Cảm biến đo mức nước là gì ? Bạn muốn đo mực nước, chất lỏng có trong bồn? Bạn loay hoay tự hỏi đâu là giải pháp hữu hiệu và chính xác nhất cho việc xác định lượng chất lỏng trong bể? Cảm biến đo mức nước chính là giải pháp hoàn hảo và tối ưu cho ra kết quả chính xác nhất. Vậy trên thị trường hiện nay có các loại cảm biến nào? Ưu- nhược điểm của từng loại ra sao? Hãy cùng tìm hiểu để đưa ra được lựa chọn tốt nhất.
Tổng quan về cảm biến đo mức nước
Cảm biến đo mức nước là gì?
Trước khi tìm hiểu về các loại cảm biến có mặt trên thị trường hãy xác định rõ khái niệm về loại máy này. Thực tế, cảm biến đo mức nước được hiểu đơn giản là một loại máy dùng để đo mực nước, chất lỏng bằng phương pháp cảm biến. Nhờ các tín hiệu báo người dùng có thể nắm được chính xác lượng chất lỏng có trong bồn từ đó quyết định tiếp tục bơm vào hay ngừng lại.
Cảm biến được dùng để đo với các loại chất như sau:
Nước, nước ép trái cây, nước ngọt…
Chất lỏng: xăng, dầu, hóa chất, bùn dạng lỏng, sữa nước….
Các loại cảm biến dùng đo mức nước phổ biến trên thị trường
Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều loại máy cảm biến dùng đo mức nước. Mỗi loại cảm biến thích hợp với từng trường hợp, mục đích đo cụ thể. Tuy nhiên, phổ biến nhất hiện nay gồm các loại cảm biến đo mức nước sau:
- Cảm biến đo mức nước bằng siêu âm
- Đo mức nước bằng cảm biến radar
- Cảm biến đo mức nước bằng điện dung
- Đo mức nước bằng áp suất thủy tĩnh
Đây là 4 loại cảm biến trong đo mức nước được sử dụng phổ biến nhất. Chúng được dùng hầu hết trong các ngành công nghiệp và được người tiêu dùng đánh giá cao. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm của từng loại máy để từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu, điều kiện của từng nhà máy, từng mục đích sử dụng.
Đặc điểm của 4 loại cảm biến trong đo nước – thông tin không thể bỏ qua
Việc tìm hiểu đặc điểm của 4 loại máy cảm biến đo mức nước là điều vô cùng quan trọng. Chúng mang đến cho người tiêu dùng những thông tin cơ bản nhất về các ưu – nhược điểm của từng loại máy, khả năng sử dụng…. Đây là thông tin nhất định phải tìm hiểu trước khi có quyết định mua sản phẩm vì bất cứ mục đích nào.
Cảm biến đo mức nước bằng siêu âm
Đây là loại máy cảm biến sử dụng sóng siêu âm nhằm xác định khoảng cách, mức nước, chất lỏng trong một khoảng diện tích đủ lớn theo quy định. Nguyên tắc hoạt động của chúng khá đơn giản giống như một đèn pin.
Nguyên tắc hoạt động của chúng khá đơn giản gồm: sóng siêu âm phát sóng liên tục, tạo ra sự lan truyền và phản xạ với bề mặt chất lỏng, nước cần đo. Sau đó sóng phản xạ sẽ quay ngược trở lại cảm biến, qua đó có thể dễ dàng xác định khoảng cách và mức nước của dung dịch.
Ưu điểm
Cảm biến đo mức nước bằng sóng siêu âm mang đến nhiều ưu điểm nổi bật. Ưu điểm đầu tiên chính là khả năng sử dụng đa dạng với hầu hết các loại nước, dung dịch, chất lỏng khác nhau.
Dòng máy này sử dụng khá dễ dàng nhờ những nút bấm điều chỉnh phía thân máy với các khoảng cách thay đổi với biên độ rộng. Nhờ đó, kết quả đo luôn có độ chính xác cao.
Chúng dễ dàng kiểm soát từng mức cần đo nhờ dạng tín hiệu analog.
Nhược điểm
Bên cạnh các ưu điểm, máy đo mức nước này cũng có một nhược điểm đáng lưu ý chính là: nhiệt độ làm việc của máy không vượt quá 70 độ. Chính vì vậy việc ứng dụng máy trong các loại môi trường có hơi nước là không thể dùng.
Cảm biến đo mức nước bằng radar
Cảm biến đo mức nước bằng radar là phương pháp đo chính xác, công nghệ đo tiên tiến nhất hiện nay. So về nguyên lý hoạt động của chúng giống với máy đo mức nước siêu âm, tuy nhiên thời gian trả kết quả nhanh và độ chính xác cao hơn rất nhiều.
Chính sử dụng sóng radar tần số cao trong việc đo đếm khoảng cách và mức nước. Nguyên tắc đo liên tục và trả ngược tuần hoàn cho phép người tiêu dùng dễ dàng xác định rõ mức chất lỏng cùng khoảng cách trong bồn kín. Ngày nay, hầu hết các công ty sản xuất đặc biệt là sản xuất đồ uống, công ty hóa dầu lựa chọn sử dụng loại máy đo này.
Ưu điểm của sản phẩm
Cảm biến đo mức nước bằng radar mang nhiều ưu điểm vượt trội. Một vài ưu điểm có thể kể đến như sau:
Sử dụng đo trong nhiều môi trường khác nhau từ chất lỏng đến chất rắn. Từ đó việc ứng dụng trở lên rộng rãi và tiết kiệm chi phí đầu tư cho các doanh nghiệp. Một vài môi trường chúng có thể hoạt động tốt như: axit, nước các loại, hóa dầu, hóa chất… môi trường chất rắn như bột mì, lúa, gạo, cám…
Mức sóng đo tối thiểu cao lên tới 40m – `100m trong khi ở cảm biến siêu âm chỉ từ 5m đến 25m.
Độ chính xác cao trong kết quả đo nhờ khả năng triệt tiêu các bước sóng ảo cũng như có góc nghiêng nhỏ chỉ 4 độ.
Sản phẩm có tuổi thọ cao nhờ vật liệu cao cấp, cấu tạo chủ yếu là inox 316L.
Có khả năng chịu nhiệt cao do đó dùng được trong cả môi trường hơi nước.
Nhược điểm
Dòng máy cảm biến đo mức và khoảng cách này có giá khá đắt so với các loại máy còn lại trên thị trường.
Máy đo mức nước bằng điện dung
Máy đo mức nước bằng điện dung là loại máy hoạt động theo nguyên lý điện cực. Chúng được cấu tạo đơn giản và lợi dụng sự lan truyền của điện cực cho ra các kết quả đo mức trong nhiều môi trường khác nhau.
Máy được bọc nhựa PTFE do đó có khả năng bảo vệ cảm biến khá hiệu quả. Nhờ đó, người tiêu dùng có thể an tâm sử dụng.
Ưu điểm
Máy đo mức nước bằng điện dung có khả năng đo trong nhiều môi trường khác nhau từ axit, hóa chất, xăng dầu, các loại nước…. Đặc biệt chúng có thể đo với nhiệt độ cao phù hợp môi trường có sử dụng hơi nước.
Giá thành của dòng máy này khá hợp lý.
Dòng máy có tuổi thọ cao nhờ cấu tạo bao bọc bảo vệ cảm biến khỏi những tác động từ bên ngoài gây hỏng hóc, va đập…
Nhược điểm
Kết quả đo của dòng máy sử dụng nguyên lý điện cực này có kết quả chính xác không cao như sử dụng radar. Do đó, những hạng mục đo cần độ chính xác tuyệt đối không nên lựa chọn sử dụng loại máy cảm biến này.
Cảm biến đo mức nước bằng thủy tĩnh
Cảm biến đo mức nước bằng thủy tĩnh là dòng cảm biến khá được ưa chuộng hiện nay. Đây là dòng cảm biến hoạt động dựa trên nguyên lý áp suất. Chúng được sử dụng trong các tank nước hở.
Chúng được sử dụng bằng cách thả chìm trong các tank nước. Độ cao hay còn gọi là mức nước được quy định 1 bar = 10m. Dựa vào vạch báo của cảm biến xác định được mức nước còn lại trong tank.
Ưu điểm
Kết quả đo chính xác cao nhờ bộ hiển thị, sai số chỉ khoảng 0.1FS.
Rất thích hợp ứng dụng trong các bể ngầm hay hồ thủy điện.
Nhược điểm
Chỉ hoạt động ở nhiệt độ dưới 50 độ C.
Cảm biến đo mức nước bằng áp suất
Cảm biến đo mức bằng áp suất được sử dụng khi tất cả các phương pháp đo mức trên không đáp ứng được điều kiện lắp đặt thì giải pháp duy nhất là dùng cảm biến áp suất để đo mức.
Ngoài việc có thể đo cho nước với density bằng 1 thì cảm biến đo mức bằng áp suất có thể đo cho tất cả các loại chất lỏng khác có density lớn hơn 1 hoặc nhỏ hơn 1. Cảm biến áp suất đo chính xác trong các điều kiện khắc nghiệt nhất khi cài thực tế mà các cảm biến khác không thể đo được.
Ưu điểm :
- Đo chính xác trong hầu hết tất cả các loại chất lỏng
- Thời gian đáp ứng nhanh
- Hiển thị giá trị mức nước & tín hiệu ngõ ra chính xác
- Độ chính xác rất cao với sai số 0.065%
Nhược điểm :
- Giá thành khá cao so với các loại cảm biến đo mức nước khác
- Cần phải có người chuyên môn để cài đặt
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về các loại cảm biến đo mức nước đang được dùng phổ biến trên thị trường hiện nay. Mỗi loại cảm biến đều có ưu nhược điểm với sự thích hợp ứng dụng trong các môi trường khác nhau. Trước khi quyết định lựa chọn người tiêu dùng cần tham khảo thật kỹ mọi thông tin nhằm đưa ra quyết định tốt nhất.
Trong các khoảng cách đo ngắn khoảng cách 2m chúng ta có thể dùng cảm biến mức nước 0-2m bằng sóng siêu âm với độ chính xác cao. Tuy nhiên, cần lưu ý về nhiệt độ và áp suất nếu sử dụng cảm biến siêu âm. Nhiệt độ tối ưu dùng cho cảm biến siêu âm là dưới 80oC và áp suất dưới 1 bar.
Kỹ Sư Cơ Điện Tử
Nguyễn Minh Hoà
Mobi : 097879.5566
Mail : hoa.nguyen@huphaco.vn