mỗi đồ dùng điện sản xuất trên thị trường Việt Nam đều được nhà sản xuất dán tem năng lượng. Việc làm này để thể hiện các thông số liên quan đến sản phẩm và khả năng tiết kiệm điện của thiết bị.
Nhãn năng lượng thể hiện mức độ tiêu thụ điện năng từ 1 đến 5 sao. Càng nhiều sao, thiết bị càng tiết kiệm điện và ngược lại.
Nhãn năng lượng giúp người sử dụng lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của mình. Tem năng lượng được kiểm định bởi Bộ Công Thương nên khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về những thông tin trên tem nhé!
Bài viết trên đã cập nhật đầy đủ nhất những thông tin liên quan đến điện năng sử dụng. Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích vận dụng vào cuộc sống nhé!