Không chỉ có vai trò trong nuôi trồng thủy sản mà máy đo độ mặn còn đóng vai trò cũng khá quan trọng trong ngành trồng trọt và trong công nghiệp. Vậy máy đo độ mặn là gì? Khi sử dụng máy đo độ mặn cần lưu ý những gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về máy đo độ mặn là gì nhé!
Độ mặn là gì?
Độ mặn hay còn gọi là độ muối, chúng được ký hiệu là S‰ (S là tên viết tắt từ chữ salinity – độ mặn) là tổng lượng được tính theo gram của tất cả các chất khoáng rắn (các muối) hoà tan có trong 1000 gam nước. Độ mặn thường được biểu diễn bằng phần ngàn (ppt) hoặc là tỷ lệ phần trăm (%).
Dưới đây là bảng độ mặn của nước:
Nước ngọt |
Nước lợ |
Nước mặn |
Nước muối |
< 0.05% |
0.05 – 3 % |
3 – 5 % |
> 5% |
< 0.5 ppt |
0.5 – 30 ppt |
30 – 50 ppt |
> 50 ppt |
Máy đo độ mặn là gì?
Máy đo độ mặn là một dụng cụ giúp đo được chính xác độ mặn hay độ muối. Trong nông nghiệp, người ta thường dùng máy đo độ mặn để đo độ mặn của nước, nước biển, đất trồng… Trong công nghiệp người ta thường sử dụng máy đo độ mặn để đo độ mặn của nước mắm, muối… Nhằm mục đích chính là sản xuất và chế biến theo mục đích sử dụng.
Tại sao cần phải sử dụng máy đo độ mặn?
Sử dụng máy đo độ mặn là một cách nhanh chóng và dễ dàng để đo độ mặn. Thiết bị kiểm tra độ mặn nước được thiết kế đặc biệt và vô cùng hiện đại để có thể đo chính xác độ mặn trong nước. Dưới đây là một số lý do nên sử dụng máy đo độ mặn:
- Kiểm tra xem nước đó có an toàn cho thủy lợi hay không?
- Giúp xác định mức độ xả nước thải và nước thải đó ảnh hưởng như thế nào đến hệ thống thủy sinh.
Hướng dẫn đo độ mặn bằng khúc xạ kế
Khúc xạ kế kỹ thuật số
Khúc xạ kế kỹ thuật số là dụng cụ dùng để đo độ mặn với độ chính xác cao nhất. Chính vì thế hiện nay nó sử dụng phổ biến trong công nghiệp như sản xuất thuỷ sản, nước mắm, thực phẩm….
Cách đo độ mặn bằng khúc xạ kế kỹ thuật số: Nhỏ vài giọt mẫu nước cần đo lên lăng kính hoặc buồng chứa mẫu. Tiếp theo nhấn phím “Start” trên máy để bắt đầu đo. Sau khi đo xong cần vệ sinh lăng kính một cách sạch sẽ. Tiếp theo là nhấn phím “Zero” để đưa giá trị ban đầu về 0. Bạn cứ lặp lại các bước như thế để tiếp tục đo mẫu khác. Lưu ý: Trước khi sử dụng thì kiểm tra độ chính xác của máy trước.
Khúc xạ kế cơ học
Khúc xạ kế cơ học hoạt động theo nguyên tắc ánh sáng có vận tốc khác nhau phụ thuộc nhiều vào tỷ trọng của môi trường truyền qua. Khi môi trường ít đầy đặn thì ánh sáng sẽ truyền đi nhanh hơn. Khi ánh sáng truyền từ môi trường có tỉ trọng này sang những môi trường có tỉ trọng khác thì ánh sáng sẽ bị quay đi một góc, những tia ánh sáng sẽ bị khúc xạ và hiển thị trên thang đo của khúc xạ kế.
Cách đo độ mặn bằng khúc xạ kế cơ học: Đầu tiên bạn cần nhỏ một vài giọt nước lên trên lăng kính ở phía đầu của khúc xạ kế. Lưu ý nước phải được phủ đều khắp bề mặt và không tạo bọt khí. Sau đó đậy nắp trên lăng kính. Chỉnh độ đi-ốp sao cho phù hợp với góc nhìn. Và cuối cùng là đọc số vạch chuyển màu trên ống ngắm.
Các phương pháp đo độ mặn hiệu quả
Bút đo độ mặn cầm tay
Đặc điểm của bút đo độ mặn cầm tay là:
- Có thiết kế nhỏ gọn, giá thành rẻ, dễ dàng di chuyển trong nhiều môi trường khác nhau.
- Cho ra kết quả nhanh chóng, chỉ mất khoảng vài giây.
- Thực hiện đo giá trị độ dẫn của mẫu sau đó sẽ chuyển đổi nó thành giá trị độ mặn dựa trên đường cong chuẩn độ mặn đã được chọn.
- Cảm biến có hai kim loại titan được phủ màu đen bạch kim nhằm mục đích chống ăn mòn và tăng độ chính xác.
- Đồng hồ được lập trình với hai đường cong hiệu chuẩn tiêu chuẩn là nước biển và clorua natri (NaCl).
Thao tác đo độ mặn bằng bút đo độ mặn cầm tay: Đặt một giọt nước lên cảm biến bằng pipet pasteur. Bạn hãy đảm bảo một điều rằng mẫu đã được phủ đầy lên mặt cảm biến. Ngoài ra phải đảm bảo không có bong bóng nào được hình thành. Sau đó chờ giọt nước ổn định thì sẽ tiến hành đọc kết quả.
Đo độ mặn bằng khúc xạ kế
Có hai loại khúc xạ kế phổ biến hiện nay là khúc xạ kế cơ học và khúc xạ kế kỹ thuật số. Về cách đo 2 loại khúc xạ kế này thì chúng tôi đã giới thiệu cụ thể ở trên nên bạn đọc có thể tham khảo.
Máy đo độ mặn kỹ thuật số
Máy đo độ mặn là phương pháp đo chính xác nhất và hiện nay được sử dụng khá phổ biến. Ưu điểm của máy đo độ mặn kỹ thuật số là dễ dàng sử dụng, có thể tự động chuyển đổi và đo được nhiều thông số chỉ trong một máy duy nhất. Tuy nhiên so với bút đo độ mặn cầm tay thì phương pháp này có giá thành khá cao.
Thao tác đo độ mặn bằng máy đo: Bạn chỉ cần nhúng điện cực vào trong nước mặn. Sau đó nhấn nút bật máy để trên màn hình hiển thị nhiệt độ (°C hoặc °F), độ mặn (ppt) và tỉ trọng. Vậy là chỉ với một bước đơn giản là bạn đã có thể hoàn thành xong bước đo độ mặn bằng máy đo độ mặn kỹ thuật số rồi đấy!
Những lưu ý khi sử dụng máy đo độ mặn là gì?
- Cảnh báo trước khi dùng: Bạn cần đọc kỹ hướng dẫn hoạt động trước khi sử dụng máy đo độ mặn.
- An toàn sử dụng:
- Để máy đo độ mặn xa tầm tay trẻ em. Nếu trong trường hợp trẻ nuốt phải các phần nhỏ của máy thì hãy nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
- Không nhúng máy đo ngập sâu quá vạch “Water Line”. Ngoài ra tránh nước tiếp xúc với phần trên của máy để tránh bị hư hỏng.
- Sử dụng vải mềm hoặc giấy lụa để vệ sinh cho thân máy. Tuyệt đối không được sử dụng các hoá chất như aceton hoặc benzen để vệ sinh máy. Vì điều đó có thể làm chảy nhựa thân máy (nhựa ABS).
- Cảnh báo khi đo:
- Lau khô cảm biến bằng vải khô (mềm) trước và sau khi sử dụng. Luôn luôn giữ khô máy khi không sử dụng.
- Không được để cho cảm biến tiếp xúc với bất kỳ tường (thành) của cốc đo khi đang trong quá trình đo.
- Luôn giữ cảm biến cách thành và đáy của cốc đựng dung dịch đo khoảng 1cm.
- Cảnh báo vận chuyển:
- Đậy nắp bảo vệ khi không sử dụng máy đo độ mặn.
- Không được để máy ở nơi có nhiệt độ, độ ẩm cao hoặc để ở ngoài trời.
- Nếu không sử dụng trong thời gian 1 tháng thì có thể tháo Pin ra khỏi thiết bị.
Trên đây là toàn bộ thông tin về máy đo độ mặn là gì mà thietbikythuat muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng bài viết mang tới cho bạn nhiều kiến thức về máy đo độ mặn và biết cách sử dụng máy đo một cách an toàn!